Vận dụng phân tích SWOT đối với chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng rau an toàn ở việt nam (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG

3.3. Vận dụng phân tích SWOT đối với chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam trong quá trình hội nhập

Nhằm đưa ra những định hướng chiến lược cho công nghiệp chế biến rau an toàn, chúng ta vận dụng phân tích ma trận SWOT, cụ thể nhƣ sau:

3.3.1. Những điểm mạnh

- Việt Nam với điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu (nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc) với nhiều chủng loại rau an toàn đặc trưng, có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới;

- Nhiều sản phẩm rau an toàn chế biến đƣợc sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, chất lƣợng và kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm ngày một nâng cao;

- Tốc độ phát triển của ngành hàng này rất nhanh, đặc biệt ở những vùng trọng điểm: Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên;

3.3.2. Những điểm yếu

- Công nghệ trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến rau an toàn còn rất lạc hậu. Hệ quả là, chất lƣợng rau an toàn thấp, mẫu mã không đẹp, quy cách không đồng đều, khối lƣợng nhiều, nhƣng tỷ lệ hàng hoá còn thấp;

- Tỷ lệ hao hụt trong khâu thu hoạch và bảo quản vẫn còn cao, dẫn đến giá thành rau an toàn chế biến cao;

- Thiếu chiến lƣợc xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chủng loại hàng còn dàn trải. Chƣa có đầu tƣ toàn diện cho phát triển sản xuất và xuất khẩu rau an toàn chế biến;

- Tổ chức liên kết trong sản xuất, kinh doanh rau an toàn chƣa bảo đảm tạo ra sức mạnh tổng hợp cũng nhƣ chƣa bảo đảm mối liên hệ sản xuất giữa các ngành, các khâu trong phát triển chế biến rau an toàn;

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rau an toàn còn chƣa hiểu biết nhiều về nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Thị trường

trong nước còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là nhóm mặt hàng đã qua chế biến.

3.3.3. Những cơ hội

- Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức hợp tác khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và đang tích cực các vòng đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO);

- Nhu cầu trái cây của thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU còn rất lớn và có xu hướng tăng lên, trong đó có rau an toàn chế biến;

- Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng rau an toàn ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và những đòi hỏi cao về chất lƣợng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau, quả chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp;

- Chính phủ có Chương trình phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010 theo Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ; Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và đặc biệt Bộ NN

&PTNT đã và đang có những chính sách tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp;

3.3.4. Những nguy cơ

- Tiêu chuẩn VSATTP đối với mặt hàng rau an toàn bao gồm rau tươi và đã qua chế biến ngày càng cao, khắt khe và phức tạp, đặc biệt là đối với thị trường nước ngoài.

- Nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau an toàn trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ... Vì vậy, sản phẩm Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt ở những thị trường này;

- Những đối xử bất công của những nước công nghiệp phát triển với những nước đang phát triển trong trao đổi thương mại quốc tế.

Từ những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cũng nhƣ nguy cơ trên, chúng ta có một số định hướng cho ma trận SWOT như sau:

Định hướng chiến lược phát triển công nghiệp chế biến rau an toàn là

“ƣu tiên cho đầu tƣ đổi mới công nghệ phù hợp, trên cơ sở tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh phù hợp với nhu cầu thị trường khu vực và thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

Với tƣ duy ngƣợc chiều của ma trận SWOT là ma trận TOWS, theo tôi, một định hướng chiến lược cho ngành hàng chế biến rau an toàn là, lấy yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu làm mục tiêu để phấn đấu trong quá

trình hội nhập, từ đó đầu tƣ phát triển công nghệ chế biến phù hợp, khắc phục những yếu kém về sức cạnh tranh của sản phẩm rau an toàn chế biến trên cơ sở tận dụng những lợi thế về sản phẩm rau an toàn nhiệt đới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng rau an toàn ở việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)