Một số mô hình Blended learning

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học chương “hiđrocacbon không no”, hóa học 11 (Trang 21 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT

1.3. Tổng quan về Blended learning

1.3.3. Một số mô hình Blended learning

Mô hình BL không còn chỉ là một lựa chọn cho các lớp học kết hợp giữa giảng dạy trực tiếp và cơ hội học tập trực tuyến. Mô hình này còn cho phép cá nhân hóa, linh hoạt và nhiều cơ hội hơn cho sự thành công của người học. Các nhà giáo dục đã phát triển lên 6 mô hình học tập hỗn hợp. Các giáo viên hoặc các trường học có thể

lựa chọn trong số những mô hình đó căn cứ vào đặc thù học sinh của họ. 6 mô hình học tập hỗn hợp được tóm tắt dưới đây:

1.3.3.1. Mô hình Face-To-Face

Mô hình này sẽ hiệu quả nhất đối với những lớp học đa dạng. Nơi mà các học sinh có sự phân khúc khác nhau về khả năng cũng nhƣ trình độ hiểu biết. Nhìn chung, chỉ có một vài học sinh sẽ tham gia vào thành phần học tập trực tuyến, nhƣ sau:

 Những học sinh ở các mức độ thành thạo cao hơn trình độ lớp của họ có thể tiến hành với tốc độ nhanh hơn. Điều này sẽ tránh sự nhàm chán bằng cách cung cấp thử thách phù hợp với khả năng tiếp thu nhanh của họ.

 Những học sinh mà khả năng tiếp thu dưới mức trình độ lớp của họ thì sẽ nỗ lực tìm ra biện pháp thích hợp đẩy nhanh tiến độ học của họ.

Cái hay của phương pháp học trực tuyến đối với những học sinh này là họ có thể thực hành đến khi thành thạo các kĩ năng và đúc kết ra kỹ thuật riêng của họ cái mà sẽ giúp họ tăng cường trí nhớ trong việc lưu lại nội dung khi được yêu cầu.

1.3.3.2. Mô hình luân phiên/quay vòng (Rotation)

Đây thực sự là biến thể của mô hình trạm học tập mà các giáo viên đã sử dụng trong nhiều năm qua. Thời gian biểu đƣợc thiết lập để các học sinh vừa có thời gian học tập trực tiếp với giáo viên và học trực tuyến. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều hơn sự hỗ trợ cá nhân dựa trên nhu cầu của họ.

1.3.3.3. Mô hình Flex

Mô hình này chủ yếu dựa trên hướng dẫn giảng dạy trực tuyến, với các giáo viên đóng vai trò là người trực tiếp hướng dẫn hơn là người cung cấp các hướng dẫn. Mô hình này được sử dụng nhiều nhất và thành công nhất trong các trường hợp sau:

 Trường học đặc biệt nơi mà phần lớn học sinh gặp phải vấn đề gì đó. Lớp học truyền thống không phù hợp với những học sinh này.

 Trường học đặc biệt nơi mà các học sinh được tham gia vào các chương trình vừa học vừa làm, có vấn đề về sự tham gia, hoặc học chương trình học bán thời gian.

1.3.3.4. Mô hình phòng học trực tuyến

Mô hình này cho phép các học sinh tham gia trường học trực tuyến toàn thời gian trong suốt khóa học. Sẽ không có các giáo viên trình độ cao giảng dạy trực tiếp. Tuy nhiên, thay vào đó là các phụ tá đã đƣợc đào tạo đóng vai trò giám sát.

Đây là một lựa chọn tốt trong những trường hợp sau:

 Các học sinh trung học mà cần phải có lịch học linh hoạt để còn làm những nhiệm vụ khác.

 Các học sinh trung học chọn phương án này để đẩy nhanh quá trình học so với phương pháp truyền thống.

 Những học sinh mà cần học với tốc độ chậm hơn lớp truyền thống.

Các trường hoặc khu vực đối mặt với vấn đề về ngân sách và không thể mở các lớp học truyền thống đáp ứng nhu cầu tất cả mọi người, hoặc do hạn chế về cơ sở vật chất hoặc không thể thuê đủ các giáo viên có chứng chỉ. Mô hình này giúp giảm với các vấn đề về quy mô lớp học.

1.3.3.5. Mô hình tự kết hợp

Mô hình này cho phép các môn học nằm ngoài chương trình học truyền thống ở các trường hoặc khu vực nhất định. Học sinh tham gia các lớp học truyền thống nhưng sau đó sẽ ghi danh vào các khóa học để bổ sung cho các chương trình nghiên cứu thường xuyên của họ. Mô hình này đặc biệt có ích trong những trường hợp sau:

 Một khóa học không được cung cấp bởi trường nhưng các học sinh vẫn có thể lựa chọn nếu họ muốn học một lĩnh vực cụ thể nào đó.

 Những học sinh muốn học các khóa nâng cao để lấy tín chỉ đại học sớm có thể ghi danh vào các khóa học đƣợc thiết kế và đã đƣợc phê duyệt.

 Những học sinh có động lực học cao và tinh thần tự giác trong học tập.

1.3.3.6. Mô hình trực tuyến (Online Driver)

Mô hình này hoàn toàn ngƣợc lại với mô hình học tập truyền thống. Học sinh học tập từ xa (ví dụ: Nhà của họ) và nhận tất cả hướng dẫn qua nền tảng trực tuyến.

Thông thường, học sinh có cơ hội “check-in” với một giáo viên của khóa học và nhắn tin hỏi trực tuyến nếu họ có thắc mắc. Các trường và khu vực mà cung cấp mô

hình này nhận thấy rằng số lƣợng học sinh lựa chọn nó tăng lên hàng năm. Mô hình này hoạt động hiệu quả đối với những đối tƣợng học sinh sau:

 Những học sinh có bệnh mãn tính/ người khuyết tật mà thấy khó khăn khi đến trường.

 Những học sinh có việc làm hoặc có các nghĩa vụ khác đòi hỏi thời gian ở trường linh hoạt cái mà rất khó để làm được ở các lớp học truyền thống.

 Những học sinh có động lực học tập cao muốn quá trình học diễn ra nhanh hơn so với học theo cách truyền thống.

Trong khi rất nhiều giáo viên “truyền thống” có thể phủ nhận môi trường học tập hỗn hợp, xu hướng này vẫn luôn tồn tại. Những học sinh trong thời buổi kĩ thuật số, hiểu đƣợc tiềm năng thành công mà học hỗn hợp có thể mang đến cho họ và họ rất hào hứng về những cơ hội mà học hỗn hợp cung cấp. Và khi các khu vực trường học tiếp tục phải trải qua các vấn đề khủng hoảng tài chính để nỗ lực tạo ra chỗ ngồi cho tất cả học sinh của mình trong lớp học truyền thống thì phương pháp học trực tuyến là giải pháp hiệu quả và khả thi.

1.3.4. Ưu điểm của Blended learning (1) Có thể điều chỉnh theo cá nhân

Việc áp dụng BL trong một chương trình giảng dạy cho phép bạn điều chỉnh nội dung để phù hợp với phong cách học tập của từng học sinh. Người học thường sẽ có một tài khoản học tập cá nhân và có thể lựa chọn những hoạt động cụ thể mà họ muốn tập trung vào nhiều nhất. Điều này cho phép HS điều chỉnh chương trình học phù hợp với nhu cầu của bản thân. Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn tài liệu ở khắp nơi trên thế giới mà GV có thể áp dụng đối với giờ học trên lớp. Việc áp dụng các phương tiện truyền thông hoặc công nghệ trên lớp giúp giáo viên điều chỉnh trải nghiệm học tập theo cá nhân bằng cách lựa chọn tài liệu phù hợp, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của bản thân.

(2) Tự chủ hơn trong việc học

Đối với những người học có khả năng kiểm soát được thời gian, địa điểm và nội dung học tập của mình sẽ có thể kiểm soát đƣợc việc học của mình hiệu quả hơn. Điều này giúp tăng tính tự chủ cho người học và giúp họ trở thành những người sử dụng ngôn ngữ độc lập hơn. Nhờ đó, trong thực tế, họ sẽ trở nên tự tin hơn và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn. Người học cũng sẽ học được tinh thần trách nhiệm cao hơn và tự giác hơn đối với việc học của chính mình, từ đó cải thiện khả năng tìm kiếm tài liệu và các nguồn hỗ trợ cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu học tập của mình.

(3) Linh hoạt hơn khi học tập kết hợp

BL cho phép người học thoải mái lựa chọn thời gian, địa điểm, thời lượng học và thiết bị hỗ trợ cho việc học. Người học ở thế kỷ 21 thường đòi hỏi những chương trình học linh hoạt hơn, khuynh hướng này do những thay đổi về xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị góp phần tạo nên. Sự linh hoạt trong học tập rất cần thiết để học tập và làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt đối với người đi làm và sinh viên đại học, những người cần phải cân bằng việc học và cuộc sống bận rộn của bản thân.

(4) Điều chỉnh tốc độ học tập theo cá nhân

Ngày nay, các chương trình và ứng dụng học tập có thể được truy cập trực tuyến 24/7. Vì vậy, người học có thể học theo tốc độ của cá nhân, nhờ đó có thêm thời gian cần thiết để nắm vững, hoàn thành và ôn tập các hoạt động đã hoàn tất.

Bên cạnh đó, người học có thể học bất cứ thời gian nào họ cảm thấy phù hợp nhất, từ đó mang lại kết quả học tập tối ƣu.

(5) Có thêm phản hồi

Áp dụng công nghệ trong giảng dạy giúp giáo viên phân tích nhanh chóng hơn và đánh giá hiệu quả hơn khả năng ngôn ngữ của người học, từ đó đưa ra phản hồi về những hoạt động đã thực hiện. Điều này giúp họ điều chỉnh phương pháp giảng dạy và phản hồi đối với học sinh trong khi hiệu quả về mặt thời gian vẫn đƣợc cải thiện. Phản hồi từ giáo viên giúp người học nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, cho phép họ đƣa ra nhiều lựa chọn hơn về các nhu cầu học tập của bản thân.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học chương “hiđrocacbon không no”, hóa học 11 (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)