Đa dạng hóa chủng loại thẻ phát hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 83 - 96)

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH

3.3. Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

3.3.5. Đa dạng hóa chủng loại thẻ phát hành

Đa dạng hoá sản phẩm thẻ không chỉ là mục tiêu theo đuổi của Techcombank mà còn là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng thương mại khác trên thị trường thẻ. Nhất là khi tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt trong hoạt động thanh toán, giao dịch của người dân vẫn còn tồn tại thì các ngân hàng kinh doanh thẻ càng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc đáp ứng các nhu cầu của người dân để thay đổi thói quen dùng tiền mặt. Thẻ ngân

hàng cần phải đƣợc đa dạng hoá phù hợp với các đối tƣợng khách hàng để có đƣợc những ƣu điểm, tiện ích vƣợt trội so với việc sử dụng tiền mặt.

Khách hàng sử dụng thẻ của Techcombank hiện nay mới chỉ dừng ở:

Sinh viên, công nhân viên chức và người đi làm, doanh nhân, người có thu nhập cao. Vì vậy trong thời gian sắp tới Techcombank cần phải hướng tới các nhóm khách hàng tạm thời đang bị bỏ qua đó là: nhóm khách hàng tuổi teen (từ 15 – 18 tuổi) và những người đi làm có những đặc tính tiêu dùng khác nhau chƣa đƣợc quan tâm, nên vẫn chƣa có những sản phẩm thẻ đi vào chi tiết phù hợp. Vì thế trong thời gian sắp tới Techcombank có thể đƣa ra một số loại thẻ thanh toán khác nữa nhƣ:

*Thẻ dành cho nhóm tuổi teen (15-18 tuổi): Đây là nhóm khách hàng đang ở độ tuổi đi học, tài chính vẫn phụ thuộc vào gia đình, mức chi tiêu vào khoảng 500.000 VNĐ/tháng. Nhóm này có nhu cầu chi tiêu chủ yếu: đóng học phí, mua sắm quần áo, vui chơi, quà tặng… Vì vậy sản phẩm thẻ dành cho nhóm này cần là một dạng thẻ trả trước chỉ có tài khoản trả mà không có tài khoản cá nhân, thuận tiện cho việc mua sắm. Thậm chí có thể đƣợc giảm giá đặc biệt dành cho những nơi chuyên dành cho tuổi Teen. Thẻ này cần đƣợc thiết kế trẻ trung bắt mắt, tiện dụng.

*Thẻ dành cho đối tƣợng khách hàng là sinh viên (18-22 tuổi): đây là nhóm khách hàng có mức chi tiêu: 1triệu VNĐ/tháng. Phần lớn chi tiêu vào việc học tập, mua sách vở, quần áo, vui chơi, bạn bè, chi tiêu cá nhân và đóng học phí. Sản phảm cho nhóm này nên là sản phẩm liên kết với các trường đại học để phát hành thẻ, và dùng thẻ này để thanh toán cho học phí, hoặc dùng nhƣ thẻ sinh viên, thẻ thƣ viện (có dập nổi tên sinh viên, số chứng minh thƣ nhân dân hoặc mã số sinh viên.

*Thẻ dành cho nhóm công nhân, người lao động (18-45 tuổi): Mức thu nhập thường khoảng 3triệu VNĐ/tháng. Thẻ phát hành cho nhóm này nên

được phát hành dưới dạng liên kết với các doanh nghiệp để trả lương cho công nhân qua thẻ.

Với việc đa dạng hoá chủng loại thẻ Techcombank sẽ hoàn toàn đáp ứng được những khe hở của thị trường thẻ, chiếm lĩnh đoạn thị trường hiện tại chƣa bị bao phủ này. Điều này sẽ giúp nâng cao thị phần, uy tín và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh trong tương lai.

3.3.6. Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ

Hiện tại, chỉ có mạng lưới siêu thị và nhà hàng là có độ chấp nhận thẻ tương đối cao, nhưng thị trường này cũng bị các ngân hàng khác khai thác đến mức bão hòa. Một siêu thị có khi đến ba, bốn ngân hàng cùng đặt máy thanh toán thẻ khiến việc đầu tƣ trở nên lãng phí.

Để chủ thẻ có chỗ chi tiêu, Techcombank cần phải đẩy mạnh phát triển mạng lưới sang cả các loại hình đơn vị vốn không phải là truyền thống trên thị trường địa bàn thành phố như cửa hàng điện tử, quần áo thời trang, mỹ phẩm, trung tâm ngoại ngữ, đặc biệt là các nhà hàng… Thời gian đầu, chắc chắn hiệu quả hoạt động của các loại hình đơn vị chấp nhận thẻ này không thể cao bằng các đơn vị chấp nhận thẻ cho khách nước ngoài như khách sạn, cửa hàng lưu niệm. Nhưng chúng ta phải quan niệm rằng đầu tư vào các đơn vị chấp nhận thẻ ( ĐVCNT) phục vụ chủ thẻ trong nước, phục vụ người Việt Nam mới là cách đầu tư lâu dài, bền vững và cũng là đầu tư để phát triển thị trường thẻ, phát triển số người sử dụng thẻ.

Một vấn đề cần đặc biệt chú ý là ngoài việc phát triển về diện rộng, chính sách phát triển về chiều sâu cũng cần đƣợc quan tâm.

Trước hết việc tập trung vào những ĐVCNT có doanh số cao cũng hết sức quan trọng. Ngân hàng cần có những chính sách khách hàng hợp lý để toàn bộ các ĐVCNT này chỉ thanh toán qua Techcombank, không sử dụng dịch vụ của các Ngân hàng khác nữa, đảm bảo không phải đầu tƣ thêm mà lại

tăng đáng kể doanh số nguồn thu phí. Chẳng hạn, ngân hàng nên dành cho họ những ƣu đãi trong hoạt động giao dịch khác với ngân hàng nhƣ ƣu đãi trong hoạt động cho vay, thanh toán… Ngoài ra khi ký hợp đồng với ĐVCNT có thể thực hiện giảm giá với tỷ lệ phần trăm nào đó cho khách hàng sử dụng thẻ do Techcombank phát hành. Sau đó ngân hàng sẽ bù giá cho ĐVCNT, ghi có vào tài khoản của ĐVCNT toàn bộ số tiền hàng hóa, dịch vụ theo giá gốc; khi đó ĐVCNT sẽ tăng đƣợc doanh thu từ đối tƣợng khách hàng là chủ thẻ do Techcombank phát hành và lƣợng khách hàng tới làm thẻ tại Techcombank cũng sẽ tăng để mua hàng hóa với giá rẻ. Khi thẻ do Techcombank đƣợc phát hành nhiều, người dân đã biết đến thẻ một cách rộng rãi và nhận biết được các tiện ích do thẻ mang lại, Ngân hàng sẽ dần điều chỉnh mức bù giá cho ĐVCNT và tiến tới sẽ không bù giá nữa đồng thời bắt đầu thực hiện thu phí dịch vụ thanh toán từ ĐVCNT và thu phí khác từ chủ thẻ để cho công tác phát hành – thanh toán thẻ của Ngân hàng thực sự đem lại lợi nhuận.

Với chung cả mạng lưới ĐVCNT, Techcombank nên thực hiện các chương trình trao thưởng cho những ĐVCNT nào có doanh số cao và ổn định, thực hiện cộng điểm thưởng với những ĐVCNT hoạt động hiệu quả…

Ngoài ra Techcombank cũng cần định kỳ cho người xuống các ĐVCNT để kiểm tra và bảo dƣỡng máy, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc để kéo dài thời gian sử dụng và để xem thực tế ĐVCNT sử dụng thiết bị có hiệu quả không. Cũng cần hướng dẫn đào tạo cho nhân viên của ĐVCNT về cách sử dụng máy, cập nhật những thông tin mới về tình hình thẻ giả mạo… để nâng cao hiệu quả của ĐVCNT.

3.3.7. Triển khai tốt hoạt động marketing về kinh doanh thẻ

Trên thị trường kinh doanh thẻ, khách hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển dịch vụ, do đó, công tác Marketing hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường là vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển nghiệp vụ kinh doanh thẻ của các ngân hàng nói chung và Techcombank nói riêng.

Trong nghiệp vụ kinh doanh thẻ, để thu hút khách hàng, Techcombank cần xem xét một số vấn đề trong quy trình nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ, đơn giản hóa các thủ tục chứng từ, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng đến giao dịch.

Ngân hàng cũng có thể thực hiện các chương trình khuyến mại hay dịch vụ đi kèm nhằm tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác. Tiếp tục phát huy các lợi ích khách hàng được hưởng từ dịch vụ thẻ mà Techcombank đang áp dụng, đề ra các chương trình mới nhằm đánh vào tâm lý người dân là luôn mong muốn đƣợc sử dụng hàng rẻ, hàng khuyến mãi nhƣng chất lƣợng đảm bảo,…

Techcombank cần nỗ lực hơn nữa trong việc tìm đến khách hàng thay vì chờ khách hàng tìm đến với mình. Để làm tốt công tác này, các đơn vị Techcombank cần thành lập một nhóm khảo sát thị trường, nhằm khai thác lƣợng khách hàng tiềm năng trên địa bàn và các vùng lân cận, tiếp xúc tực tiếp với khách hàng để nắm bắt nhu cầu từ đó giải thích những thắc mắc của họ tạo cảm giác tin tưởng và thoải mái nơi Ngân hàng.

Đây chỉ là những giải pháp mang tính chất ngắn hạn vì diễn biến kinh tế ngày càng phức tạp cũng nhƣ sự phát triển công nghệ ngày càng hiện đại.

Vì thế cần phải nỗ lực nghiên cứu để tìm ra các biện pháp mới.

3.4. Kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

3.4.1.1. Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Một môi trường kinh tế xã hội ổn định là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Kinh tế xã hội ổn định và phát triển thì đời sống của người dân sẽ đƣợc cải thiện, có điều kiện tiếp xúc với các công nghệ thanh toán hiện đại của ngân hàng. Khi đó ngân hàng có điều kiện để mở rộng đối tƣợng phục vụ của mình.

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một thị trường tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện cho các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ được phát triển hơn.

3.4.1.2 .Xây dựng văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia trong lĩnh vực thẻ

Thị trường thẻ Việt Nam còn mới phát triển nên tình trạng thẻ giả mạo, rủi ro liên quan đến thẻ chưa nhiều. Tuy vậy với sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường thẻ trong thời gian tới thì việc xảy ra rủi ro là điều không tránh khỏi. Vì vậy Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng pháp luật, các văn bản dưới luật về kinh tế, bổ sung các luật hiện hành, bộ luật hình sự cần đƣa vào các khung hình phạt cho các tội phạm liên quan đến thẻ nhƣ:

sản xuất, tiêu thụ thẻ giả mạo, lấy trộm thông tin thẻ cũng nhƣ thực hiện các giao dịch thẻ giả mạo…

3.4.1.3. Đưa ra các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ

Chính phủ cần có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như thắt chặt quản lý tiền mặt, tăng chi phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác, ƣu đãi đối với các dịch vụ thẻ. Và chính phủ cũng sẽ là người tiên phong trong việc đưa các khoản chi tiêu từ ngân sách hay giao dịch thanh toán công cộng định kỳ thực hiện qua các tài khoản, chẳng hạn Chính phủ có thể trả lương cho cán bộ hưu trí ở các thành phố qua thẻ, việc này sẽ mang lại rất nhiều tiện ích, tiết kiệm chi phí cho việc trả lương cho nhà nước. Với việc các khoản chi tiêu của Chính phủ được thực hiện thông qua tài khoản thì các khoản chi tiêu không lành mạnh, thiếu minh bạch sẽ dễ dàng bị phát hiện, đồng thời giảm các chi phí hành chính, chi phí giao dịch, tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.

Chính phủ cũng cần áp dụng các biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với các tổ chức cá nhân đƣợc phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ

thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của toàn nền kinh tế. Ví dụ, hiện nay nên quy định đối với cá nhân thanh toán trên 10triệu đồng, tổ chức trên 50triệu động phải thực hiện qua tài khoản.

3.4.1.4 .Đưa ra chính sách tài chính thích hợp khuyến khích các ngân hàng thương mại phát triển các dịch vụ ngân hàng

Mức thuế thu đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng cũng nên đƣợc điều chỉnh giảm xuống đối với các chi nhánh Ngân hàng thương mại đang hoạt động ở các vùng nông thôn nói chung để khuyến khích các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh đầu tƣ, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Khoản thuế đƣợc giảm đó dành cho đầu tƣ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và dịch vụ thanh toán.

3.4.1.5. Đầu tư cho hạ tầng cơ sở

Nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cho phù hợp với xu thế phát triển chung đã không còn là vấn đề riêng của một ngành mà là của cả nước. Do không có định hướng ban đầu nên cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống ngân hàng chƣa có sự đồng bộ từ cấp trung ƣơng đến cấp cơ sở, các phần mềm, phần cứng giữa các ngân hàng tồn tại nhiều điểm không tương thích. Sự thiếu đồng bộ này khiến các ngân hàng áp dụng cơ sở quản lý khác nhau với chuẩn mực khác nhau, gây khó khăn cho liên kết giữa các ngân hàng. Đặc biệt trong sản phẩm thẻ thì liên kết giữa các ngân hàng mới lưu thông được mạng lưới thanh toán, phát triển thị phần. Vì vậy, Nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng.

Riêng đối với lĩnh vực thẻ, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích cũng nhƣ hình thức hỗ trợ các ngân hàng đầu tƣ phát triển và trang bị các máy móc thiết bị phục vụ thanh toán, phát hành thẻ mà nếu chỉ có ngành ngân hàng thì không thể đáp ứng nổi.

3.4.1.6. Đầu tư cho hệ thống giáo dục

Việc phát triển nhân tố con người rất quan trọng. Việc này sẽ giúp đào tạo đƣợc đội ngũ lao động có trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của quá trình phát triển. Nhà nước cần khuyến khích các trường đại học mở ra những ngành học chuyên môn về thẻ ngân hàng, công nghệ thẻ.

Phát triển hệ thống giáo dục vừa nâng cao trình độ dân trí để nhanh chóng tiếp cận đƣợc với công nghệ thanh toán hiện đại của Ngân hàng vừa giúp Ngân hàng có đƣợc những cán bộ có trình độ giúp phát triển hoạt động kinh doanh.

Tóm lại: sự trợ giúp của Nhà nước là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp. Nếu có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ về chính sách thuế, quy định về pháp luật… để các NHTM có định hướng triển khai các dịch vụ thẻ thanh toán, góp phần phát triển kinh tế xã hội lâu dài thì nhất định dịch vụ này sẽ thu đƣợc kết quả khả quan.

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.4.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

Hiện tại Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN về “QUY CHẾ PHÁT HÀNH, THANH TOÁN, SỬ DỤNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG THẺ NGÂN HÀNG” do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 15 tháng 5 năm.

Đây là một văn bản có tính hướng dẫn chung còn về quy trình cụ thể thì do từng ngân hàng tự đề ra, chứ không có sự thống nhất chung. Trong thời gian tới thị trường thẻ sẽ phát triển hơn nữa, sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực này vì vậy cần có một pháp lệnh về thẻ thanh toán với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với các văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung.

Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các quy định, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ; mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán thẻ; đảm bảo khả năng tích hợp giữa các hệ thống thanh toán thẻ.

3.4.2.2. Khuyến khích ngân hàng mở rộng hoạt động thẻ

Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng thương mại trong đó có Techcombank không ngại đầu tƣ mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động thẻ; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế hoặc biện pháp tương tự như ưu đãi về thuế đối với doanh số bán hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua POS để khuyến khích các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ, khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, khắc phục rào cản, tạo cú huých đẩy nhanh phát triển thanh toán thẻ qua POS; phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị cấp có thẩm quyền quy định các chính sách ƣu đãi rõ rệt về thuế (thuế Giá trị gia tăng, Thuế Thu nhập doanh nghiệp) đối với hoạt động thanh toán thẻ qua POS theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

3.4.2.3. Cải thiện chính sách ngoại hối

Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay có đƣa ra quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các ĐVCNT nhƣng vẫn chƣa đề cập tới hạn mức thanh toán và tín dụng thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành. Do vậy dẫn đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 83 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)