Những kết quả đạt được của Ngân sách Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 90 - 100)

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở

2.2. Ngân sách Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 1. Khái quát chung tình hình kinh tế – xã hội sau đổi mới

2.3.2. Tác động của Ngân sách Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

2.2.2.1. Những kết quả đạt được của Ngân sách Nhà nước trong điều tiết nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

a. Về lĩnh vực kinh tế: NSNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có nhiều cải cách tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

Một là, về tăng trưởng kinh tế

Trong hai mươi năm đổi mới vừa qua (1986-2005), kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định so với các nước trong khu vực.

Bảng 2.13: Tốc độ phát triển GDP của một số nước châu Á

Quốc gia 1996 1997 1998 1999 2000

Indonesia 7,8 4,7 -13,1 0,8 4,9

Malaysia 10,0 7,3 -7,4 6,1 8,9

Thái Lan 5,9 -1,4 -10,5 4,4 4,8

Singapore 8,2 8,6 -0,8 6,8 9,6

Hàn Quốc 7,0 4,7 -6,9 9,5 8,5

Trung Quốc 9,6 8,8 7,8 7,1 8,0

Việt Nam 9,3 8,2 5,8 4,8 6,8

Quốc gia 2001 2002 2003 2004 2005

Indonesia 3,8 4,4 4,9 5,1 5,7

Malaysia 0,3 4,1 5,3 7,1 5,1

Thái Lan 2,2 5,3 6,9 6,1 4,0

Singapore -2,0 3,2 1,4 8,4 5,7

Hàn Quốc 3,8 7,0 3,1 4,6 3,8

Trung Quốc 7,5 8,3 9,5 9,5 9,3

Việt Nam 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4

Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á-ADB

Tốc độ phát triển của GDP qua hai giai đoạn nghiên cứu đều khá ổn định so với các nước khác trong khu vực: 6,9% năm 2001, 7,1% năm 2002, 7,3% năm 2003, 7,7% năm 2004 và 8,4% năm 2005. Bình quân đạt 7,5 toàn giai

đoạn. Đạt được kết quả này một phần là do chính sách thu-chi thích hợp, góp phần ổn định tình hình xã hội, đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng.

Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực

Chi NSNN thời gian qua đã dần hướng vào trọng tâm, trọng điểm, có tác dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.

Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội (theo giá hiện hành) hàng năm vẫn tăng ở mức độ cao, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh, 35.271 tỷ đồng giai đoạn 1991-1995; 101.349 tỷ đồng giai đoạn 1996-2000 và 240.000 tỷ đồng giai đoạn 2001-2005; trong đó nguồn vốn NSNN đóng vai trò nhất định, nhất là đối với một số lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, biểu hiện rõ nét thông qua sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế giữa các ngành, vùng miền cũng như trong nội bộ từng ngành, từng vùng. Kết quả là thời gian vừa qua mạng lưới giao thông vận tải, bao gồm cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và hàng không cũng như hệ thống bến cảng, kho bãi đều được nâng cấp, chất lượng dịch vụ được cải thiện. Việc cung cấp điện, nước cũng có những bước chuyển biến vượt bậc. Đặc biệt lĩnh vực thông tin liên lạc được hiện đại hoá nhanh, tốc độ tăng trưởng cao. Các kết quả này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo bước ngoặt rõ rệt so với điều kiện cơ sở hạ tầng thời kỳ trước đổi mới.

Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng tăng đáng kể, từ 36,7% năm 2000 lên 42% năm 2005; ngành nông nghiệp giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 19,0% năm 2005; tỷ lệ các ngành dịch vụ được duy trì ở trên mức 38%.

Bảng 2.14: Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 1995 2000 2005

Khu vực nông, lâm, thủy sản 27,2 24,5 19,0

Khu vực công nghiệp, xây dựng 28,8 36,7 42,0

Khu vực dịch vụ 44,0 38,8 39,0

Nguồn: Tổng cục Thống kê Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 12,1%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 21,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%. Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,6%. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng bình quân 7,0%. Đây là ngành kinh tế duy nhất có tăng trưởng kinh tế đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Việc tăng cường vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực dịch vụ đã góp phần phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ có chất lượng cao, dịch vụ công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế trong các ngành và vùng kinh tế theo hướng CNH, HĐH8.

Ba là, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thu ngân sách mà chủ yếu là thuế cũng góp phần định hướng phát triển sản xuất, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Qua ba lần cải cách, hệ thống thuế nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Với việc ban hành Luật thuế Giá trị gia tăng thay cho Luật thuế doanh thu, khắc phục được tính trùng lắp, chồng chéo của thuế doanh thu; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật thuế Lợi tức; áp dụng thống nhất thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) cho mọi thành phần kinh tế, tạo nên sân chơi bình đẳng, tăng tính cạnh tranh; bỏ luật thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài… thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất trong hạn điền. Bắt đầu từ năm 2002, Nhà nước đã miễn giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp và từ năm 2003 đã miễn giảm 100% khoản thuế này, tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng.

Đây có thể coi là khoản chi đầu tư trực tiếp của NSNN cho nông nghiệp để phát

triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo cho tầng lớp nông dân đang chiếm khoảng 75% dân số Việt Nam.

Hệ thống thuế được sửa đổi, bổ sung từng bước phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Các chính sách thuế được đổi mới theo hướng từng bước thu hẹp khoảng cách, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chính sách thuế đã góp phần khuyến khích đầu tư mạnh mẽ, những doanh nghiệp có dự án đầu tư với thời gian trên một năm, chưa phát sinh doanh thu nhưng có số thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn thì được xem xét, giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp; doanh nghiệp mới thành lập được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm tiếp theo; cơ sở kinh doanh mới thành lập ở vùng khó khăn được kéo dài thời gian giảm thuế thêm 2 năm nữa. Các cơ ở kinh doanh đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn (đầu tư trong nước hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 25%, 20% và 15%; đầu tư nước ngoài hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 20%, 15% và 10%), thời gian miễn, giảm thuế dài hơn so với các cơ sở kinh doanh khác. Kể từ ngày 01/01/2004, các mức thuế suất ưu đãi 20%, 15%, 10& trước đây chỉ áp dụng cho đầu tư nước ngoài thì nay sẽ áp dụng chung cho tất cả các cơ sở kinh doanh. Điều này đã khuyến khích mạnh mẽ sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra còn miễn, giảm thuê cho các cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất;

mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi đối với một số sản phẩm công nghiệp trọng điểm như: đóng tàu trọng tải trên 11,5 tấn, động cơ dưới 30 mã lực, sản xuất, lắp ráp ti vi, máy vi tính, phần mềm máy vi tính….

Thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới và mở cửa là vốn đầu tư của Việt Nam gia tăng rõ rệt cả về quy mô tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng sản phẩm quốc nội. Sự đầu tư của NSNN vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội có ý nghĩa to lớn cho việc duy trì và phát triển toàn bộ nền kinh tế. Chi NSNN cho đầu tư phát triển đã hướng vào các công trình thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng, ưu tiên đối với một số ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt của nền kinh tế như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, đầu tư cho các dự án công cộng không thu hồi được vốn, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn…. Chi NSNN cho đầu tư phát triển đã đóng vai trò hạt nhân, hướng dẫn và thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế, đảm bảo đáp ứng yeu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển và tăng trưởng ổn định nền kinh tế.

b. Về mặt xã hội: NSNN là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều tiết trong lĩnh vực thu nhập và góp phần thực hiện công bằng xã hội`.

Một là, thu NSNN thời gian qua không ngừng tăng lên về mặt quy mô, đây chính là điều kiện để tăng chi cho nhiều lĩnh vực. Vốn NSNN đã tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc, tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, như các chương trình kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá trường lớp học, chương trình tôn nền vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long, chương trình phát triển đội tàu Việt Nam, các công trình giao thông chính như đường Hồ Chí Minh, đường Hà Tĩnh-Ngọc Hồi; cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, Nghi Sơn, Cửa Lò, Dung Quất, Liên Chiểu và các cầu lớn như cầu Cần Thơ, cầu Bãi Cháy, cầu Rạch Miếu, các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Bài, Liên Khương…; chú trọng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khí điện đạm, xi măng, thép, thuỷ điện…; các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng sâu, vùng xa và vùng có khó khăn

(khu vực Tây Nguyên, khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Tây Nam Bộ…).

Đầu tư từ NSNN cho các lĩnh vực phát triển xã hội cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Về mặt này, ngay trong thời kỳ trước đổi mới, trong điều kiện nền kinh tế còn rất kém phát triển và tốc độ tăng trưởng trì trệ, Nhà nước vẫn dành cho các lĩnh vực phát triển xã hội sự quan tâm nhất định. Chế độ bao cấp đã cho phép duy trì được một số thành tựu về giáo dục và y tế tương đối tối so với nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế xét theo chỉ tiêu GNP/đầu người. Kết quả này về cơ bản vẫn được tiếp tục duy trì trong suốt thời kỳ đổi mới vừa qua, với quan điểm phát triển xã hội là “tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu…, không chờ đợi đến khi đạt tới trình độ phát triển kinh tế cao mới thực hiện tiến bộ và công bẳng xã hội, càng không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần”.

Theo một công trình nghiên cứu của Chính phủ phối hợp với cơ quan Liên Hợp Quốc đánh giá kết quả thực hiện cam kết của Việt Nam đối với sáng kiến 20/20 của Liên Hợp Quốc9 ghi nhận rằng: “… Mặc dù phải trải qua nhiều năm chiến tranh nhưng giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế cơ sở rất được chú trọng trong chính sách xã hội và chính phát triển của đất nước…. ở Việt Nam dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được thực hiện từ rất sớm, từ năm 1961….

Với việc đầu tư rất sớm vào các dịch vụ xã hội cơ bản, Việt Nam đã tạo dựng cho mình một cơ sở vững chắc để tiếp tục phát triển, được thể hiện rõ trong các chỉ tiêu về y tế vào giáo dục. So với nhiều nước phát triển hơn, Việt Nam có tỷ lệ người biết chữ cao hơn, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và của sản phụ thấp hơn đáng kể và tuổi thọ trung bình cũng cao hơn”10.

Chi cho giáo dục đào tạo được ưu tiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do tăng chi

9 Hội nghị Thượng đỉnh về phát triển xã hội năm 1995 tại Copenhaghen (Đan Mạch) đã đưa ra sáng kiến: mỗi quốc gia cam kết giành 20% chi ngân sách cho các dịch vụ xã hội cơ bản và 20% tổng số tiền viện trợ cho 1 quốc gia chậm phát triển để thực hiện các dịch vụ xã hội cơ bản, gọi tắt là sáng kiến 20/20

NSNN cho giáo dục-đào tạo và sự đóng góp của dân cư nên hệ thống giáo dục- đào tạo ngày càng phát triển, đảm bảo cho việc dạy học của trên 20 triệu học sinh các cấp; đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật, cán bộ quản lý được tăng cường đào tạo và đào tạo lại. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng rộng rãi khoa học, kỹ thuật mới vào các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn.

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia cũng đã được Nhà nước chú trọng quan tâm, nhiều tài trợ đã đầu tư cho các dự án xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và một số nơi khác; chương trình 135 mà chủ yếu là chương trình nước sạch nông thôn đã được cải thiện nhiều, năm 2003 khoảng 1.200 tỷ đồng đã được phân bổ cho 2.342 xã và trong giai đoạn 2001-2004 khoảng 4.910 tỷ đồng đã phân bổ. NSNN dành cho chương trình nước sạch nông thôn giai đoạn 2001-2004 là 880 tỷ đồng…. Năm 2003, 14 triệu hộ nghèo nông thôn đã được dùng nước sạch so với năm 1998 đã tăng ở mức 4,4%. Điều này thể hiện ở mức tăng từ 32% lên 54% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch….

Thành công của các CTMTQG đã tạo điều kiện cho các thay đổi quan trọng diễn ra ở nông thôn và miền núi, trở thành một cấu phần quan trọng trong nỗ lực xoá đói giảm nghèo của Chính phủ ở những tỉnh nghèo nhất. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế giảm từ 58% năm 1993 xuống 28,8% năm 2002, với khoảng 25 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, hoàn thành sớm hơn năm năm so với kế hoạch xoá đói giảm nghèo toàn cầu mà Liên Hợp Quốc đề ra. Chỉ số phát triển con người (HDI) được nâng từ 0,610 năm 1990 lên 0,691 năm 2002; tỷ lệ người lao động (trên 15 tuổi) biết chữ năm 2002 ở thành thị là 99,03%, nông thôn là 95,39%11

Hai là, thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đã điều tiết thu nhập cao để phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp.

Chính sách động viên các nguồn lực tài chính thời gian qua đã được thực hiện theo hướng giảm dần thuế suất nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời đã khắc phục được tính trùng lắp và chồng chéo của Luật thuế lợi tức, tạo sự thống nhất và hợp lý hơn trong việc huy động NSNN, bên cạnh đó Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định áp dụng một mức thuế suất thống nhất và các mức ưu đãi chung cho các thành phần kinh tế, theo đó thực hiện giảm thuế suất phổ thông từ 32% xuống 28% và được áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù thực hiện nâng mức thuế suất từ 25% lên 28 nhưng lại đi kèm với quy định bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nên tỷ lệ huy động chung vẫn tương đối ổn định. Điều này không những thể hiện việc khuyến khích sản xuất phát triển mà còn chứng tỏ việc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã chặt chẽ hơn, khoa học hơn. Đây là một cải cách rất quan trọng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập của nước ta hiện nay.

Hiện nay chúng ta thực hiện việc động viên thuế thu nhập của cá nhân với 3 sắc thuế: thuế thu nhập áp dụng đối với cá nhân kinh doanh, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ tiền lương, tiền công; thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với người có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Sở dĩ chúng ta chưa đưa Luật thuế thu nhập cá nhân vào đời sống vì nhờ cải cách và mở cửa, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người từ 282,1 USD năm 1995 lên 402 USD năm 2000 và hiện đạt khoảng 640 USD/năm. Tuy nhiên, số lượng người giàu ít, đại bộ phận người dân vẫn còn thu nhập thấp (80% dân số có thu nhập 200-300 USD/năm). Chính vì vậy, hiện chúng ta mới chỉ áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, nhằm điều tiết thu nhập chứ chưa ban hành sắc thuế thu nhập cá nhân như nhiều nước đã áp dụng, để tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tích luỹ và làm giàu.

Luật thuế thu nhập cá nhân sẽ đưa vào thực hiện từ năm 2009, nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội, khuyến khích mọi người ra sức lao động, sản xuất, gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)