2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 40 HÀ NỘI
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty rất đáng khích lệ đặc biệt năm 2008 công ty ký đƣợc nhiều hợp đồng với đơn giá cao, số lƣợng lớn, xây dựng đƣợc những định mức về tiêu hao sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất dựa trên mục tiêu “tiết kiệm chi phí” mặt khác công tác quản lý và điều hành sản xuất ở các phân xưởng hợp lý nên doanh thu có mức tăng vượt bậc so với các năm trước và tăng 28,09% so với năm 2007.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: 1000VNĐ
(Nguồn: Báo cáo tài chính, nhân sự, doanh thu của công ty từ năm 200-2008, 4) Do được hưởng chính sách ưu đãi nên 2 năm đầu khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, May 40 đƣợc miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp
Các chỉ tiêu
Thực hiện 2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008 CL TL
(%) CL TL
(%) Tổng doanh
thu 31.324.761 37.985.135 48.654.952 6.660.374 21,26 10.669.817 28,09 Doanh thu
xuất khẩu 27.339.589 33.135.835 41.623.785 5.796.246 21,20 8.487.950 25,62 Các khoản
giảm trừ 45.149 58.391 72.840 13.242 29,33 14.449 24,74 Giảm giá
hàng bán 45.149 58.391 72.840 13.242 29,33 14.449 24,74 Doanh thu
thuần 31.279.612 37.926.744 48.582.112 6.647.132 21,25 10.655.368 28,09 Giá vốn
hàng bán 23.246.556 28.305.312 34.946.802 5.058.756 21,76 6.641.490 23,46 Chi phí sản
xuất 4.846.911 5.478.730 6.530.363 631.819 13,04 1.051.634 19,19 Chi phí kinh
doanh 4.581.746 5.229.639 6.079.077 647.893 14,14 849.438 16,24 Chi phí bán
hàng 2.658.750 3.061.875 3.586.029 403.125 15,16 524.154 17,12 Chi phí quản
lý DN 1.922.996 2.167.764 2.493.048 244.768 12,73 325.284 15,01 Lợi nhuận
trước thuế 3.496.459 4.450.184 7.629.073 953.725 27,28 3.178.889 71,43 Lợi nhuận
sau thuế 3.286.671 4.183.173 7.171.329 896.502 27,28 2.988.156 71,43 Tổng nguồn
vốn 268.856.279 315.589.499 482.969.914 46.733.220 17,38 167.380.415 53,04 TSLN/DT
thuần (%) 10,51 11,03 14,76 0,52 3,73
TSLN/NV (%) 1,22 ,33 1,48 0,10 0,16
TSCP/DT
thuần (%) 14,65 13,79 12,51 -0,86 -1,28
Thu nhập
bình quân 1.050 1.325 1.763 275 26,19 438 33,06
công ty còn tiếp tục đƣợc giảm thuế trong 3 năm 2006, 2007, 2008 công ty chỉ phải nộp 30% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (nhƣng với mức thuế suất ƣu đãi là 20% chứ không phải là 28% nhƣ các doanh nghiệp khác). Đồng thời với việc tăng doanh thu, lợi nhuận tăng rõ rệt qua từng năm. So với năm 2007 lợi nhuận năm 2008 tăng 71,43% chứng tỏ công ty đã có những bước đi đúng hướng. Lợi nhuận tăng, cổ tức cho cổ đông cũng tăng theo và nguồn ngân quỹ của công ty đƣợc bổ sung nhiều hơn củng cố niềm tin cho cổ đông và cán bộ công nhân viên.
Do đặc thù của Công ty là các mặt sản phẩm chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu. Cụ thể doanh thu hàng xuất khẩu năm 2007 tăng 5.796.246 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 21,2% so với năm 2006 và doanh thu xuất khẩu năm 2008 tăng 8.487.950 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 25,62% so với năm 2007. Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, tăng sản lƣợng bán ra qua mỗi năm bằng cách cải tiến sản phẩm, sản xuất ra nhiều loại hàng hoá với sự phong phú về mẫu mã chủng loại, đáp ứng nhu cầu đa dạng, phù hợp với khả năng thanh toán của những khách hàng có mức thu nhập cao, những khách hàng có mức thu nhập trung bình và những khách hàng bình dân. Tuy nhiên vẫn có một số hàng hoá còn tồn kho do số hàng này một phần là hàng lỗi mốt, hàng kém phẩm chất và hàng bán ra không đúng thời vụ. Công ty đã thực hiện chính sách giảm giá nhằm tăng lƣợng khách hàng mua đồng thời giải phóng những mặt hàng còn tồn đọng, tránh tình trạng để lƣợng hàng tồn từ năm này qua năm khác. Các khoản giảm trừ chủ yếu là khoản giảm giá hàng bán, không có hàng bán bị trả lại và không có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Năm 2007 giảm giá hàng bán tăng 13.242 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 29,33% so với năm 2006, năm 2008 giảm giá hàng bán tăng 14.449 nghìn
đồng với tỷ lệ 24,74% so với năm 2007, mức tăng đã giảm so với tỷ lệ tăng năm 2007.
- Chi phí: Tổng chi phí năm 2007 tăng 647.893 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 14,14% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 849.438 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 16,24%. Do đặc tính của Công ty may 40 là loại hình doanh nghiệp vừa thực hiện chức năng sản xuất vừa thực hiện chức năng thương mại. Vì thế chi phí sản xuất chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi chi phí tăng lên nó sẽ biểu hiện ở cả hai mặt tốt và không tốt, nó đƣợc biểu hiện là tốt khi doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc mới và hiện đại, chi cho việc mua nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu tăng lên của sản xuất và tiêu dùng. Nó đƣợc đánh giá là không tốt khi chi phí này chi vào những khoản không mang lại hiệu quả nhƣ lãng phí chi phí cho số lao động bị dƣ thừa, hay chi phí tăng do vƣợt quá định mức cho phép. Nhƣ vậy nếu xét trong mối quan hệ với doanh thu, nếu doanh thu tăng, chi phí tăng nhƣng tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã sử dụng chi phí có hiệu quả. Phần chi phí tăng lên một phần do Công ty mở rộng quy mô kinh doanh, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc mới và hiện đại, nhƣng một phần chi phí tăng lên là để chi trả và thu hút công nhân có tay nghề cao và chi vào việc sửa chữa một số máy móc đã cũ, chi trả thêm các khoản tiền bảo hiểm cho số lao động nữ sinh đẻ.
Mặc dù Công ty đã lập ra kế hoạch mua hàng từ nhiều nhà cung cấp để đủ về số lƣợng và đúng thời gian yêu cầu của sản xuất và tiêu thụ, nhƣng giá vốn hàng bán cũng tăng dần qua các năm. Giá vốn hàng bán tăng đây là một biểu hiện tốt khi giá vốn tăng lên đồng thời số lƣợng mua nguyên vật liệu đầu vào của Công ty cũng tăng lên để đáp ứng cho nhu cầu tăng lên của sản xuất
và tiêu thụ . Một mặt nó biểu hiện là không tốt khi giá vốn hàng bán tăng lên nhƣng số lƣợng nguyên vật liệu đầu vào của Công ty cũng không thay đổi, trong trường hợp này một phần giá vốn tăng lên là do khan hiếm nguyên vật liệu đầu vào nên số nhà cung ứng nâng giá, và một phần giá vốn tăng lên là do một số nhà cung ứng đã không giao hàng đúng thời gian ký kết trong hợp đồng , do sự chậm trễ này Công ty đã phải chuyển mua nguyên vật liệu đầu vào ở một số nhà cung ứng khác với mức giá cao hơn để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất và bán ra cho đúng thời vụ.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: Do doanh thu đều tăng lên qua mỗi năm, chi phí cũng tăng lên nhƣng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của Công ty cũng tăng lên rõ rệt theo từng năm. khoản doanh thu thuần sau khi trừ đi các khoản chi phí, giá vốn hàng bán và các khoản thuế thì phần lợi nhuận sau thuế mà Công ty thu đƣợc ở năm 2007 tăng 896.502 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27,28% so với năm 2006, năm 2008 tăng 2.988.156 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 71,43% so với năm 2007.
Tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu vì thế tỷ suất lợi nhuận đều tăng qua các năm biểu hiện năm 2007 tăng so với năm 2006 là 0,52%, năm 2008 tăng 3,73% so với năm 2007. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Công ty rất có hiệu quả. Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên do đó Công ty đã luôn đảm bảo khả năng trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động, có điều kiện đầu tư thêm vào trang thiết bị máy móc và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó Công ty còn có điều kiện tích luỹ vào nguồn vốn quỹ, tái sản xuất và thực hiện trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng. Kết quả mà Công ty đạt được ở trên trước tiên phải kể đến vai trò của ban lãnh đạo trong Công ty, họ đã có những định hướng, chiến lược và quyết định đúng đắn trong từng bước đi của Công ty và
bên cạnh đó Công ty còn có đội ngũ lao động có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc.
- Thu nhập bình quân: Do doanh thu tăng, lợi nhuận tăng nên mức thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng dần qua các năm, biểu hiện năm 2007 so với năm 2006 mức lương bình quân tăng 275.00đ tương ứng tỷ lệ tăng 26,19%, năm 2008 so với năm 2007 mức lương bình quân tăng 438.000(đ ) tương ứng tỷ lệ tăng 33,06%. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty đang từng ngày phát triển, đời sống của người lao động được nâng cao, được ban lãnh đạo Công ty quan tâm một cách đúng mức thông qua việc khuyến khích bằng tinh thần và vật chất những nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có nhiều sáng tạo trong công việc v.v. Bên cạnh việc khích lệ là kỷ luật nghiêm minh những nhân viên không tuân theo quy chế làm việc của Công ty hoặc có thái độ không tốt làm hƣ hại đến tài sản của Công ty v.v.
Qua kết quả phân tích trên ta thấy rằng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đƣợc đánh giá là tốt bởi doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm và tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên cần xem xét ở mặt không tốt của giá vốn hàng hoá tăng lên. Để phát huy tốt hơn nữa Công tác này Công ty cần phải tìm hiểu kỹ nguồn hàng mua và giá trên thị trường, nên có quan hệ tốt với nhiều bạn hàng trong số đó tìm ra cho mình một bạn hàng chính, bạn hàng truyền thống để phân tán rủi ro, tránh tình trạng hàng mua bị thiếu, bạn hàng không thực hiện đúng theo quy định trong hợp đồng hoặc bị bạn hàng ép giá.
Những kết quả mà Công ty đã đạt đƣợc chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh của Công ty ngày càng đƣợc nâng cao. Đó là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của cả Công ty từ ban lãnh đạo của Công ty đến bộ phận sản xuất, đến bộ phận bán hàng. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa dẫn đến kết quả đó là do sản phẩm của Công ty sản xuất ngày càng có chất lƣợng tốt hơn. Kết quả này
đạt đƣợc là một thành tích của một quá trình cạnh tranh gay gắt, nhằm lôi kéo đƣợc khách hàng về phía mình đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá. Doanh thu của Công ty tăng chủ yếu là do sản lƣợng tiêu thụ hàng hoá tăng lên chứ không phải do tăng giá. Do vậy một phần nào đó có thể khẳng định rằng khả lực cạnh tranh của Công ty đã được nâng cao hơn so với các năm trước.
2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm JACKET của Công ty Cổ phần May 40 Hà Nội xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
2.2.1. Thị trường Mỹ và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian gần đây.
2.2.1.1. Tổng quan thị trường Mỹ.
Với dân số hơn 260 triệu người, nhiều màu da, tôn giáo và ngôn ngữ khác nhau…Mỹ là một xã hội có tính di động, khả năng chủ động thích nghi và sức sáng tạo cao. Một xã hội luôn đổi mới và ƣa thích cái đẹp, vì thế đây chính là đất cho ngành dệt may phát triển ngay cả khi ngành dệt may nước này chiếm một vị trí khá quan trọng trên thế giới.
Khi thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này, ngành dệt may chúng ta cần lưu ý tới việc phân đoạn thị trường, thị hiếu tiêu dùng của người dân để có thể thu đƣợc hiệu quả cao nhất.
* Phân đoạn thị trường: có thể chia thị trường Mỹ thành ba phân khúc chính:
- Giới thượng lưu: Thường mua những nhãn hiệu nổi tiếng, có giá rất đắt nhưng đòi hỏi chất lượng rất cao (thường những mặt hàng này xuất xứ từ Châu âu nhƣ Pháp, Ý, Đức…)
- Giới trung lưu: Có phần dễ tính hơn song nhìn chung họ vẫn chọn mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá thànhtương đối.
- Giới hạ lưu: Yếu tố giá cả quan trọng hơn cả.
*Thị hiếu tiêu dùng
- Có nhu cầu mua sắm định kỳ vào các dịp lế, cuối năm, ở các đợt giảm giá.
- Thích chủng loại đa dạng.
- Kiểu mẫu phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ, thay đổi theo thời gian và khí hậu
- Thích sản phẩm độc đáo và rất nhạy bén với thời trang.
2.2.1.2. Các quy định của Mỹ về hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam (13).
*Thuế nhập khẩu: tuỳ thuộc vào phân loại sản phẩm theo Lịch trình Thuế Điều hoà của Mỹ (hệ thống HS). Hệ thống phân loại mức thuế này sử dụng một hệ thống mã số quốc tế tiêu chuẩn gồm 6 chữ số để xác định chủng loại hàng hoá.
*Quy định về nhãn hàng hoá
Quy định về nhãn hàng hoá chủ yếu theo luật Xác định Sản phẩm Sợi dệt (Textile Fiber Products Identification Act – TFPI) và luật về Nhãn Sản phẩm len (Wool Products Labeling Act – WPL). Trừ một số trường hợp ngoại lệ, tất cả các sản phẩm sợi, đệt khi nhập vào Mỹ đều phải đƣợc đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn hoặc đƣợc ghi những thông tin cụ thể đƣợc quy định trong luật. Có một số loại sản phẩm nhƣ bông đay, sợi tơ nhân tạo và sản phẩm sợi dệt cần phải đáp ứng những qui định thêm về nhãn hàng hóa. Nhà nhập khẩu cần tìm hiểu các quy định cụ thể cho từng loại hàng nhập khẩu.
*Tờ khai xuất xứ hàng hoá dùng cho ủy ban Mỹ phụ trách thực hiệp Hiệp Định Hàng Dệt may (US committee for the Implementation of Textile Agreement – CITA)
Hải quan Mỹ phụ trách về hạn ngạch và hàng dệt may thuộc ủy ban Mỹ phụ trách thực hiệp Hiệp Định Hàng Dệt may - CITA. Tờ khai xuất
này tùy thuộc vào tính chất của việc nhập khẩu. Bao gồm: Tờ khai xuất xứ đơn (single country declaration), tờ khai Xuất xứ Kép (Multiple Country Declaration), tời khai phụ (Nagative Declaration).
*Tiêu chuẩn về hàng dễ cháy
Hầu hết các sản phẩm hàng dệt may nhập vào Mỹ để tiêu thụ đều phải tuân thủ các quy định của Luật về Sản Phẩm Dễ Cháy (Flammable Fabrics Act - FFA). Luật này có qui định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt may. Có một số sản phẩm đƣợc nhập vào Mỹ rồi gia công lại để giảm tính chất dễ cháy của chúng sao cho đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của Luật về Sản Phẩm Dễ Cháy, nếu có điều này phải đƣợc ghi trong hóa đơn hay giấy tờ liên quan khác của lô hàng.
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Nhìn lại quá trình phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ có thể nhận thấy hai mốc đáng nhớ, đó là thời điểm BTA có hiệu lực ngày 10/12/2001 và thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào đầu năm 2007.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ Đơn vị tính: 1.000 USD
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Giá trị 47.400 975.700 1.973.600 2.474.382 2.602.902 3.044.579 4.049.149
(Nguồn: Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 20)
Bảng thống kê trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng vọt hơn 20 lần ngay năm đầu tiên khi BTA có hiệu
lực (từ 47,4 triệu USD lên 975,7 triệu USD), tiếp đó đều duy trì mức tăng trưởng đều đặn đến năm 2006. Sang năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ có mức tăng ấn tƣợng khoảng trên 30% so năm 2006, chiếm khoảng 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Vì vậy trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cho năm 2009, doanh nghiệp nên chủ động đàm phán với các đối tác để nâng giá xuất khẩu, tránh những thiệt hại của giá thấp gây ra. Cùng với đó là hoàn thiện công tác lưu trữ, cũng như việc khai báo hải quan rõ ràng chính xác, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý trong việc thống kê, phục vụ thông tin định hướng và quản lý nhà nước, giúp các doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn Mỹ, thực hiện các đơn hàng có chất lượng và giá cao, lưu ý tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Mỹ tự khởi kiện chống bán phá giá.
*Tình hình xuất khẩu nhóm hàng Jacket.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong tháng 10/08 đã lấy lại đà tăng trưởng, đạt 669 triệu USD, tăng gần 3,5% so với tháng trước và tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhƣ vậy, tính chung 10 tháng năm 2008, xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 6,38 tỷ USD, tăng 29,6% so với 10 tháng năm 2007 và hoàn thành 85% kế hoạch cả năm. Dự kiến, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2008 đạt 7,5 tỷ USD và vƣợt kế hoạch 100 triệu USD.
+ Xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 10/08 đạt 380,9 triệu USD, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng tới 56% so với cùng kỳ năm ngoái. Nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 10 tháng năm nay lên 3,71 tỷ USD, tăng