2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 40 HÀ NỘI
2.3.2. Chi phí sản xuất, kinh doanh của sản phẩm Jacket
Để có thể sản xuất ra thành phẩm một áo Jacket thì Công ty đã phải bỏ ra rất nhiều loại chi phí khác nhau mà nội dung, mục đích của từng loại chi phí đó lại không giống nhau. Do đó công ty đã áp dụng phương pháp phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của từng loại chi phí. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất trong kỳ của công ty chia thành 3 khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp <NVLTT> của công ty là toàn bộ các khoản chi về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất.
- Chi phí nhân công trực tiếp <NCTT>: là toàn bộ các khoản chi phí về tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích lên lương <BHXH, BHYT, KPCĐ> của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ các khoản chi phục vụ cho sản xuất chung và quản lý phân xưởng.
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các khoản chi phí về tiền lương, phụ cấp, các khoản trích trên lương của nhân viên quản lý, thủ kho, nhân viên cấp liệu .. phát sinh tại các phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu: gồm các khoản chi về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế dùng cho quản lý sữa chữa, bảo dƣỡng TSCĐ.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: dùng để phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ xuất cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng như kim may, bàn là.. được bảo quản trong kho.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ các khoản chi về khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng... phục vụ cho sản xuất chung tại các phân xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm toàn bộ các khoản chi về điện, nước, thuê sửa chữa TSCĐ.. phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
+ Chi phí sản xuất khác bằng tiền: gồm các chi phí bằng tiền như cước thông tin liên lạc, vận tải biển, hàng không ...
Bảng 2.6: Bảng Tổng hợp chi phí sản xuất áo Jacket trong tháng 4/2008 tại công ty
Đơn vị tính: 1000VNĐ Khoản mục Khâu cắt Khâu may .... Tổng cộng CPNVLTT 606.845.300 67.339.600 1.086.197.900 CPNCTT 15.007.300 109.156.600 159.507.100 CPSXC 41.085.100 48.923.200 242.427.866
Cộng 662.937.700 225.419.400 1.488.132.866 (Nguồn: Báo cáo tài chính, nhân sự, doanh thu của công ty từ năm 2006-2008, 4)
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ, bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong kỳ hoàn thành theo đơn đặt hàng, sản phẩm dở dang cuối kỳ, ta có bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ áo Jacket.
Bảng 2.7: Bảng tính giá thành sản phẩm Jacket trong tháng 4/2008 Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Khoản mục Giá trị sp dở Chi phí phát Giá trị sản Tổng giá Giá
dang đầu kỳ sinh trong kỳ phẩm dở dang cuối kỳ
thành thành đơn vị CPNVLTT 1.614.891.800 1.086.197.900 1.548.169.500 1.152.920.200 96.077 CPNCTT 321.932.500 159.507.100 294.132.000 187.307.600 15.609 CPSXC 321.500 242.427.866 194.132.000 270.228.366 22.19
Cộng 2.258.756.800 1.488.132.866 2.136.433.500 1.610.456.166 134.205
(Nguồn: Báo cáo tài chính, nhân sự, doanh thu của công ty từ năm 2006-2008, 4) Sản phẩm Jacket của công ty nói chung đƣợc xếp vào nhóm hàng có sức cạnh tranh nhờ lợi thế chi phí lao động/ giờ công tương đối thấp. So sánh với một số đối thủ trong nước thì công ty vẫn có chi phí nhân công lao động tương đối thấp. Chính vì thế giá hàng Jacket xuất khẩu của công ty ở mức vừa phải có thể chấp nhận đƣợc, tuy giá một vài sản phẩm cao hơn chút ít so với đối thủ cạnh tranh, nhưng nhà nhập khẩu vẫn chấp nhận. Trong tương lai chi phí nhân công của công ty bị cạnh tranh bởi chi phí nhân công rẻ của các công ty khác và một số nước trong khu vực như Lào, Myanma, có chi phí thấp hơn.
Tuy nhiên, chi phí nhân công chỉ là một yếu tố tạo nên giá thành của sản phẩm ngoài ra còn có nhiều loại chi phí khác tạo nên, các chi phí này đều ở mức cao hơn các công ty khác như giá nguyên vật liệu đầu vào thường đắt hơn. Trên thị trường Mỹ, các công ty của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn của công ty cũng nhƣ của dệt may Việt Nam nói chung. Một đối thủ cạnh tranh chiếm ƣu thế về giá nguyên vật liệu đầu vào rẻ, do họ có thể trồng và sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ. Chi phí cho nguyên phụ liệu nhập khẩu của công ty ở mức quá cao chiếm hơn 70% tổng giá thành sản phẩm. Do vậy, giá cả sản phẩm của công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn cao, thường cao hơn 10%-15% so với các công ty khác trong khu vực. So sánh với sản phẩm của các doanh nghiệp Trung Quốc sản phẩm của công ty cao hơn 20%-30%.
Công ty cần phải có sự điều chỉnh để giảm chênh lệch về giá giữa sản phẩm
của công ty so với các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.