Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về trợ giúp phát triển DNNVV38 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính quyền Thành phố Hà Nội (Trang 48 - 63)

1.2. Cơ sở lý luận về trợ giúp phát triển DNNVV

1.2.3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về trợ giúp phát triển DNNVV38 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

dưới đây được thực hiện thông qua nghiên cứu tài liệu. Tác giả đã sử dụng công cụ tìm kiếm trên mạng Internet để truy cập vào các tài liệu viết về DNNVV.

Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo các tài liệu do các cơ quan nghiên cứu, trường đại học trong nước nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế trong trợ giúp phát triển DNNVV như Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Cục phát triển doanh nghiệp/Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ…Từ thực tiễn trợ giúp phát triển DNNVV của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay, có thể tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh/thành phố nhƣ T.p Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và một số quốc gia có nhiều kinh nghiệm về trợ giúp phát triển DNNVV nhƣ Đài Loan, Thái Lan hay Nhật Bản…

1.2.3.1. Kinh nghiệm trong nước

Thành phố Hồ Chí Minh: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ T.p Hồ Chí Minh là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ về trợ giúp phát triển DNNVV, cụ thể:

- Tham mưu, xây dựng các chương trình chính sách, kế hoạch phát triển DNNVV trên địa bàn Thành phố;

- Theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách và kế hoạch phát triển DNNVV của Thành phố.

Tuy nhiên, các chương trình, chính sách hỗ trợ của Thành phố được giao cho các Sở, ban quản lý chuyên ngành. Thời gian qua, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều chương trình, chính sách trợ giúp DNNVV, cụ thể nhƣ:

(1) Cải cách thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân Thành phố đã đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 136/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 về kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2006-2010; Nghị Quyết số 17-NQ/TW ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về

đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước;…thông qua các chương trình cụ thể như:

+ Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ VIII về Chương trình cải cách hành chính và chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí (giai đoạn 2006-2010).

+ Quyết định số 117/2006/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2006 về ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động cải cách hành chính và chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí (giai đoạn 2006-2010).

(2) Trợ giúp DNNVV đẩy mạnh xúc tiến thương mại: Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chi ngân sách khoảng 15 tỷ đồng cho công tác xúc tiến thương mại, đồng thời giao cho Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố (ITPC) và Sở Công thương tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tham dự các cuộc triển lãm, hội chợ, hội thảo, hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư…với nhiều hình thức phong phú ở cả trong và ngoài nước.

(3) Chương trình phát triển thương mại điện tử: Chương trình phát triển thương mại điện tử của thành phố do Sở Công thương chủ trì triển khai thực hiện từ năm 2008 đến nay. Tổ chức đƣợc 35 khóa đào tạo cho 1.221 lƣợt học viên thuộc khối DNNVV; 10 lớp bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử cho 283 cán bộ công chức, viên chức thành phố. Tổ chức đƣợc 2 đợt bình chọn

“Website và dịch vụ thương mại điện tử được người tiêu dùng ưa thích nhất” với khoảng hơn chục nghìn lượt người tham gia bình chọn trong danh sách 50 website được đề cử. Thông qua việc bình chọn có ý nghĩa tuyên truyền, chương trình còn giúp người tiêu dùng niềm tin vào khả năng giao dịch thương mại điện tử. Thành phố đã hoàn chỉnh và đƣa vào sử dụng các phần mềm phục vụ quản lý, cấp phép trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, kinh doanh cá thể; cấp phép đầu tƣ, chứng nhận nhà đất, hộ tịch…hoàn chỉnh mô hình bảo mật thông tin hệ thống thông tin cơ sở cấp quận, cấp sở, hệ thống thƣ điện tử dùng chung của

(4) Trợ giúp pháp lý cho DNNVV: UBND thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 1111/QĐ-UBND, ngày 05/3/2012 ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2012-2015. Trong đó UBND thành phố phân công các sở/ngành, quận/huyện tổ chức nhiều hình thức hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhiều thông tin về pháp lý, các quy định của luật pháp có liên quan đến doanh nghiệp và hướng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng pháp luật.

(5) Thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến: UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, nâng cao năng lực quản lý kỹ thuật như: Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất-chất lượng và hội nhập; Chương trình tư vấn khoa học công nghệ nghiên cứu, triển khai,… với nhiều nội dung hỗ trợ về khoa học và công nghệ đƣợc triển khai thực hiện gồm :

+ Chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến với chi phí thấp thay thế nhập khẩu.

+ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng, năng suất và kỹ thuật.

+ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về Sở hữu trí tuệ.

+ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao thiết bị mới.

+ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thông qua Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Thành phố (bắt đầu hoạt động năm 2008).

+ Tổ chức Chương trình vườn ươm doanh nghiệp công nghệ với các hoạt động hỗ trợ điều kiện vật chất và phương tiện làm việc cho các doanh nghiệp mới thành lập, cho các nhà nghiên cứu thương mại hóa các sản phẩm khoa học, góp phần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Đà Nẵng: Đà Nẵng mô ̣t thành phố năng đô ̣ng, là trung tâm phát triển mạnh mẽ nhất của khu vực Miền trung & Tây nguyên và sƣ̣ phát triển kinh tế của nó

doanh nghiệp, trong thời gian qua thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều chính sách trợ giúp cho DNNVV phát triển nhƣ:

(1) Trợ giúp về tài chính cho DNNV: Về chính sách tài chính, thành phố Đà Nẵng tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho các doanh nghiê ̣p tiếp câ ̣n các nguồn vốn, ƣu tiên các doanh nghiê ̣p sản xuất hàng xuất khẩu, hàng có giá trị gia tăng cao. Trong năm 2011, Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố Đà Nẵng đã cho vay hỗ trợ xuất khẩu cho 10 doanh nghiê ̣p với số tiền 47 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm; hỗ trợ 6 doanh nghiê ̣p khác vay đầu tƣ với số tiền 70 tỷ đồng với lãi suất 11,4%/năm.

(2) Trợ giúp về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DNNVV: Thực hiện chính sách trợ giúp cho doanh nghiê ̣p nhỏ và vừa tại Nghị định số 56/2009/ND-CP, UBND thành phố đã triển khai thực hiê ̣n tích cực, đồng bô ̣ các chính sách trợ giúp cho doanh nghiê ̣p về mặt bằng sản xuất thông qua quy hoạch, công bố công khai quy hoạch và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiê ̣p , cụm công nghiê ̣p với tổng vốn đầu tƣ là 121,6 tỷ đồng. Công tác quy hoạch đất đai, kế hoạch chi tiết sử dụng đất và mạng lưới cơ quan đăng ký đất đai của thành phố đang dần hoàn chỉnh, đảm bảo viê ̣c tiếp câ ̣n cho thuê đất, giao đất phục vụ sản xuất đối với doanh nghiê ̣p theo hướng công khai, minh bạch và ổn định.

(3) Trợ giúp DNNVV xúc tiến xuất khẩu: Một số chính sách trợ giúp DNNVV xúc tiến xuất khẩu Thành phố Đà Nẵng đƣợc ban hành năm 2012, gồm: Hỗ trợ cơ sở hạ tầng; đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ quản lý; xúc tiến thương mại và vay vốn với lãi suất ƣu đãi. Cụ thể, về hỗ trợ cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm khi sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông do thành phố xây dựng và quản lý được hưởng các ưu đãi sau:

+ Giảm 20% mức giá áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin thuê mặt bằng trong Khu Công viên phần mềm Đà Nẵng trong 03 năm đầu.

+ Giảm 30% phí thuê lưu ký (hosting) website trong 03 năm.

+ Giảm 20% phí thuê máy chủ, lưu trữ dữ liệu, các dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây trong 03 năm.

+ Giảm 20% phí hạ tầng sử dụng chung (hội trường, phòng họp) không quá 03 năm kể từ ngày thuê mặt bằng trong Khu Công viên phần mềm.

Về hỗ trợ đào tạo nhân lực và nâng cao trình độ quản lý, doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm đƣợc hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo ban đầu nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Nội dung đào tạo: Kỹ năng lập trình phần mềm chuyên sâu tập trung vào mục tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị, kỹ năng quản lý dự án CNTT.

- Đối tƣợng đƣợc đào tạo: Là lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm phần mềm có hợp đồng lao động dài hạn, đang cƣ trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và cam kết làm việc ít nhất 03 năm tại doanh nghiệp.

Mức hỗ trợ tối đa không quá 50.000.000 đồng/doanh nghiệp. Chi phí hỗ trợ trên không áp dụng cho các trường hợp thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.

(4) Trợ giúp DNNVV đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố: Nhằm tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ; đồng thời gắn hoạt động nghiên cứu triển khai với việc hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lƣợng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm; UBND thành phố đã ban hành quyết định số 08/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố.

Theo đó, các loại hình công nghệ đƣợc hỗ trợ bao gồm: công nghệ tạo sản phẩm mới, sản phẩm công nghệ cao; công nghệ nhằm nâng giá trị gia tăng, cải tiến nâng cao chất lƣợng sản phẩm; thực hiện cải tiến công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động; sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lƣợng; tiếp nhận công nghệ tiên tiến (công nghệ thông tin, sinh học, môi trường, công nghệ vật liệu mới, các phương pháp gia công hiện đại…); nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, sử dụng các công cụ quản lý tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, ISO 27000…); xây dựng các mô hình triển khai, ứng dụng

công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn (giống cây, con; trang thiết bị công nghệ;

chuyển giao công nghệ…).

Các lĩnh vực đổi mới công nghệ đƣợc ƣu tiên hỗ trợ: Điện, điện tử, tự động hoá; công nghệ thông tin; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, nông thôn, y dƣợc; vật liệu mới, vật liệu composit, vật liệu nhẹ; cơ khí chế tạo (trong đó chú trọng gia công khuôn mẫu); công nghiệp hỗ trợ: dệt may, da giày, cao su…;

công nghệ xử lý môi trường; các công nghệ thuộc lĩnh vực kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản…); các lĩnh vực đặc biệt khác (ví dụ công nghệ phục vụ phòng chống dịch, kiểm soát thực vật xâm lấn, công nghệ khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai…).

Đối tƣợng hỗ trợ là các doanh nghiệp, chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa;

hợp tác xã thực hiện đổi mới, cải tiến công nghệ; các tổ chức, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và cá nhân nghiên cứu ứng dụng và triển khai, cải tiến, giải mã, ƣơm tạo nhằm ứng dụng và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp...

Nội dung hỗ trợ gồm: đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp kiến thức về quản lý công nghệ; hoạt động nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ; tƣ vấn chuyển giao công nghệ, thông tin;

hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ.

1.2.3.2. Kinh nghiệm quốc tế

Đài Loan: Chính phủ Đài Loan không can thiệp sâu vào các quyết định của các DNNVV nhƣng đóng vai trò chất xúc tác thông qua hỗ trợ tài chính. Chính phủ trợ giúp các liên kết này thông qua hỗ trợ kỹ thuật tƣ vấn quản lý và hỗ trợ tài chính. Các doanh nghiệp hạt nhân có trách nhiệm phối hợp giám sát và cải tiến hoạt động của các doanh nghiệp vệ tinh của mình. Các doanh nghiệp hạt nhân tham gia hệ thống này vì đƣợc trợ cấp tài chính, còn các doanh nghiệp vệ tinh tham gia vì muốn nâng cao hiệu quả sản xuất.Hệ thống này góp phần chia sẻ thông tin và tạo ra cơ chế để Chính phủ thực thi các chính sách của mình. Đặc tính trong mối quan hệ thị trường của các DNNVV Đài Loan đƣợc thực hiện theo mối liên kết ngang giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV Đài Loan. Các DNNVV Đài Loan nổi trội ở mức

độ chuyên môn hóa, điều này có nghĩa nhiều DNNVV Đài Loan chỉ chuyên sâu vào các khâu sản xuất chuyên môn, riêng biệt. Mức độ chuyên môn hóa càng cao thì mức độ phân chia lao động trong công nghiệp càng rõ ràng và độc lập. Đối với Đài Loan, cho dù hầu hết chỉ là các DNNVV nhƣng do đƣợc tổ chức, liên kết và hợp tác rất tốt, các hiệp hội phát huy được vai trò nên các doanh nghiệp của nước này đã tạo ra đƣợc sự liên kết và tập trung cao, do vậy cũng đã phát huy đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy mô, sử dụng nguồn lực hiệu quả, tạo ra giá trị tăng cao hơn cho nền kinh tế.

Mới đầu là các biện pháp trợ giúp chƣa đƣợc luật hóa mà chỉ là những giải pháp hỗ trợ rời rạc.Đến thập niên 1990, chính quyền đã ban hành hệ thống chính sách hỗ trợ cho các DNNVV, ngay lập tức tác động tích cực đến doanh nghiệp này và tạo nên làn sóng phát triển mạnh mẽ cho khu vực này. Hệ thống chính sách hỗ trợ bao gồm:

(1) chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng; (2) chính sách hỗ trợ công nghệ - nghiên cứu & phát triển, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm; (3) hỗ trợ kiểm soát ô nhiễm môi trường; (4) hỗ trợ nghiên cứu phát triển thị trường quốc tế; hợp tác phát triển…Với hệ thống chính sách này Đài Loan đã thành công trong phát triển DNNVV với 40%

GNP đƣợc đóng góp từ khu vực kinh tế này, tạo ra 60% kim ngạch xuất khẩu và thu hút 68% lực lượng lao động cả nước. Chính phủ hỗ trợ tín dụng DNNVV thông qua các chính sách nhƣ:

- Khuyến khích các ngân hàng cho DNNVV vay vốn, thực hiện các biện pháp khuyến khích ngân hàng cung cấp tín dụng cho DNNVV, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp này tăng khả năng tiếp cận với ngân hàng; thành lập trung tâm hướng dẫn và hỗ trợ đào tạo quản lý tài chính.

- Thành lập Quỹ phát triển DNNVV: Đài Loan cho phép thành lập các quỹ có chức năng cấp vốn cho khu vực này qua hệ thống ngân hàng. Hàng năm, chính quyền phân bổ ngân sách cho các quỹ phát triển 12 tỷ Đài tệ và quỹ có trách nhiệm cung cấp khoản vốn nhất định cho DNNVV nào thỏa mãn các điều kiện mà chính quyền đƣa ra với mức lãi suất ƣu đãi. Lợi nhuận từ các quỹ phát triển này dùng cho chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV tại các địa phương.

- Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV: Để tăng cường cung cấp bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, chính phủ đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV vào năm 1974. Mục đích chính của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV là nhằm cung cấp bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV cùng sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính, giúp các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với nguồn vốn cần thiết từ các tổ chức tài chính, qua đó góp phần vào sự phát triển vững mạnh của khu vực DNNVV, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đài Loan và ổn định xã hội.

- Thành lập các trung tâm, cơ sở hỗ trợ DNNVV: Chính phủ Đài Loan đã thành lập hàng loạt các trung tâm, cơ sở hỗ trợ DNNVV nhƣ: Trung tâm giải pháp nhanh (thành lập tháng 5/1996), chịu trách nhiệm giải quyết các câu hỏi và yêu cầu giúp đỡ từ các DNNVV; thành lập các trung tâm dịch vụ: Cục Quản lý DNNVV thành lập các trung tâm dịch vụ ở nhiều nơi. Thông qua đào tạo, thảo luận và hướng dẫn, các trung tâm này đã cung cấp cho các DNNVV các dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả. Ngoài ra internet cũng đƣợc sử dụng để cung cấp dịch vụ;

giúp các DNNVV cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực, Chính phủ đã thành lập các trung tâm đào tạo cho chủ các DNNVV, liên tục tổ chức các cuộc hội thảo đào tạo, xúc tiến học tập từ xa...; thành lập các trung tâm đào tạo DNNVV tại các trường đại học để tổ chức các khoá đào tạo cho các DNNVV; thành lập các mạng lưới phục vụ các DNNVV địa phương và DNNVV trên cơ sở cộng đồng.

Thái Lan: Trước đây Thái Lan hầu như không có hệ thống chính sách trợ giúp các DNNVV. Tuy nhiên, hiện nay chính sách về DNNVV đang trở thành một trong những tiêu điểm của hệ thống chính sách cải cách kinh tế của Thái Lan kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Các DNNVV đƣợc coi là những nhân tố chủ chốt trong quá trình hồi phục hậu khủng hoảng của Thái Lan. Trọng tâm của các chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan là phát triển các mạng lưới trợ giúp công nghiệp phục vụ xuất khẩu với mục tiêu chính là phục vụ cho chiến lƣợc phục hồi sau khủng hoảng của Thái Lan dựa trên phát triển xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Dưới đây là các nội dung chủ yếu của các chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính quyền Thành phố Hà Nội (Trang 48 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)