CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CÁC LOẠI LÃNG PHÍ TẠI BAN GIẢI TOẢ ĐỀN BÙ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG SỐ 1 ĐÀ NẴNG
3.2 Kết quả hoạt động của Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tƣ xây dựng số 1 Đà Nẵng từ năm 2011 đến năm 2013
3.2.1 Các nguồn thu của Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tƣ xây dựng số 1 Đà Nẵng
Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp hành chính trực thuộc quản lý của Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng. Nguồn thu của Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng gồm các khoản sau: Kinh phí hoạt động, kinh phí phục vụ, khai thác quỹ đất.
3.2.1.1 Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động được UBND thành phố cấp hàng năm gồm các khoản phục vụ cho việc hoạt động của Ban giải toả, gồm các khoản sau:
- Lương cơ bản, bảo hiểm theo quy định hiện hành.
- Tiền nhiên liệu (xăng), sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô…
- Điện, nước, điện thoại…
- Văn phòng phẩm.
- Công chứng, sao lục hồ sơ,…
Số tiền còn lại sau khi chi các khoản trên, được chuyển thành tiền bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên.
3.2.1.2 Kinh phí phục vụ
Kinh phí phục vụ gồm các khoản thu được từ việc thực hiện hồ sơ đền bù giải toả:
- Các hồ sơ thuộc dự án do UBND thành phố giao thực hiện được nhận 400.000đ/hồ sơ.
- Các hồ sơ thuộc dự án do các đơn vị tư nhân, của bộ, hợp đồng ngoài được tính 2% trên tổng giá bồi thường thiệt hại của dự án.
Số tiền thu được từ kinh phí phục vụ được chi thành tiền bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên.
3.2.1.3 Khai thác quỹ đất
Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng không có chức năm thu tiền chuyển quyền sử dụng đất. Theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng, Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng được phép thu chi bù trừ 50% tiền sử dụng đất đối với các lô đất tái định cư và được hưởng UBND thành phố cho trích lại 0,2% tổng số tiền thu tiền sử dụng đất. Khoản thu này là nguồn tiền khai thác quỹ đất.
3.2.2 Kết quả hoạt động của Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tƣ xây dựng số 1 Đà Nẵng trong 3 năm 2011, 2012, 2013
Từ đầu năm 2010 đến giữa năm 2012, thị trường bất động sản có diễn biến phát triển nhanh chóng về số lượng, sản phẩm được đưa ra. Giá bất động sản tăng lên nhanh chóng. Cùng với xu hướng đó, Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tư xây dựng số 1 Đà Nẵng được UBND thành phố giao thực hiện thêm nhiều dự án đền bù giải toả. Đồng thời việc giải toả các dự án được đẩy nhanh tiến độ, khối lượng công việc đạt kết quả rất cao, nguồn thu của Ban Giải toả đền bù năm 2010, 2011 và đến giữa năm 2012 đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên từ cuối năm 2012 đến hết năm 2013, thị trường bất động sản trầm lắng, có dấu hiệu đóng băng, do đó các dự án do Ban Giải toả đền bù thực hiện cũng chậm lại và khó khăn thực hiện, số lượng hồ sơ giải toả ít đi nhiều, nguồn vốn dành cho đền bù giải toả và tiền thu do chuyển quyền sử dụng đất ít đi. Ảnh hưởng đến nguồn thu của Ban Giải toả đền bù.
Qua tìm hiểm, tác giả trích một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động và nguồn thu của Ban Giải toả đền bù như sau:
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu đạt được năm 2011-2013
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Chi đền bù 732.045 564.840 438.330
2 Kinh phí hoạt động 3.250 4.029 4.368
3 Kinh phí phục vụ 1.173 1.135 690
4 Khai thác quỹ đất 386 433 259
5 Số hồ sơ giải toả được 2.935 2.735 1.725
Từ bảng trên, ta thấy kinh phí hoạt động tăng lên theo từng năm. Lý giải điều này là do giá hàng hoá tăng lên, lương cơ bản bản tăng lên (hệ số tiền lương). Do đó phần tiền còn lại của kinh phí hoạt động để dành chi bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên không tăng lên. Điều này đòi hỏi phải có phương pháp làm việc để tiết kiệm hơn, tạo nguồn thu nhập tăng lên.
Các chỉ tiêu chi đền bù, kinh phí phục vụ, khai thác quỹ đất, số hồ sơ giải toả được là phản ánh kết quả cụ thể công việc đạt được. Ở đây từ năm 2011 đến năm 2013, kết quả đã giảm dần. Kết quả này phù hợp một phần với quy luật lên xuống của thị trường bất động sản, nhu cầu sử dụng đất; một phần phản ánh hiệu quả làm việc cán bộ nhân viên. Trong điều kiện luật đai đai, các quy định về việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư và các văn bản hướng dẫn liên càng chặt chẽ, chi tiết, đòi hỏi quy trình làm việc của đơn vị giải toả, khai thác quỹ đất càng phải chuẩn xác và ràng mạch hơn.
So sánh các chỉ tiêu của năm 2011 và năm 2013, kết quả chênh lệch khá lớn (gần 40 đến 50%). Thể hiện sự khó khăn của công việc giải toả đền bù và nguồn thu nhập của cán bộ nhân viên giảm rất đáng kể, ảnh hưởng đến cuộc sống. Điều này, Lãnh đạo Ban giải toả rất quan tâm, mong muốn có hướng thay đổi, cải thiện tình hình, đạt kết quả khả quan hơn.