CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
3.2. Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam những năm gần đây
3.2.2. Thực trạng một số chuỗi cung ứng rau an toàn điển hình
* Đánh giá chung về tiêu thụ rau ở khu vực Hà Nội
Tính đến năm 2013, toàn thành phố đã phát triển đƣợc 4.500 ha rau an toàn (trong đó có 4.430 ha đã đƣợc cấp giấy chứng nhạn đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau), 18 vùng sản xuất rau an toàn theo VietGap, duy trì quản lý 11 nhóm sản xuất rau hữu cơ (chủ yếu ở xã Thanh xuân, Huyện Sóc Sơn) với diện tích 12 ha.
Nhu cầu rau của toàn Thành phố Hà Nội khoảng 2.000 – 3.000 tấn/ngày, trong khi mức cung cấp rau an toàn đạt khoảng trên 290.000 tấn/năm. Do đó, nhu cầu về rau an toàn cho người dân Hà Nội là rất bức thiết.
Năm 2013, thành phố có 4.500 ha rau an toàn, sản lƣợng ƣớc đạt 290.000 tấn/năm. Năm 2014, Thành phố cũng đã rà soát và định vị đƣợc thêm 500 ha rau an toàn để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, mức sản lƣợng này chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 30% nhu cầu rau xanh toàn thành phố. Nếu tính chung về sản lƣợng rau Hà Nội tự cung
ứng thì con số này lên tới 60% nhu cầu của người dân. Còn lại 40% được đưa về từ các tỉnh gần Hà Nội như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hưng Yên.
Đáng chú ý, ngoài các nguồn trên, mỗi ngày có khoảng 200 tấn rau, củ Trung Quốc đƣa về các chợ đầu mối rau của Hà Nội. Từ đó, phân phối ra hệ thống các chợ dân sinh trên toàn thành phố.
Nhận định về chất lƣợng rau tại 6 chợ đầu mối của Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, các loại rau củ tiêu thụ tại đây đều không đƣợc kiểm soát về an toàn thực phẩm và nguồn gốc, xuất xứ.
* Chuỗi cung ứng rau an toàn ở khu vực Hà Nội
Hình 3.1: Chuỗi cung ứng rau an toàn khu vực Hà Nội a, Người nông dân, hợp tác xã (HTX)
Nông dân
Chợ
Siêu thị, cửa hàng rau an
toàn, sàn giao dịch HTX
Công ty, doanh nghiệp
Người tiêu dùng
Nông dân Chợ
Công ty, doanh nghiệp HTX
Người tiêu dùng
Tại khu vực Hà Nội có 180.000 hộ sản xuất rau an toàn nhƣng chủ yếu manh mún. Sản phẩm cửa người dân chủ yếu được bán cho các HTX hay các công ty, doanh nghiệp chuyên thu mua rau an toàn, còn lại những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để thu mua sẽ được người dân mang ra chợ dân sinh bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Những sản phẩm người dân trồng ra khi đến trực tiếp tay người tiêu dùng sẽ rất khó lấy được lòng tin của người tiêu dùng nên giá thành sản phẩm rẻ hơn so với cũng sản phẩm đấy mà đƣợc các HTX cũng nhƣ các công ty thu mua sau đó gắn mắc của công ty.
Hiện nay người nông dân đã được nâng cao trình độ kỹ thuật trong việc trồng rau an toàn, nhiều diện tích trồng rau đã đƣợc chuyên canh, mỗi hộ gia đình trồng một loại rau. Cũng có nhiều công ty thu mua rau an toàn đã tự mình cung cấp đầu vào cho các hộ nông dân nhƣ: giống, thuốc bảo vệ thực vật… rồi hướng dẫn, giám sát quá trình trồng rau của người dân để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng bán ra thị trường.
Nhiều HTX đƣợc thành lập cho mục đích trồng trọt rau theo quy trình đảm bảo an toàn. Một số HTX ngoài việc trồng trọt còn xúc tiến tiêu thụ, thu gom sản phẩm của nông dân để cung cấp cho các cửa hàng, siêu thị. Còn về các tổ chức hợp tác xã rau an toàn kiểu cũ thì không có nhiều vai trò trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ.
Nhƣng vấn đề đặt ra hiện nay là, để đƣợc chứng nhận là đạt chuẩn và duy trì đƣợc diện tích trồng rau an toàn là rất khó khăn. Từ việc duy trì đƣợc quy trình trồng rau với rất nhiều đòi hỏi kỹ thuật đến việc lấy đƣợc lòng tin người tiêu dùng làm cho rau an toàn rất khó cạnh tranh được với các loại rau giá rẻ ở chợ. Địa phương gặp khó khăn do nhân lực, kinh phí, trang thiết bị thiếu thốn, việc chứng nhận khó khăn, diện tích sản xuất thì phân tán, khó áp dụng quy trình sản xuất án toàn … hàng loạt khó khăn làm cho người nông dân không tin tưởng vào việc duy trì việc trồng rau an toàn.
b, Công ty doanh nghiệp thu mua
Nhu cầu rau trên địa bàn thủ đô gia tăng đã thu hút nhiều đối tƣợng tham gia vào sản xuât và kinh doanh rau an toàn. Các HTX, công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến rau quả, siêu thị, cửa hàng phân phối rau quả. Hiện tại nhiều doanh nghiệp đã thử nghiệm và đƣa vào vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc rau an toàn tới từng thửa ruộng sản xuất.
Theo số liệu rà soát đến tháng 9/2013, hiện nay Hà Nội có hơn 60 cửa hàng, điểm bán rau an toàn (RAT), sản lƣợng tiêu thụ trung bình từ 50 - 120 kg/cửa hàng/ngày. Có 35 siêu thị đang tiêu thụ RAT, sản lƣợng trung bình từ 80-200 kg/siêu thị/ngày. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp & PTNT đã giao Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Sàn giao dịch rau, quả và thực phẩm an toàn thí điểm mở các điểm phân phối RAT tại các khu dân cƣ, cơ quan. Kết quả đến tháng 10/2013 đang vận hành 72 điểm tại khu dân cƣ, cơ quan, tập trung chủ yếu ở các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàn Kiếm…
Các mối quan hệ trực tiếp từ các công ty bao tiêu đến người tiêu dùng là khâu quan trọng trong chuỗi cung ứng rau an toàn. Các công ty, doanh nghiệp giữa vai trò chủ đạo bao tiêu sản phẩm từ các hộ sản xuất. Công ty có nhà xưởng, có địa điểm sơ chế, dán bao bì, có xe chuyên dụng vẩn chuyển các loại rau. Công ty thường ký hợp đồng với các hộ nông dân sản xuất rau an toàn, sau đó thu mua, sơ chế và cung ứng hàng hóa cho các nơi.
Cũng có một số công ty vì lợi nhuận đã đƣa những loại rau không đảm bảo chất lượng vào siêu thị, cửa hàng để bán cho người tiêu dùng. Họ mua rau thường sau đó gắn nhãn mác của công ty mình để đưa ra tiêu thụ. Chính
Công ty, doanh nghiệp
Siêu thị, cửa hàng rau an
toàn, sàn giao dịch
Người tiêu dùng
những việc làm này đã làm mấy niềm tin của người dân vào rau được gắn mác rau an toàn. Hiện tại ở Hà Nội có rất nhiều cơ sở sản xuất rau an toàn uy tín nhƣng cung - cầu chƣa thực sự gặp đƣợc nhau. Việc các siêu thị, cửa hàng trà trộn rau không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ đã làm mất chỗ đứng cho rau an toàn trên thị trường và người chịu tổn thất ở đây là những người trồng rau an toàn thật sự.
Trước những cấp thiết về việc xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn, từ năm 2012, Hà Nội đã thí điểm triển khai mô hình cung cấp rau an toàn qua sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn. Các điểm giao dịch sẽ niêm yết giá cập nhật, người dân đăng ký mua và hàng sẽ chuyển tới đây hàng ngay theo nhƣ yêu cầu nên không để xẩy ra hàng tồn kho. Sự ra đời của mô hình này đã khắc phục những hạn chế lâu nay trong sản xuất, tiêu thụ nông sản sạch. Các HTX sản xuất nông sản sẽ đăng ký qua Sở NN&PTNT để đƣa sản phẩm của mình lên sàn. Phương thức này giúp cho chuỗi cung ứng bớt được các khâu trung gian, nhờ đó người tiêu dùng không những được nay thực phẩm với giá hợp lý mà điều quan trọng là đƣợc yên tâm về chất lƣợng còn người sản xuất cũng sẽ điều chỉnh được lượng sản phẩm cần gieo trồng để lƣợng cung – cầu hàng hóa đƣợc ổn định. Mô hình này cần đƣợc nhân rộng ra trên toàn khu vực cũng như trong cả nước.
3.2.2.2. Chuỗi cung ứng rau điển hình trên địa bàn Đà Nẵng
* Giới thiệu
Chuỗi cung ứng rau an toàn (RAT) ở Đà Nẵng nói chung và vùng RAT trọng điểm Túy Loan –Đà Nẵng nói riêng hiện nay rất rời rạc. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc giải quyết nhu cầu RAT của người tiêu dùng TP Đà Nẵng và những hộ nông dân trồng RAT. Nhu cầu được thưởng thức RAT đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng và thoát nghèo từ việc sản xuất RAT của người nông dân vẫn còn xa vời.
Chính quyền thành phố Đà Nẵng đã xác định Túy Loan là vùng RAT trọng điểm của Đà Nẵng và đã có những chuyển động cho định hướng này.
Song, cho đến nay, những chuyển động này vẫn thất bại.
* Chuỗi cung ứng rời rạc vùng rau an toàn trọng điểm Túy Loan hiện tại Thành phố đã dùng 20 ha cho Túy Loan nhằm mục đích sản xuất RAT cho TP Đà Nẵng. Thế nhƣng mới chỉ dựng chƣa đến ẳ diện tớch và cũng không hoàn toàn dành cho sản xuất RAT. Điều này do ảnh hưởng của các mắt xích chuỗi cung ứng RAT hiện tại. Hiện nay, mô hình chuỗi cung ứng RAT tại Túy Loan đƣợc diễn ra nhƣ sau:
Chuỗi 1: người nông dân-> chợ -> người tiêu dùng
Hiện tại, RAT tại vùng rau Túy Loan sản xuất với quy mô nhỏ nên hầu hết số rau sản xuất được bán trực tiếp cho các chợ. Người nông dân phải tự thu hoạch và vận chuyển rau tới chợ và bán cho các tiểu thương tại đây. Sau đó RAT được các tiểu thương này bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Với cách bán này, người nông dân khá vất vả, giá thành của RAT so với giá rau thông thường ngang bằng nhau do phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa phân biệt đƣợc sự khác biệt giữa hai loại rau này.
Chuỗi 2: nông dân-> thương lái -> nhà hàng/ khách sạn
Người nông dân được thương lái đến tại vườn rau thu mua trực tiếp.
Sau đó thương lái phân phối lại cho một số quán ăn, quán nhậu, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố. Thông thường với cách phân phối rau như thế này, người nông dân bị các nhà thu mua ép giá với mức giá thấp hơn 10- 30% hay thậm chí là 40-50% so với giá người nông dân bán lẻ, do đó bị tổn thất khá nhiều.
Ở chuỗi thứ hai này cũng không liên tục vì thương lái không có một cam kết gì với từng người nông dân về giá cả, sản lượng. Người nông dân luôn thua thiệt trong giao dịch và các khách hàng tổ chức cũng chỉ biết về rau an toàn hay không thông qua thông tin từ các thương lái.
Chuỗi 3: Nông dân-> HTX-> Khê Thạch -> Người tiêu dùng
Gần đây, sản phẩm RAT còn đƣợc bán cho doanh nghiệp Khê Thạch.
Hợp tác xã là bên đại diện phía người nông dân ký kết hợp đồng với Khê Thạch. Một nhƣợc điểm của chuỗi này đó là chỉ khi nào phía doanh nghiệp có nhu cầu thì họ mới tới thu mua khiến cho người nông dân trở nên bị động trong việc điều tiết sản lượng. Giữa người nông dân và doanh nghiệp cũng không có bất cứ ràng buộc nào nhằm đảm bảo doanh nghiệp sẽ lấy hàng với sản lƣợng cố định, tại thời điểm cụ thể khiến cho chuỗi cung ứng không đƣợc liên tục.
Với chuỗi cung ứng rau an toàn hiện tại. Vai trò thực tế của hợp tác xã hết sức mờ nhạt. Hợp tác xã không hề có cơ chế tạo ra sự kết nối các mắt xích của chuỗi cung ứng. Đây là nguyên nhân then chốt nhất dẫn đến một loạt các khuyết điểm của chuỗi cung ứng hiện tại: rời rạc và không liên tục, không tối đa hóa giá trị của người sản xuất và người tiêu dùng.
3.2.2.3. Chuỗi cung ứng rau an toàn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
* Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, nổi tiếng về lúa, thuỷ sản và cây ăn trái nhiệt đới. Trong những năm trở lại đây, cùng với đa dạng hoá về hệ thống đất canh tác đang diễn ra ở cả nước, người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL cũng đang dần chuyển đổi thế độc canh cây lúa sang trồng một số loại cây rau màu ngắn ngày nhằm tạo ƣu thế cạnh tranh và nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế hộ gia đình (lợi nhuận từ trồng rau thường cao hơn lúa 2-4 lần). ĐBSCL có rất nhiều chủng loại giống thích nghi đƣợc với đất đai, thời tiết của vùng, khí hậu tương đối ổn định, nóng ẩm là điều kiện lý tưởng để phát triển rau nhiệt đới.
Trong thời gian 8 năm gần đây, diện tích rau của ĐBSCL phát triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên biệt cao. Năm 2007, ĐBSCL có 233.809 ha đất trồng rau (khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nước), năm 2014 toàn vùng có 246.240ha đất trồng rau (chiếm 30 % diện tích trồng rau cả nước) lớn nhất nước Việt Nam. Năm 2007 các tỉnh có diện tích trồng rau lớn nhƣ Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31,052 ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24.427 ha, Vĩnh Long 15.000 ha.
Tiền Giang An Giang Sóc Trăng 2007 31.994 ha 31.052 ha 24.427 ha 2014 40.600 ha 37.300 ha 37.700 ha
Nguồn: Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Bảng 1: Diện tích trồng rau một số tỉnh khu vực ĐBSCL
Năng suất rau bình quân ở ĐBSCL 16,25 tấn/ha, cao hơn 4,7% năng suất của các tỉnh phía Nam, sản lƣợng 3.863.097 tấn, chiếm khoảng 30% sản lượng rau cả nước, rau ăn lá chiếm 1.775.630 tấn, rau ăn trái 1.558.692 tấn và rau ăn củ 476.445 tấn (Phạm Văn Dƣ và ctv., 2008), tập trung ở 2 khu vực:
- Vùng rau chuyên canh: tập trung ở thành phố và khu công nghiệp, sản phẩm chủ yếu cung cấp cho dân phi nông nghiệp, vì vậy đòi hỏi phong phú chủng loại và mức độ an toàn sản phẩm cao. Hệ số sử dụng đất cao (4-8 vụ/năm), trình độ thâm canh của nông dân khá cao, nhƣng vẫn còn sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học.
- Vùng rau luân canh: đây là vùng có diện tích và sản lƣợng lớn, cây rau đƣợc trồng luân canh với cây lúa, phát triển tốt trên nhóm đất khá phèn có khuynh hướng ổn định. Hệ số sử dụng đất thấp (2-4 vụ/năm). Chính vì thế ĐBSCL dễ dàng thực hiện qui hoạch chuyển đổi trồng rau màu trên đất lúa, có tiềm năng lớn trong việc mở rộng diện tích rau thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.
- Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như sản xuất trong nhà lưới chống côn trùng, mái lưới che không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố thời tiết bất lợi, trồng rau không cần đất (kỹ thuật thuỷ canh).
Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ tiếp giáp với các tỉnh lân cận và các quốc gia khác trong khu vực. Cũng là điều kiện thuận tiện cho ĐBSCL trong việc mở rộng giao thương, đẩy mạnh sự tiêu thụ hàng hoá, nhất là các sản phẩm nông nghiệp.
* Chuỗi cung ứng rau an toàn hiện tại ở ĐBSCL
Chuỗi cung ứng rau an toàn ở Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ cung cấp cho các tỉnh trong khu vực mà còn xuất đi TP. Hồ Chí Minh (ớt, dƣa leo, dƣa hấu, bí đỏ, cà phổi,…), Hà Nội (dƣa hấu, dƣa lê), Campuchia và Trung Quốc (dưa hấu). An Giang là tỉnh cung cấp rau chính cho thị trường Campuchia, chủ yếu là hành lá và bắp cải, ngoài ra còn xuất khổ qua, dƣa leo, ớt, gừng. Tỉnh Long An và Tiền Giang chủ yếu cung cấp dƣa hấu và dƣa lê cho Trung Quốc.
Hình 3.2: Chuỗi cung ứng rau an toàn khu vực ĐBSCL.
Trong chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL, nông dân là đối tƣợng đóng vai trò nhà sản xuất chính phân phối rau cho hầu hết các đối tƣợng khác trong chuỗi cung ứng. Một số hộ nông dân tham gia vào Hợp tác xã trồng rau an toàn của địa phương, còn phần lớn nông dân đều tự trồng rau và bán ra bên ngoài thông qua hệ thống thương lái. Tuy đóng vai trò là nhà sản xuất chính nhưng người nông dân vẫn sản xuất mang tính nhỏ lẻ, chỉ một số ít người nông dân tham gia vào trồng chuyên canh là nắm đƣợc yêu cầu kỹ thuật về trồng rau an toàn còn lại là hạn chế về kiến thức, kỹ thuật trồng rau an toàn nên đã ảnh hưởng đến chất lượng trồng rau an toàn.
Rau trồng ra chủ yếu được người nông dân bán cho thương lái, chỉ một số ít doanh nghiệp tư nhân thu mua trực tiếp của người dân một cách bài bản.
Khi bán cho thương lái nông dân chủ yếu bán mão vì những đặc điểm tiện lợi của loại hình này so với việc bán lẻ.
Thương lái mua rau ở ĐBSCL chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ, đa số là thương lái đem bán sản phẩm tại địa phương, tới các tỉnh lân cận và lên TP.
Hồ Chí Minh.
Người nông dân bán rau thường đến nhà thương lái thông báo số lượng rau có thể thu hoạch ngày hôm đó. Nếu thương lái đồng ý thì người nông dân thu hoạch sẵn xếp vào các bội hoặc túi ni lông.
Đây là hình thức đƣợc nông dân ƣa chuộng vì lƣợng sản phẩm bán ra thường được tiêu thụ hết bất kể chất lượng sản phẩm đồng đều.
Khách hàng chính của nông dân là thương lái, chủ yếu là thương lái quen lâu năm, chuyên nghiệp, có uy tín “thoả thuận giá cả”. Bên cạnh đó, nông dân cũng có bán cho các thương lái lạ, nhưng thường yêu cầu đặt cọc trước. Điểm mà nông dân không hài lòng nhất về thương lái là hay bị ép giá khi giá thị trường biến động, ngay cả khi đã được thoả thuận trước (bằng miệng).