CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG
4.3. Giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn
Dựa vào điều kiện hiện nay của Việt Nam cũng nhƣ thực tế việc cung ứng rau an toàn ở các địa phương điển hình phân tích ở trên thì chúng ta nên đi theo hướng hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng đơn giản. Cần phải xây dựng đƣợc chuỗi đơn giản một cách tốt nhất thì mới đủ năng lực để phát triển đƣợc các chuỗi phức tạp hơn.
Từ những phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho mặt hàng rau an toàn trong nước ta có thể đưa ra các giải pháp để chuỗi cung ứng rau hoàn thiện hơn nhƣ sau:
4.3.1. Giải pháp cho khâu sản xuất và chế biến rau an toàn
- Quy hoạch vùng trồng rau tập trung: xác định và ổn định đất không bị ô nhiễm, xây dựng quỹ đất, xây dựng cơ sở hạ tầng việc này không những nâng cao giá trị cho việc sản xuất mà còn giúp các nhà trong chuỗi cung ứng dễ dàng tiếp xúc với nhau tăng mối liên kết. Sắp xếp lại việc gieo trồng theo từng nhóm cây để tiện cho việc luân canh.
- Chuyên nghiệp hóa giống rau: cần tập trung vào nghiên cứu và phát triển giống rau có chất lƣợng và năng suất cao, đa dạng hóa các giống rau.
Nghiên cứu các giống rau phù hợp với thổ những từng vùng để đảm báo năng suất cũng như phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đánh giá giống, chất lƣợng giống và các cây đầu dòng; quản lý tốt cây giống, nguồn gen quý để chọn lọc, lai tạo giống tốt cung cấp cho sản xuất.
- Đầu tƣ công nghệ, thiết bị bảo quản rau quả tiên tiến (chiếu xạ, xử lý bằng nước nóng, bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, điều chỉnh;
kho bảo quản lạnh, bảo quản bằng các loại màng an toàn...) để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các thị trường khó tính (Nhật, Mỹ, EU...).
- Tổ chức sản xuất rau theo chuỗi với quy mô lớn; sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lƣợng, áp dụng quy trình sản
xuất an toàn (VietGap, GlobalGap...); gắn kết các DN chế biến, bảo quản, xuất khẩu với vùng nguyên liệu
- Xác định các sản phẩm rau mà thị trường có nhu cầu cao và có lợi thế cạnh tranh như: rau tươi (bắp cải, cà chua, dưa chuột, các loại đậu rau, rau gia vị…); rau chế biến (đông lạnh IQF: dứa, vải, ngô, cà rốt, hành…) để tập trung đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu.
- Rà soát và điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là đối với những loại rau chủ lực và có lợi thế để đảm bảo cân đối với khả năng tiêu thụ, tránh việc mở rộng tự phát và phát triển nóng vƣợt tầm kiểm soát. Đẩy mạnh chuyển đổi đất trồng lúa khó tưới sang trồng các loại rau chủ lực, có thị trường và phục vụ chế biến.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến rau: cần hỗ trợ các địa phương mạng lưới cơ sở chế biến rau vừa và nhỏ để tăng năng suất số lượng rau thu hoạch nhƣ xây dựng kho lạnh, xe chuyên dụng nếu cần vận chuyển rau.
- Phát huy vai trò của các hợp tác xã rau an toàn: hợp tác xã ra đời có thể khắc phục nhiều hạn chế đang tồn tại trong chuỗi rau an toàn nhƣ: sản lƣợng thấp, lợi thế cạnh tranh thấp, chƣa có hợp đồng tiêu thụ... HTX mua sản phẩm của xã viên và HTX và bán lại cho các khách hàng theo hợp đồng tiêu thụ. Bên cạnh đó HTX cũng đóng vai trò là đơn vị cung cấp đầu vào cho các hộ sản xuất.
4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm rau an toàn a. Xây dựng kênh phân phối RAT
- Tiếp cận kênh phân phối hiện đại: Nghiên cứu tiêu chuẩn, điều kiện đối với nhà cung cấp để cung cấp rau an toàn cho hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố nhƣ Big C, Intimex, Co.op Mart, Metro2 ... Các sản phẩm khi muốn vào phân phối ở các tập đoàn siêu thị lớn nhƣ Metro, Big C, Co.op Mart phải đảm bảo đƣợc nguồn cung lớn, ổn định, đảm bảo cung cấp đúng
thời gian và quan trọng là phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lƣợng của siêu thị.
Về lâu dài, nên nghĩ đến việc đƣa yêu cầu các tập đoàn bán sỉ và lẻ cam kết về việc hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đối với sản phẩm địa phương trước khi có quyết định cho phép kinh doanh trên địa bàn. Phân phối qua các cửa hàng, quầy hàng rau an toàn Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng Việt Nam vẫn thường xuyên mua sắm tại các chợ truyền thống, do vậy rau an toàn cần phải đƣợc phân phối tại các chợ truyền thống.
- Giao hàng trực tiếp cho các nhà hàng, trường học, căng tin... Phần trình phát triển chuỗi cũng sẽ có thể tác động vào những người mua/khách hàng ổn định hoặc là các nhà hàng có ý định mua một khối lƣợng nhỏ và thanh toán bằng tiền mặt ngay khi mua hàng, hoặc là các căng tin yêu cầu ít loại rau. Điều này sẽ đảm bảo việc tiêu thụ thường xuyên một khối lượng lớn rau, đồng thời xây dựng năng lực cho các nhóm nông dân trong việc điều phối sản xuất và phân phối rau an toàn. Đối với các hợp đồng lớn, chƣa đủ khả năng cung cấp về mặt số lƣợng, có thể tiến hành ký kết hợp đồng phụ với các nhà cung cấp rau an toàn ở các địa phương khác. Trong trường hợp này, chức năng thương mại của hợp tác xã được phát huy. Để cung cấp rau an toàn cho các kênh tiêu thụ trên, việc định giá bán cũng vô cùng quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu thị trường của đề án, 100% người tiêu dùng được hỏi đều đồng ý sẽ mua rau an toàn với mức giá cao hơn 20% so với rau thông thường.
b. Xây dựng website giới thiệu và cung cấp thông tin về rau an toàn của địa phương để người tiêu dùng có thể biết được về sản phẩm cũng như nhà sản xuất có thể nhận thông tin phản hồi của khách hàng;
- Thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu để khách hàng có thể căn cứ vào mã vạch trên bao bì sản phẩm, tra cứu một gói sản phẩm bất kỳ về HTX, nơi trồng, thời gian thu hoạch…
c. Xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu rau an toàn
Để giải quyết vấn đề thông tin đối với rau an toàn, người sản xuất cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, tiến tới cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm kết hợp với tổ chức giới thiệu rộng rãi các sản phẩm sạch để người tiêu dùng biết rõ về xuất xứ nguồn gốc. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm bắt đầu bằng nhãn hiệu, mã vạch, bao gói để phân biệt với các sản phẩm thông thường. Thương hiệu sau khi được xây dựng cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
4.3.3 Giải pháp hỗ trợ
Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực của mình, vai trò của chính quyền các cấp trong việc hỗ trợ thúc đẩy chuỗi là không thể thiếu, nhất là trong các lĩnh vực đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính và pháp lý...
a, Đầu tƣ cơ sở hạ tầng
- Nâng cấp các đường nối từ đường nhựa lớn vào sát các vùng trồng chuyên canh, tạo điều kiện cho phương tiện vận chuyển rau cỡ lớn hoạt động.
- Hệ thống tưới tiêu, đảm bảo nguồn nước sạch cung cấp cho nông dân.
- Hệ thống tưới phun mưa, đài nước, các giếng khoan, trạm bơm điện, các bể rửa rau.
- Đảm bảo điện đủ cung cấp cho quá trình sản xuất: trạm điện hạ thế ở mỗi vùng, cùng với hệ thống đường dây dẫn.
- Xây dựng nhà ủ phân, xử lý rác thải, nhà kho vật tƣ sản xuất b, Hỗ trợ tài chính và pháp lý
Đối với hợp tác xã rau an toàn việc hỗ trợ này trước mắt nên tập trung vào một số HTX đang hoặc sẽ cam kết trồng rau quả theo phương pháp an toàn, làm thí điểm và nhân rộng các điển hình. Các nội dung hỗ trợ có thể bao gồm:
- Miễn giảm thuế sử dụng đất đối với đất trồng RAT theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ giống, phân bón và các đầu vào khác theo yêu cầu của nông dân. Có thể xem xét quy hiện vật thành tiền để hỗ trợ.
- Hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất bằng các loại máy xới, máy phun thuốc bảo vệ thực vật...
- Hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn ƣu đãi, giảm thuế hoặc có chính sách trợ giá khi cần thiết.
- Trên thực tế, vẫn có rất nhiều hộ nông dân không có đất để sản xuất.
Ngƣợc lại, có nhiều hộ có đất nhƣng lại không có lao động đứng ra sản xuất. Do đó, nên có chính sách cho các hộ nông dân thuê đất để sản xuất rau an toàn.
- Hỗ trợ 100% chi phí để đƣợc cấp Giấy chứng nhận sản phẩm rau an toàn.
- Có chính sách ƣu đãi cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị nhƣ hỗ trợ lãi suất vay, giảm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian đầu mới thành lập.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong ký kết hợp đồng tiêu thụ với nông dân (thông qua hợp tác xã).
c, Tăng cường năng lực của các tác nhân trong chuỗi
- Đào tạo, cho đi học tập thực tế đối với các cán bộ quản lý nhà nước cũng như cán bộ nghiên cứu. Nội dung đào tạo liên quan đến phương pháp phát triển chuỗi giá trị và VietGAP, hỗ trợ đào tạo nông dân thực hành nông nghiệp tốt (GAP); Các khóa học về việc ký kết hợp đồng bằng văn bản, nội dung cơ bản (các điều khoản và điều kiện, cơ sở pháp lý), giải quyết sự cố khi thực hiện hợp đồng. Có thể tập huấn cho các xã viên đại diện của mỗi HTX rau. Sau đó những xã viên này phụ trách truyền đạt lại cho các xã viên/hộ
nông dân khác thuộc HTX mình.
- Đào tạo nông dân, người mua gom, thương lái về các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản rau an toàn.
- Người thu gom được tư vấn hỗ trợ để thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh rau an toàn, đƣợc hỗ trợ trong xây dựng kế hoạch kinh doanh và xây dựng cơ chế quản lý công ty.
d. Truyền bá, nâng cao nhận thức của tác nhân tham gia chuỗi Người sản xuất
- Khuyến khích bà con, tuân thủ nghiêm túc các quy định, tiêu chuẩn sản xuất RAT theo VietGAP: kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, các Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… tuyên truyền qua kênh truyền hình;
sử dụng pano, áp phích tuyên truyền và tiếp xúc, trò chuyện với người dân địa phương…
- Nông dân muốn nâng cao giá trị sản phẩm thì cần phải có những lao động trẻ đƣợc đào tạo tốt về sản xuất nông nghiệp, có khả năng tiếp thu và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong khi đó, lớp nông dân trẻ lại có xu hướng ly nông. Do vậy, cần có những chính sách kêu gọi, nhận lực lại nghề nông đối với người trẻ. Đặc biệt cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa chính sách thu hút nhân lực đối với những đối tƣợng về công tác tại các hợp tác xã nhằm thu hút mạnh mẽ lực lƣợng lao động trẻ, có trình độ
Người tiêu dùng
Sử dụng các kênh truyền hình phát sóng thường xuyên chương trình về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Chương trình nên làm theo dạng gameshow, có các câu hỏi, đố vui, và khách mời với những vấn đề cần thiết nhưng tổ chức một cách thú vị và dễ hiểu. Trong chương trình đề cập tầm quan trọng của việc sử dụng rau an toàn; sau đó, quảng bá về các thương hiệu rau an toàn; chỉ rõ nơi có thể mua đƣợc rau an toàn, cung cấp địa chỉ trang web và kêu gọi người tiêu dùng tiêu dùng rau an toàn.
- Ngoài ra, tiến hành xúc tiến thương mại thông qua việc tổ chức các
hội nghị, thảo luận chuyên đề nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm rau an toàn.
Sau đó đƣa tin trên các báo và truyền hình về các hoạt động nêu trên. Đây là phương thức quảng bá rất hữu ích, qua đó người tiêu dùng hiểu biết thêm về rau an toàn
Ngoài ra cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo giữa các tác nhân trong chuỗi (giữa nông dân và người mua gom; giữa nông dân, người mua gom, đại lý với khách hàng từ các tập đoàn siêu thị lớn), qua đó thông tin đầy đủ về mục đích, các nội dung cũng nhƣ lợi ích của chuỗi.
e. Liên kết để phát triển chuỗi giá trị, phối hợp giữa các địa phương trên cả nước để:
- Trao đổi thông tin về kinh nghiệm sản xuất rau, phối hợp nghiên cứu bổ sung xây dựng quy trình canh tác RAT, trong đó chú trọng quy trình canh tác trong nhà lưới, tiến tới xây dựng quy trình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, ứng dụng những công nghệ mới tiên tiến vào canh tác rau để đạt năng suất, chất lƣợng cao, giá thành hạ.
- Trao đổi thông tin về mùa vụ, cơ cấu chủng loại rau theo mùa, theo vùng để giảm bớt những thiệt hại do sản phẩm rau bị ứ đọng, dội chợ vì sản xuất dư thừa. Thường xuyên thông tin về tình hình sâu bệnh tại vùng sản xuất rau các tỉnh, tình hình sử dụng thuốc BVTV để có phương án kiểm tra, phân tích các mẫu rau về các chợ đầu mối.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thông qua các hoạt động tổ chức phiên chợ, hội chợ, mở nhiều điểm bán lẻ, vận động và thu hút thêm nhiều cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động này
f. Tăng cường công tác marketing, bán hàng để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
- Thành lập bộ phận marketing nhằm thực biện công tác marketing và xây dựng đội ngũ tiếp thị.
- Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm rau an toàn.
- Quan tâm hơn nữa đến công tác quảng cáo, khuyến mãi để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng.