Một số điều kiện khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính quyền Thành phố Hà Nội (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRỢ GIÚP CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM 2020

4.3. Đề xuất hoàn thiện công tác trợ giúp của chính quyền Hà Nội nhằm phát triển DNNVV đến năm 2020

4.4.3. Một số điều kiện khác

- Tăng cường phối hợp và nâng cao khả năng liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước về DNNVV của thành phố: Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội đang có nhiều tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp cho các DNNVV, của cả Trung ương và địa phương, như: các Trung tâm Hỗ trợ DNNVV, Trung tâm xúc tiến đầu tƣ, Trung tâm hỗ trợ đăng ký kinh doanh, Trung tâm Thông tin doanh nghiệp, các Trung tâm tƣ vấn, đào tạo doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ đấu thầu, Quỹ phát triển DNNVV…(của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ); Trung tâm xúc tiến Thương mại, Trung tâm khuyến công (của Bộ Công thương); Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, các vườn ươm công nghệ, công nghệ cao (của Bộ Khoa học công nghệ); Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ (của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội); Trung tâm Hỗ trợ DNNVV (của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam); Thành phố Hà Nội cũng có các trung tâm làm nhiệm vụ trợ giúp doanh nghiệp như: Trung tâm Hỗ trợ DNNVV, Vườn ươm doanh nghiệp công nghiệp thực phẩm, Trung tâm xúc tiến công nghiệp và thương mại, Trung tâm khuyến công, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV,…Tuy có rất nhiều tổ chức làm nhiệm vụ Hỗ trợ DNNVV cùng nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, song do trực thuộc địa phương và nhiều Bộ, Ngành khác nhau, mà mỗi bộ, ngành và địa phương lại có những quy định, mục tiêu và yêu cầu trợ giúp DNNVV khác nhau, nên các tổ chức trợ giúp này hầu nhƣ không có sự phối hợp và liên kết với nhau. Tất cả đều hoạt động độc lập, mạnh ai nấy lo, việc ai nấy làm dẫn đến hoạt động trợ giúp DNNVV trên địa bàn Hà Nội bị manh mún, chồng chéo và kém hiệu quả. Do sự phân tán, rời rạc nhƣ vậy nên trong rất nhiều trường hợp, hoạt động trợ giúp của các tổ chức hỗ trợ DNNVV cho doanh nghiệp không thành công, không đạt đƣợc mục tiêu và không hiệu quả đề ra,

thậm chí còn gây ra sự lãng phí và mất lòng tin của DNNVV đối với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Vì vậy, để có thể bảo đảm nâng cao hiệu quả trợ giúp DNNVV, thúc đẩy DNNVV phát triển và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thì cần thiết phải hình thành sự liên kết giữa các tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ DNNVV trên địa bàn Thủ đô, nhằm phối hợp thực hiện công tác hỗ trợ, thúc đẩy phát triển DNNVV có hiệu quả. Thực hiện sự liên kết này, các tổ chức trợ giúp DNNVV trên địa bàn Hà Nội, căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình, và trên cơ sở lấy sự phát triển thành công của doanh nghiệp là mục tiêu trợ giúp, chủ động phối hợp và hợp tác với các đơn vị trợ giúp khác có liên quan, cùng nhau thảo luận và thống nhất với DN đƣợc nhận trợ giúp để có các giải pháp trợ giúp phù hợp và đồng bộ.

Ví dụ: khi một DNNVV nào đó có ý tưởng nghiên cứu, phát triển một sản phẩm mới, hay một loại vật liệu mới, hoặc công nghệ mới…thì các tổ chức hỗ trợ DNNVV có liên quan cần chủ động cùng tham gia hỗ trợ doanh nghiệp. Các tổ chức hỗ trợ về lĩnh vực khoa học, công nghệ (gồm các tổ chức hỗ trợ nhƣ:

Vườn ươm DN, Vườn ươm Công nghệ, Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật cho DNNVV, Trung tâm khuyến công…) sẽ tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp về mặt nghiên cứu phát triển, căn cứ vào yêu cầu cần trợ giúp của DN để đào tạo, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, hoặc cử các cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ chuyên môn phối hợp với DN, cho thuê các công cụ, máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu; Các tổ chức làm nhiệm vụ hỗ trợ về lĩnh vực tài chính cho DNNVV (Quỹ Phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng, các Quỹ hỗ trợ DNNVV ứng dụng khoa học, công nghệ và các tổ chức tín dụng, ngân hàng đƣợc giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV…) sẽ chủ động tham gia hỗ trợ DN trong việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, hoặc vốn thương mại theo quy định trong chính sách hỗ trợ DNNVV của nhà nước; Các tổ chức được giao nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV về lĩnh vực thương mại, thị trường như:

Trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm hỗ trợ

DNNVV. Các tổ chức tƣ vấn kinh doanh khác hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối doanh nghiệp, tham gia khảo sát, hội chợ, triển lãm để tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác, quảng bá sản phẩm, thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Các tổ chức làm nhiệm vụ đào tạo, tƣ vấn phát triển kinh doanh, tƣ vấn đầu tƣ…(nhƣ các Trung tâm hỗ trợ DNNVV, các Trung tâm đào tạo phát triển doanh nhân, các tổ chức tƣ vấn khác…) chủ động liên hệ và giới thiệu với các DNNVV các dịch vụ phù hợp và tham gia các hoạt động hỗ trợ cho DN nhƣ đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho chủ DN, cung cấp các thông tin cần thiết, giúp các DN có những sáng tạo, đưa ra các ý tưởng mới, sản phẩm mới, công nghệ mới để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chỉ có sự phối hợp đồng bộ và kịp thời của các tổ chức làm nhiệm vụ hỗ trợ DNNVV nhƣ đã nêu trên, hiệu quả của các hoạt động trợ giúp DNNVV mới được nâng cao và chính sách hỗ trợ DNNVV của nhà nước mới thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực là thúc đẩy các DNNVV nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển mạnh mẽ.

- Thay đổi tư duy trong thực hiện chính sách trợ giúp phát triển DNNVV từ phân tán, cắt khúc sang đồng bộ và có trọng tâm: Các chương trình trợ giúp phát triển DNNVV đang đƣợc các cơ quan bộ/ngành từ trung ƣơng đến địa phương thực hiện theo cách truyền thống trên các chương trình mục tiêu riêng.

Mặc dù, đều có đối tượng chung hướng đến trợ giúp các DNNVV nhưng các hoạt động này mang tính dàn trải, phân tán dẫn đến hệ quả là một doanh nghiệp chỉ nhận được một trong các chương trình hỗ trợ về đào tạo, đổi mới công nghệ, khuyến công, khuyến nông hay mở rộng thị trường…Trong khi đó, DNNVV với quy mô và năng lực hạn chế đòi hỏi phải có sự hỗ trợ về tổng thể, toàn diện về nhiều mặt mới có đủ khả năng cạnh tranh để gia nhập thị trường. Trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn, hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào nhóm DNNVV bám theo chuỗi giá

trị trên cơ sở tạo lập liên kết giữa các ngành, vùng, giữa các DNNVV với doanh nghiệp lớn, phát triển theo chuỗi giá trị bền vững. Do đó, việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp cho DNNVV cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương với vai trò đầu mối của một cơ quan điều phối chung về DNNVV, đảm bảo nguồn lực không bị phân tán và hiệu quả của công tác trợ giúp DNNVV cũng có thể đo đếm đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của chính quyền Thành phố Hà Nội (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)