CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRỢ GIÚP CỦA CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM 2020
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động trợ giúp DNNVV trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn mới
4.1.1.Bối cảnh trong nước
Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt, việc Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 2007 đã tạo cơ hội thuận lợi lớn từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, theo đó nền kinh tế thu hút được vốn đầu tư lớn từ bên ngoài, thị trường liên tục được mở rộng, duy trì được đà tăng trưởng tốt, nâng cao khả năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến.
Trong giai đoạn tới, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng có lợi cho khu vực châu Á mà chủ yếu vào Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đã bắt đầu định hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực để giảm thiểu rủi ro và do chi phí lương nhân công của Trung Quốc tăng lên. Đây sẽ là cơ hội cho các DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp thu công nghệ tiên tiến nếu ta nắm bắt đƣợc kịp thời và hợp lý.
Trong bối cảnh đó, các DNNVV và khu vực ngoài quốc doanh sẽ ngày
Những cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội:
- Mở rộng thị trường do hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu ngày càng mạnh của Việt Nam với các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Cộng đồng kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do (FTR), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)... Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội lớn cho các DNNVV tiếp cận với thị trường toàn cầu, thâm nhập nhanh hơn vào thị trường thế giới, tạo ra thị trường rộng lớn cho các DNNVV phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế không những mở rộng về mặt quy mô thị trường mà còn tăng tính đa dạng hoá cơ cấu thị trường xuất phát từ trình độ phát triển khác nhau của các nền kinh tế, sự đa dạng về văn hoá, chính trị, tôn giáo.
Sự đa dạng này sẽ tạo nhiều cơ hội hơn cho các DNNVV trong việc lựa chọn phân đoạn thị trường phù hợp nhất.
- Tiếp cận với các nguồn vốn quốc tế: Vốn luôn là vấn đề đặt ra đối với các DNNVV. Tận dụng được các nguồn vốn vay ưu đãi chính thức, vay thương mại, các nguồn viện trợ của nước ngoài, hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, các chương trình dự án hỗ trợ phát triển là con đường lựa chọn thích hợp nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để khai thác được lợi thế từ nguồn vốn nước ngoài, không chỉ cần sự cố gắng bản thân của các DNNVV mà còn cần sự hỗ trợ tích cực của chính phủ trong việc cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng tham gia vào thị trường.
- Tiếp cận nhanh chóng công nghệ hiện đại: Thông qua con đường chuyển giao công nghệ, giảm chi phí trong công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giúp các DNNVV tận dụng đƣợc thế mạnh của các doanh nghiệp lớn phát triển mạnh hơn về khoa học và công nghệ. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giúp DNNVV cơ hội liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng thế mạnh về khoa học công nghệ tiên tiến của họ. Trình độ quản lý, khả năng sử dụng các dây chuyền công nghệ hiện đại đƣợc nâng lên.
- DNNVV tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế, trở thành vệ tinh của các tập đoàn lớn trên thế giới. Lao động là yếu tố quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực. Đối với các nước đang phát triển, do năng lực và hiệu quả sản xuất còn thấp, với hệ thống hạ tầng cơ sở non yếu, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, họ thường hướng vào việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, lao động rẻ. Bằng việc sử dụng luân chuyển số lao động lớn, kỹ năng lao động giản đơn. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ không cao. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội cho DNNVV thực hiện quá trình phân công lao động quốc tế có hiệu quả hơn.
4.1.2.Bối cảnh quốc tế
Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lƣợng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta.
Trong giai đoạn tới, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng có lợi cho khu vực châu Á mà chủ yếu vào Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đã bắt đầu định hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực để giảm thiểu rủi ro và do chi phí lương của Trung Quốc tăng lên. Đây sẽ là cơ hội cho các
DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp thu công nghệ tiên tiến nếu ta nắm bắt đƣợc kịp thời và hợp lý.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu với những tác động sâu rộng của nó lên nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế đang chuyển đổi với những khó khăn nội tại, đã tạo ra nhiều thách thức song cũng là cơ hội cho Việt Nam phải quan tâm và thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.
Trong thời gian tới, với chủ trương cải cách mạnh mẽ, tái cấu trúc khu vực DNNN theo hướng Nhà nước chỉ giữ các doanh nghiệp có vai trò quan trọng nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô, cung ứng dịch vụ công ích, phục vụ an ninh quốc phòng, các DNNN còn lại sẽ thực hiện đa dạng hóa sở hữu. Trong bối cảnh đó, các DNNVV và khu vực ngoài quốc doanh sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.