Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn
Cách khả dĩ nhất, ngồi tại chỗ và lấy thông tin của đề tài bằng cách truy cập vào máy tính, internet, điện thoại, các danh bạ, báo chí và các nguồn thông tin khác do các doanh nghiệp hay các cơ quan đều có một trang web với các thông tin về họ.
Việc thu thập thông tin về người tiêu dùng sẽ khó hơn một chút, nhưng sẽ có một số các trang web của các doanh nghiệp kinh doanh có thể cung cấp các phân tích mẫu về hành vi tiêu dùng. Các hiệp hội thương mại cũng có thể có các thông tin có ích cho đề tài.
2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp 2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Số liệu đƣợc phân nhóm theo nội dung của nghiên cứu này, từ đó tính
toán các chỉ tiêu theo mục đích của nghiên cứu này.
- Phân loại theo các tiêu thức phân tổ và tính toán chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Thực hiện thu thập tài liệu tại các cơ quan liên quan từ Trung ƣơng (Bộ
kế hoạch và đầu tƣ, Bộ tài chính…). Thực hiện tham vấn và thu thập tài liệu ở các cơ quan liên quan tại địa phương. Làm việc để tổng quan tài liệu: gồm các văn bản pháp quy ở cấp trung ƣơng và cấp thành phố quy định về thực hiện Chương trình, bao gồm các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên ngành của các ban ngành của quận, huyện và của thành phố, tài liệu hướng dẫn thực hiện, tài liệu đào tạo… Dựa vào các tài liệu thu thập, tiến hành phân tích, so sánh để tìm ra những sự giống nhau cũng nhƣ những sự khác biệt trong việc thực hiện công tác xây dựng chuỗi cung ứng.
Các số liệu điều tra thu thập đƣợc không mang ý nghĩa thống kê mà chỉ mang ý nghĩa minh chứng cho những đánh giá về công tác xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam.
2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT
Trong các kỹ thuật phân tích chiến lƣợc kinh doanh một trong những mô hình hay sử dụng là mô hình ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ (viết tắt là SWOT). Phương pháp này giúp ta có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đề ra chiến lược một cách khoa học. Các bước xây dựng ma trận SWOT gồm các bước sau:
- Xác định điểm mạnh điểm yếu chính của Doanh nghiệp và những cơ hội, nguy cơ mà Doanh nghiệp gặp phải từ môi trường bên ngoài.
- Đƣa ra các kết hợp từng cặp logic.
- Đƣa ra sự kết hợp giữa bốn yếu tố (nếu có thể).
2.2.3.1. Phân tích điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh là tất cả những đặc điểm, việc làm đúng tạo nên năng lực cho Doanh nghiệp. Điểm mạnh có thể là sự khéo léo, sự thành thạo, là nguồn lực của tổ chức hoặc khả năng cạnh tranh (giống nhƣ sản phẩm tốt hơn, sức mạnh của nhãn hiệu, công nghệ kỹ thuật cao hoặc là dịch vụ khách hàng tốt hơn). Điểm mạnh có thể là tất cả những kết quả của việc liên minh hay sự mạo hiểm của tổ chức với đối tác có sức mạnh chuyên môn hoặc năng lực tài chính - những thứ mà tạo nên khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp.
Sức mạnh của Doanh nghiệp có thể kể đến bao gồm các yếu tố sau:
+ Năng lực tài chính thích hợp.
+ Suy nghĩ tốt của những người mua.
+ Người lãnh đạo có khả năng
+ Những chiến lƣợc đƣợc tính toán kỹ lƣỡng.
+ Mối quan hệ với tổng thể nền kinh tế.
+ Công nghệ, sản xuất và quá trình hoạt động tốt.
+ Những lợi thế về giá.
+ Những chiến dịch quảng cáo tốt hơn +Những kỹ năng sáng kiến sản phẩm + Quản lý chung và quản lý tổ chức tốt.
+ Những kỹ năng, kỹ thuật học cao hơn các đối thủ.
+ Hệ thống thông tin nhạy bén.
+ Sức mạnh nguồn lực của Doanh nghiệp.
Trong thực tế kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp không biết tận dụng triệt để mọi sức mạnh của mình, phân tích điểm mạnh của Doanh nghiệp nhằm xác định xem doanh nghiệp có lợi thế gì hơn so với đối thủ cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả lợi thế đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
2.2.3.2. Phân tích điểm yếu (Weaknesses)
Điểm yếu là tất cả những gì Doanh nghiệp thiếu hoặc thực hiện không tốt bằng các đối thủ khác hay Doanh nghiệp bị đặt vào vị trí bất lợi. Điểm yếu có thể có hoặc có thể không làm giảm khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp mà tùy thuộc vào việc có bao nhiêu điểm yếu thể hiện trong thị trường.
Các yếu tố thường được nói đến trong khi phân tích Marketing là:
+ Không có phương hướng chiến lược sáng sủa nào.
+ Những phương tiện, cơ sở vật chất lỗi thời.
+ Thiếu chiều sâu và tài năng quản lý.
+ Thành tích nghèo nàn trong việc thực hiện chiến lƣợc.
+ Tụt hậu trong nghiên cứu và triển khai (R&D).
+ Chu kỳ sống của sản phẩm quá ngắn.
+ Hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường không phổ biến.
+ Mạng phân phối yếu kém.
+ Những kỹ năng tiếp thị dưới mức trung bình.
+ Không có khả năng huy động vốn khi cần thay đổi chiến lƣợc.
+ Giá đơn vị hoặc giá toàn bộ sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp cao hơn tương đối so với những đối thủ cạnh tranh.
Phân tích điểm yếu của doanh nghiệp để thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc thực hiện chƣa tốt, cần có những thay đổi kịp thời. Doanh nghiệp phải khắc phục hoặc hạn chế điểm yếu của mình trong thời gian trước mắt hay ít nhất là có kế hoạch thay đổi trong tương lai. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng có những điểm yếu mà doanh nghiệp có thể khắc phục đƣợc nhƣng cũng có những điểm yếu mà doanh nghiệp không thể khắc phục đƣợc hoặc có thể nhƣng hiện tại chƣa đủ khả năng. Phân tích điểm yếu chính là để thực hiện thành công điều đó.
2.2.3.3. Phân tích cơ hội của doanh nghiệp (Opportunities)
Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một việc gì đó. Trong thương mại, cơ hội thể hiện sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện khả năng bán đƣợc hàng để thoả mãn nhu cầu của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ. Cơ hội xuất hiện ở khắp mọi nơi, nó rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, dù một tổ chức có lớn đến đâu cũng không thể khai thác tất cả các cơ hội xuất hiện trên thị trường mà chỉ có thể khai thác được các cơ hội phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình. Mặt khác những cơ hội xuất hiện trên thị trường có thể có lợi cho tổ chức này nhưng lại đem bất lợi cho tổ chức khác. Chính vì vậy doanh nghiệp, tổ chức chỉ nên khai thác một hoặc một số những cơ hội hiện có trên thị trường, đó là các cơ hội hấp dẫn.
Cơ hội hấp dẫn trong thương mại là những khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đã và sẽ xuất hiện trên thị trường được xem là phù hợp mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp có đủ điều kiện thuận lợi để khai thác và vƣợt qua nó để thu lợi nhuận.
Cơ hội Marketing là một nhân tố lớn trong hình thành chiến lƣợc của Doanh nghiệp, người quản lý sẽ không thể đưa ra chiến lược đúng cho vị trí của tổ chức mình nếu không nhận biết các cơ hội về sự tăng trưởng, lợi nhuận tiềm tàng trong mỗi một cơ hội. Cơ hội có thể rất phong phú, dồi dào nhƣng cũng có thể rất khan hiếm, nắm bắt đƣợc cơ hội đó hay không phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp riêng biệt. Cơ hội xuất hiện trên thị trường có thể khái quát như sau:
+ Khả năng phục vụ những nhóm khách hàng bổ sung hoặc mở rộng thị trường mới hoặc từng phân đoạn mơi.
+ Những cách mở rộng hàng hoá, sản phẩm để thoả mãn rộng rãi hơn nhu cầu khách hàng.
+ Khả năng chuyển những kỹ năng hoặc bí quyết kỹ thuật học tới những sản phẩm mới hoặc những doanh nghiệp.
+ Việc phá bỏ hàng rào ra nhập những thị trường nội địa và nước ngoài.
+ Sự tự mãn của những đối thủ cạnh tranh.
+ Khả năng tăng thêm nhu cầu thị trường.
+ Nẩy sinh những công nghệ mới.
Phân tích cơ hội là nhằm xác định đâu là cơ hội tốt, cơ hội hấp dẫn để từ đó có những hướng triển khai nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả hơn những doanh nghiệp khác.
2.2.3.4. Phân tích nguy cơ (Threats)
Yếu tố của môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó là những nguy cơ của môi trường. Nguy cơ xuất hiện song song với cơ hội của doanh nghiệp, chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những nguy cơ có thể kể đến gồm:
+ Những đối thủ có giá thấp hơn.
+ Hàng hóa dễ có những sản phẩm thay thế.
+ Sự tăng trưởng thị trường chậm.
+ Chuyển đổi trong những chính sách thương mại, trao đổi với nước ngoài của các quốc gia.
+ Tính dễ bị tổn thương chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Sức mạnh những khách hàng hoặc những nhà cung cấp đang gia tăng.
+ Thay đổi nhu cầu của những người mua và sở thích của họ.
+ Thay đổi của nhân khẩu học...
Các nguy cơ xuất hiện ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, tổ chức, họ chỉ có thể tránh những nguy cơ có thể xảy đến với mình và nếu phải đối mặt với nó thì cố gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Phân tích nguy cơ giúp doanh nghiệp thực hiện những thay đổi, điều chỉnh cần thiết đối với những thay đổi, biến động có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
* Các kết hợp chiến lƣợc của S-W-O-T
Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ta xây dựng các kết hợp chiến lƣợc. Đầu tiên là sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (SO), mục tiêu của kết hợp này là sử dụng điểm mạnh của tổ chức mình để khai thác có hiệu quả nhất cơ hội hiện có trên thị trường. Sự kết hợp thứ hai là sự kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (WO), đây là kết hợp nhằm tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu. Thứ ba, sử dụng điểm mạnh của mình để khắc phục hoặc hạn chế tổn thất do nguy cơ người ta đưa ra kết hợp chiến lƣợc điểm mạnh và nguy cơ (ST). Cuối cùng là kết hợp (WT), kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ, đây là sự cố gắng lớn của doanh nghiệp nhằm nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp ở những khâu, những bộ phận còn yếu kém và cố
gắng khắc phục, hạn chế tổn thất do nguy cơ gây ra.
* Sự kết hợp tổng hợp của bốn yếu tố SWOT
Sau khi tiến hành kết hợp các chiến lƣợc SW, SO, WT, WO công việc tiếp theo là phải có sự kết hợp một cách tổng hợp của cả bốn yếu tố. Sự kết hợp này sẽ đƣa ra những nhận định mang tính khái quát cao, có ý nghĩa lớn cho hoạch định chiến lƣợc. Doanh nghiệp luôn tồn tại với những cơ hội, nguy cơ ở môi trường bên ngoài, có những điểm mạnh nhưng đồng thời cũng có những điểm yếu không thể tránh khỏi. Sự kết hợp SWOT thực sự là sự kết hợp hoàn hảo giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội, lé tránh những nguy cơ khắc phục điểm yếu và tận dụng triệt để sức mạnh của mình. Tuy vậy, trong thực tế các doanh nghiệp thường bỏ qua bước này bởi lẽ việc đưa ra kết hợp này là rất khó khăn nhiều khi không thực hiện đƣợc.