Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

2.1. Tổng quan về ảnh hưởng của hoạt động đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán

2.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.2.1 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam

Các tổ chức phát hành và nhà đầu tƣ là các chủ thể tham gia vào TTCK Việt Nam.

Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty.

- Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện nhƣng công trình quốc gia lớn.

- Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương.

- Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất thương phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu.

Nhà đầu tư

Nhà đầu tư các nhân là những người tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tƣ phải lựa chọn các hình thức đầu tƣ phù hợp với mình.

Các nhà đầu tƣ có tổ chức

Các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ƣu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tƣ và các quyết định đầu tƣ đƣợc thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tƣ là các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành những nhà đầu tƣ chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình.

Các tổ chức kinh doanh chứng khoán Công ty chứng khoán

Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán.

Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn rất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán.

Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Cơ quan quản lý nhà nước

Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. cơ quan này có những tên gọi khác nhau tuỳ từng nước. Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission) hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC - Exchange Surveillance Comission) đƣợc thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA - Financial

Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị địng số 75/CP ngày 28/11/1996.

Sở giao dịch chứng khoán

Hiện nay trên thế giới có ba hình thức tổ chức SGDCK: Thứ nhất: SGDCK được tổ chức dưới hình thức “câu lạc bộ mini” hay được tổ chức theo chế độ hội viên. Đây là hình thức tổ chức SGDCK có tính chất tự phát. Trong hình thức này, các hội viên của SGDCK tự tổ chức và tự quản lý SGDCK theo pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước. Các thành viên của SGDCK bầu ra hội đồng quản trị để quản lý và hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành. Thứ hai: SGDCK đƣợc tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần có cổ đông là công ty chứng khoán thành viên. SGDCK tổ chức dưới hình thức này hoạt động theo luật công ty cổ phần và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng chứng khoán do chính phủ lập ra. Thứ ba: SGDCK được tổ chức dưới dạng một công ty cổ phần nhƣng có sự tham gia quản lý và điều hành của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức, điều hành và quản lý cũng giống như hình thức công ty cổ phần nhƣng trong thành phần hội đồng quản trị có một số thành viên do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đƣa vào, giám đốc điều hành SGDCK do ủy ban chứng khoán bổ nhiệm.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số các chức năng chính sau: - Khuyến khích hoạt động đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán. - Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán. - Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. - Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.

Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán

Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.

Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm

Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đƣa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm.

2.1.2.2 Nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam

NĐTNN tuy chƣa giữ vai trò là yếu tố quyết định nhƣng cũng đã đƣợc coi là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của TTCK Việt Nam. Bảng dưới đây là khối lƣợng và tỉ trọng các loại hình giao dịch của ĐTNN trong những năm vừa qua.

TỶ TRỌNG KHỐI LƢỢNG VÀ GIÁ TRỊ GIAO DỊCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Hình 2.2: Tỷ trọng khối lƣợng và giá trị giao dịch của NĐTNN Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Trong thời gian 14 năm kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, khối lượng giao dịch bình quân/ngày của Nhà đầu tư nước ngoài đã tăng từ 10.000 cổ phiếu lên 7.130.000 cổ phiếu, tăng gấp 713 lần sau 11 năm đi vào hoạt động, giá trị giao dịch của NĐTNN tăng từ 41.000.000 VNĐ lên con số

những con số đáng kể tới, mặc dù trong những năm đầu thị trường chứng khoán mới chỉ bước những bước tiến mang tính chất thăm dò, và cho tận tới năm 2006 đến nay tốc độ phát triển của thị trường mới thực sự bước vào giai đoạn vũ bão.

Quy mô và cơ cầu đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư nước ngoài Quy mô của các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng qua các năm và liên tục tăng trưởng.

- Từ năm 2001 – 2005 có 13 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn gần 1 tỷ USD. Đến tháng 6/2006, đã có 19 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 1.9 tỷ USD đang hoạt động ở Việt Nam. Trong giai đoạn này các nhà đầu tư thường tập trung vào thị trường chứng khoán và bất động sản mà ít đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Lý do là các ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao chưa được phép gọi vốn từ NĐT nước ngoài.

- Năm 2006-2007 có 23 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập mới. Tính đến tháng 11/2009, tại Việt Nam có 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động đầu tƣ thông qua 2 hình thức: qua văn phòng đại diện và đầu tƣ ủy thác thông qua các đại diện giao dịch ủy quyền. Phần lớn các quỹ đầu tƣ không cho vay tiền mà chỉ mua cổ phần và hạn chế đầu tƣ vào các Doanh nghiệp mới thành lập

- Tính đến tháng 6/2011 đã có 105 Công ty chứng khoán đƣợc cấp giấy phép thành lập và có 9 công ty có 49 vốn của nước ngoài. Giá trị danh mục đầu tư năm 2010 của các nhà đầu tư nước ngoài khoảng 6.5 tỷ USD, trong đó:

o Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ chiếm 78%

o Trái phiếu chiếm 10%

o Số dƣ tiền gửi 5,3

Bảng 2.1: Các công ty chứng khoán đã được NĐT nước ngoài mua cổ phần

Tên Công Ty

Đối tác nước ngoài Tỷ lệ

sở hữu

Thời điểm thực hiện

VĐL (tỷ đồng) Woori CB CT chứng khoán và Đầu tƣ Woori (WIS-

Hàn Quốc)

49.00% 2009 135

Golden Bridge Việt Nam GBVS

Golden Bridge 49.00% 2008 135

Kenanga Việt Nam

Kenanga (Malaysia) 49.00% 2009 135

KIS Việt Nam

Korea Investent & Securities Co. (KIS) Hàn Quốc

49.00% 2010 263.6

Morgan Stanley Hướng Việt (MSGS)

Morgan Stanley (Singapore) 48.33% 2008 300

Chứng khoán Việt Nam

Ngân hàng RHB (Malaysia) 49.00% 2008 135

CTCP CK Mirae Asset

Mirae Asset Securities (HK) Limited 49.00% 2007 300

Chứng khoán Vina (VNSC)

VinaCaital Group Ltd 49.00% 2010 185

CTCK Nhật Bản

CTCK Aizawa và Công ty Japan Asia Holding

49.00% 2009 41

Phú Hƣng (PHS)

CX Technology (Đài Loan) 46.00% 2008 300

Nguồn: Ủy ban chứng khoán NN Xu hướng vốn ngoại vào các CTCK đang dần trở thành chủ đề nóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi TTCK Việt Nam đang có mức tăng trưởng đáng kể, cộng thêm việc NĐT nước ngoài hiện đã được phép sở hữu đến 49%

hoặc 100% cổ phần của các CTCK trong nước. TTCK Việt Nam đang tiến đến mức vốn hóa thị trường 100 tỷ USD, giá trị giao dịch hàng ngày ít nhất 100 triệu USD. Đây là ngưỡng để các NĐT nước ngoài so sánh, trong khi những TTCK có vốn hóa và giá trị giao dịch dưới những con số này chỉ được coi là những thị trường non trẻ và không mấy được quan tâm. Thực tế cho thấy, các NĐT nước ngoài hiện đã sở hữu cổ phần tại nhiều CTCK. Đó là chưa kể đến các NĐT nước ngoài đang là cổ đông chiến lƣợc tại các CTCK lớn, nhƣ Dragon Capital tại HSC, Daiwa tại SSI. Bên cạnh đó, CTCK VNDIRECT (VNDS) cũng đã hợp tác với ngân hàng đầu tư CIMB trong lĩnh vực nghiên cứu, phân tích thị trường chứng khoán, dịch vụ giao dịch cổ phiếu, tư vấn doanh nghiệp và thị trường vốn.

Nền kinh tế Việt Nam đã dần ổn định lại và đã xuất hiện những đánh giá lạc quan trong cộng đồng NĐT nước ngoài về triển vọng của TTCK Việt Nam.

Mặc dù quy mô thị trường còn nhỏ, nhiều NĐT có tầm nhìn dài hạn đã quyết định “đặt chân” tại đây. Quy định cho phép các tổ chức nước ngoài được lập công ty 100% vốn tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ chứng khoán cũng sẽ tạo điều kiện cho NĐT nước ngoài dễ dàng thâu tóm các CTCK trong nước.

Tuy nhiên, không nên quá kỳ vọng vào việc NĐT nước ngoài sẽ mua lại CTCK trong nước, vì họ chủ yếu tập trung vào những CTCK tầm trung, do mức độ vốn đầu tư vào các công ty này không lớn. NĐT nước ngoài sẽ đặc biệt quan tâm tới các công ty có mối quan hệ mạnh với các tập đoàn công nghiệp lớn của Việt Nam, để có thể tham gia vào quá trình IPO của các DN này trong tương lai.

M&A là một thách thức lớn, nhƣng cũng là một cơ hội tốt để các CTCK nội địa nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp để cạnh tranh với các CTCK nước ngoài. Điều này chắc chắn sẽ giúp cải thiện chất lƣợng hoạt động của ngành chứng khoán, nhƣ nâng cao các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng quản trị công ty.

Các quỹ đầu tư là phương tiện để nhà đầu tư đưa các khoản tiền của họ vào nhằm có đƣợc yếu tố đầu tƣ đa dạng và điều kiện quản lý chuyên nghiệp.

Nhà đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán mà sẽ chia sẻ hiệu quả sau quá trình mua bán chứng khoán tập trung của quỹ đó. Hiện nay, nhiều công ty quản lý quỹ đầu tƣ tập chung chính vào thị trường Việt Nam như Vina Capital, Mekong Capital, Dragon Capital.

Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu Dragon Capital

Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở Việt Nam. Đây là công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tƣ đã ra đi. Nhƣng Dragon Capital thì ở lại, và đã thành công. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) năm 1995. Đây là quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản hiện nay ƣớc tính khoảng 1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với Sacombank để thành lập VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam. Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tƣ chứng khoán Việt Nam (VF1). Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam là Vietnam Growth Fund Limited (VGF) hiện có tổng vốn 500 triệu USD. Sang năm 2005, Dragon lập thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) có tài sản hiện tại là 340 triệu USD. Quỹ đầu tƣ mới nhất của hãng này là Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited (VRI), từ 2007. Đây là quỹ đầu tiên đầu tƣ vào các công ty kinh doanh về tài nguyên thiên nhiên. Tháng 9 vừa rồi, Dragon Capital đã giới thiệu một chỉ số chứng khoán riêng của mình, chỉ số Dragon Capital VN30 Index (DC VN30 Index), đo lường các thay đổi trên cả 3 sàn giao dịch TP. HCM, Hà Nội và thị trường OTC.

VinaCapital

Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2003 với việc ra đời quĩ đầu tƣ tƣ nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF). VOF là quĩ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tƣ vào Việt

Nam, trong đó ông Robert Knapp, Giám đốc quĩ Millennium Partners (là quĩ đầu tƣ lớn tại Mỹ với số vốn 4 tỷ USD), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất. Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới 65 triệu đô la Mỹ, vƣợt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc. Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tƣ bất động sản với tổng vốn đầu tƣ lên tới 200 triệu USD. Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã chính thức đƣa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt Nam (Vietnam Infrastructure Limited – VIL) lên niêm yết trên sàn chứng khoán thứ cấp London (Alternative Investment Market – AIM). Đây là quỹ đầu tiên giao dịch trên thị trường AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở then chốt của Việt Nam, bao gồm năng lượng, vận tải, nước và viễn thông. Sự kiện này đã nâng số quỹ đầu tƣ mà Vina Capital mở tại Việt Nam lên thành bốn quỹ với tổng số vốn đầu tƣ gián tiếp đã thu hút vào Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD.

Mekong Capital

Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tƣ tập trung vào Việt Nam do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tƣ cả ở Việt Nam và quốc tế thành lập năm 2001. Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam nắm giữ và cũng là cổ đông của công ty.

Indochina Capital

Indochina Capital đã hoạt động ở Việt Nam 15 năm Trong 15 năm qua, công ty đã tiến hành đầu tƣ 1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là các dự án nhƣ Khách sạn Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM), 63 Lý Thái Tổ (Hà Nội)... và nhiều dự án địa ốc khác do công ty đầu tƣ chính; và góp vốn chung với một công ty khác đầu tƣ dự án khu du lịch Nam Hải (Đà Nẵng).

Một số quỹ đầu tƣ chủ yếu Prudential

Quỹ đầu tƣ Prudential (PRUBF1) do Công ty Quản lý Quỹ đầu tƣ Prudential Việt Nam thành lập năm 2006. Trong các quỹ đầu tư của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay, Prudential đƣợc xem là quỹ đầu tƣ lớn nhất với quy mô quỹ vào khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, 65% vốn của quỹ này dành để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, chỉ có khoảng 35% còn lại tương đương với khoảng 175 triệu USD là dành đầu tư vào tài sản vốn và thị trường chứng khoán.

Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL)

VEIL là quỹ đầu tư nước ngoài duy nhất có thời gian hoạt động lâu nhất tại Việt Nam. Quỹ đƣợc thành lập vào tháng 7-1995 với tổng số vốn huy động ban đầu là 35 triệu USD, và trong hơn 10 năm hoạt động đó VEIL đã vƣợt qua khủng hoảng kinh tế khu vực và nâng số vốn huy động lên đến hơn 109 triệu USD. Hiện nay, VEIL là quỹ đứng thứ hai tại Việt Nam về mặt quy mô vốn huy động nhưng lại đứng đầu về lượng vốn hóa thị trường.

Vietnam Growth Fund (VGF)

Quỹ VGF cũng đƣợc quản lý bởi Dragon Capital và thành lập vào tháng 10-2004 với số vốn huy động ban đầu là 60 triệu USD. Cũng nhƣ VEIL, VGF là quỹ đóng và đƣợc niêm yết ở TTCK NCB ở Ailen. VGF có tốc độ tăng vốn khá nhanh so với VEIL, chỉ sau hơn một năm hoạt động quy mô vốn của quỹ đã tăng 66,7% đạt 100 triệu USD.

Vietnam Dragon Fund (VDF)

Dragon Capital cho biết mới vừa thành lập Quỹ VDF vào đầu năm 2006 với số vốn đầu tƣ ban đầu là 35 triệu USD. Quỹ VDF đƣợc huy động vốn bởi các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Đây cũng là một quỹ đóng và đƣợc niêm yết ở TTCK NCB. Mục tiêu đầu tư của VDF tương tự như VEIL là ưu tiên đầu tư vào 5 ngành chính là tài chính - ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính - viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản và hàng tiêu dùng.

Vietnam Opportunity Fund (VOF)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đầu tư nước ngoài đối với thị trường chứng khoán việt nam (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)