CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
2.1. Tổng quan về ảnh hưởng của hoạt động đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán
2.1.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1.1 Quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp niêm yết, đăng kí giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong giai đoạn đầu thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài được quyết định tại quyết định số 139/1999/QĐ- TTG ngày 10/6/1999 là 20% trên tổng số cổ phiếu niêm yết nhằm phòng ngừa tác động tiêu cực có thể xẩy ra khi nhà ĐTNN rút vốn đầu tƣ. Năm 2003, tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán đã được nâng lên từ 20% lên 30% tại quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 về tỉ lệ tham gia của ĐTNN vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên tại thời điểm đó số lƣợng các công ty niêm yết còn quá ít và phần lớn đều không hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN nên việc nâng tỉ lệ tham gia của bên nước ngoài đã không có tác động lớn đến thị trường.
Đầu năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam (theo quy định hiện hành tại Nghị định 69/2007/ NĐ-CP, mức sở này không vƣợt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam).
Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt để thực hiện cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém, gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ sở hữu cổ
mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng cổ phần yếu kém được cơ cấu lại vượt quá giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể.
Quyết định số 55/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam quy định:
Nhà đầu tư nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam đƣợc nắm giữ:
- Đối với cổ phiếu: tối đa 49% tổng số cổ phiếu của công ty cổ phần đại chúng.
- Đối với chứng chỉ quỹ đầu tƣ đại chúng: tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tƣ của một quỹ đầu tƣ chứng khoán đại chúng.
- Đối với công ty đầu tƣ chứng khoán đại chúng: tối đa 49% vốn điều lệ của một công ty đầu tƣ chứng khoán đại chúng.
- Đối với trái phiếu: tổ chức phát hành có thể quy định giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành của tổ chức phát hành.
2.1.1.2 Quy định về tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán
Hình thức tham gia
Điều 101 Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK qui định: “Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài đƣợc tham gia góp vốn, mua cổ phần, giúp vốn liên doanh thành lập công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý Quỹ với đối tác Việt Nam. Việc thành lập công ty kinh doanh phải đƣợc UBCKNN cấp giấy phép”..
Tỷ lệ góp vốn
Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được tham gia thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam nhƣ sau:
- Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty chứng khoán. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.
- Chỉ có tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài có nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần thành lập công ty quản lý quỹ. Tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ.
2.1.1.3 Các loại hình tham dự
Mở tài khoản giao dịch, tham gia giao dịch với tư cách là người mua, bán chứng khoán trên thị trường
Khi tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo những quy định của luật pháp Việt Nam và công ty phát hành đối với nhà đầu tƣ Việt Nam.
Mở tài khoản giao dịch, tham gia giao dịch với tư cách là người mua, bán chứng khoán trên thị trường
Trước đây, bên nước ngoài được phép liên doanh với đối tác Việt nam để thành lập công ty chứng khoán liên doanh - trong đó tỷ lệ góp vốn tối đa của phía nước ngoài là 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán liên doanh. Hiện nay, tỉ lệ này đã được nâng lên 49%. Việc nâng tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% chứng tỏ chính sách mở của thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam ngày càng thông thoáng, phù hợp với nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Việc đối tác nước ngoài tham gia kinh doanh chứng khoán với hình thức liên doanh có tác dụng tốt đối với phía Việt nam ở chỗ:
- Chúng ta tranh thủ đƣợc kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh của họ - cái mà chúng ta chƣa có và rất cần học hỏi
- Mức độ tham gia của bên nước ngoài như vậy đảm bảo cho phía Việt Nam trong liên doanh nắm quyền quản lý, chi phối, tránh sự thao túng của đối tác nước ngoài khi chúng ta chưa có kinh nghiệm, thực tế trong kinh doanh chứng khoán.
Các quy định đối với nhà ĐTNN tham gia mua, bán chứng khoán trên TTCK:
Tỷ lệ nắm giữ:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trên TTGDCK đƣợc nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ của một tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch hoặc một quỹ đầu tƣ chứng khoán; đƣợc nắm giữ tối đa 100% trái phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTGDCK.
Quản lý giao dịch của nhà ĐTNN:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung phải đăng ký mã số kinh doanh chứng khoán với Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán thông qua thành viên lưu ký theo quy định của UBCKNN.
Quy trình thực hiện giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài:
Nếu nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản giao dịch chứng khoán (bao gồm cả tài khoản tiền mặt và tài khoản lưu ký chứng khoán) tại công ty chứng khoán phải tuân thủ theo trình tự sau:
Hình 2.1: Trình tự mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho NĐTNN Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM
Bước 1: nộp hồ sơ đăng ký mã số kinh doanh chứng khoán tại công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán sẽ giúp khách hàng hoàn tất hồ sơ và đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ cho TTGDCK. Chậm nhất sau 5 ngày làm việc, TTGDCK sẽ trả lời về việc cấp mã số kinh doanh chứng khoán.
Bước 2: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại (trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt nam) có chức năng kinh doanh ngoại hối.
Bước 3: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán (bao gồm tài khoản thanh toán bằng tiền đồng Việt nam và tài khoản lưu ký chứng khoán) tại công ty chứng khoán.
Bước 4: Đặt lệnh giao dịch tại công ty chứng khoán.
Bước 5: Thanh toán giao dịch, thời gian thanh toán là T+3.
Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký là các Ngân hàng thương mại được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán (trong nước hoặc chi nhánh Ngân hàng nước ngoài), nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký mã số kinh doanh chứng khoán thông qua ngân hàng lưu ký. Sau đó nhà đầu tư mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ và mở tài khoản giao dịch chứng khoán (bao gồm tài khoản thanh
Nộp hồ sơ
đăng ký Mở tài khoản
tiền gửi
Mở tài khoản giao dịch chứng khoán
Đặt lệnh
giao dịch Thanh toán
giao dịch
toán bằng tiền Đồng Việt nam và tài khoản lưu ký chứng khoán) tại ngân hàng lưu ký. Ngân hàng lưu ký sẽ ký một thoả thuận giao dịch chứng khoán với một công ty chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài đặt lệnh giao dịch như bình thường. Nhà đầu tư nước ngoài phải trả phí lưu ký chứng khoán và phí môi giới cho mỗi giao dịch đƣợc thực hiện theo biểu phí của từng công ty chứng khoán.
Từ ngày 1/1/2007, Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực. Theo Nghị định hướng dẫn thi hành, mức vốn điều lệ tối thiểu để niêm yết cổ phiếu đã tăng lên tới 80 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần quy định của Nghị định 144.
Một văn bản khác là Dự thảo Quyết định về việc tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg) đã hoàn tất và trình lên Thủ tướng. Có nhiều thay đổi trong dự thảo lần này so với trước đây. Dự thảo mới nhất có 5 nội dung quan trọng liên quan đến tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty đại chúng nói chung và công ty niêm yết nói riêng, đã đƣợc Ủy ban Chứng khoán và các thành viên thị trường thảo luận và nhất trí cao.
Thay đổi đáng chú ý nhất là trong một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu lên tới 60% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty niêm yết. Các dự thảo trước đây chỉ quy định mức sở hữu này đối với đối tác chiến lƣợc của doanh nghiệp.
Điểm mới thứ hai của dự thảo là quy định nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết trong công ty đại chúng. Nội dung này trước đây quy định là 49% trên vốn điều lệ.
Thứ ba, đối với cổ phiếu không có quyền biểu quyết, nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn khi nắm giữ cổ phiếu không có quyền biểu quyết, miễn là nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua và không cần biểu quyết.
Thứ tư, với chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu sở hữu 100%. Trước đây đối với quỹ đóng, quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49%. Trong dự thảo lần này, không chỉ áp dụng với chứng chỉ quỹ đóng mà mở rộng đối với cả chứng chỉ quỹ mở, quỹ ETF... Trong trường hợp các quỹ có tỉ lệ sở hữu của nước ngoài trên 49% thì được hiểu là nhà đầu tư nước ngoài và phải chịu sự điều chỉnh của luật.
Thứ năm, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được mua nắm giữ công ty chứng khoán tại Việt Nam đến 100% vốn điều lệ, thay vì quy định hiện nay là tối đa 49% và 100%. Nhƣ vậy, nếu dự thảo đƣợc thông qua, điều này đƣợc hiểu là tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được mua nắm giữ công ty chứng khoán tại Việt Nam đến 100% vốn điều lệ, nghĩa là đƣợc phép sở hữu cả trên 49% và dưới 100% vốn điều lệ.