Thực trạng sử dụng internet trong học tập của HS ở trường THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học chương “hiđrocacbon không no”, hóa học 11 (Trang 26 - 29)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT

1.4. Thực trạng sử dụng internet trong học tập của HS ở trường THPT

Để đƣa ra cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng Internet trong học tập của HS ở trường THPT Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

a) Mục tiêu điều tra

Điều tra mức độ sử dụng và khai thác mạng Internet trong học tập, những khó khăn HS gặp phải khi khai thác mạng Internet trong học tập và điều tra các công cụ có thể sử dụng để học tập trực tuyến của HS lớp 11 trường THPT Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

b) Phương pháp điều tra

- Phát phiếu điều tra HS (phụ lục).

- Phỏng vấn trực tiếp một số GV ở phổ thông.

c) Kết quả điều tra và đánh giá

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến của 106 HS lớp 11 của

trường THPT Cẩm Giàng. Kết quả được thống kê như sau:

Về mức độ và sử dụng mạng Internet của học sinh thể hiện bảng 1.1 Bảng 1.1. Mức độ sử dụng Internet của học sinh THPT

Các mức độ thường xuyên Tỉ lệ

Không bao giờ 3,77 %

Thỉnh thoảng 33,02 %

Thường xuyên 47,17 %

Ngày nào cũng truy cập 16,04 %

Phần trăm số HS không sử dụng Internet rất ít cho thấy việc sử dụng Internet đã dần trở lên phổ biến và quen thuộc với HS ở trường phổ thông.

Bảng 1.2. Các hoạt độngchủ yếu của HS khi sử dụng Internet

Các hoạt động Tỉ lệ

Lướt facebook 75,47 %

Xem phim, nghe nhạc 56,6 %

Chơi game 33,02 %

Đọc báo 32,07 %

Tìm kiếm và trao đổi thông tin về bài học 28,3 % Tham gia khóa học trực tuyến 19,81 %

Các hoạt động chủ yếu khi truy cập mạng Internet chủ yếu là hoạt động giải trí, việc sử dụng Internet với mục đích học tập còn ít, đặc biệt phần trăm HS tham gia các khóa học trực tuyến qua mạng không nhiều, chứng tỏ hình thức học tập này cũng chưa phổ biến ở trường THPT.

Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet trong học tập đối với HS đƣợc thể hiện trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của học sinh Những khó khăn gặp phải Tỉ lệ

Không có thời gian 40,57 %

Chƣa biết cách tìm kiếm 22,64 %

Cước phí cao 17,92 %

Quá nhiều thông tin liên quan 71,69 % Lí do khác

Không gặp khó khăn 33,02 %

Số liệu cho thấy HS khi sử dụng Internet trong học tập gặp khó khăn chủ yếu do có quá nhiều thông tin trên Internet và có ít thời gian để học tập.

Khi đƣợc hỏi về công cụ học tập trực tuyến, hầu hết các em HS đều có thể tham gia học tập với một trong số các công cụ (máy tính mượn người thân, máy tính cá nhân, điện thoại, tivi kết nối internet). 94,34% số HS đƣợc hỏi đều có tài khoản facebook cá nhân.

Ngoài ra, Chúng tôi cũng đã tiến hành trao đổi trực tiếp 16 GV ở trường THPT Cẩm Giàng, Hải Dương qua trao đổi phần lớn các GV cho rằng việc sử dụng CNTT, đặc biệt là Internet trong dạy học hiện nay là cần thiết, các em HS đã có những kĩ năng tin học nhất định, việc học tập qua mạng đối với HS khối 11 là khả thi, tuy nhiên GV cần có những thiết kế các hoạt động dạy học hợp lý để giảm áp lực cho các em HS trong quá trình học tập.

Qua kết quả điều tra, chúng tôi đƣa ra một số kết luận sau làm cơ sở thực tiễn cho các thiết kế trong đề tài:

- Trong điều kiện hiện nay, Internet đã trở lên phổ biến trong cuộc sống, các kĩ năng truy cập internet của HS khá tốt, phần lớn các HS đều sử dụng facebook, đều có thể tham gia học tập trực tuyến, điều này thuận lợi cho việc áp dụng BL trong dạy học, đặc biệt là việc sử dụng facebook làm công cụ phân phối tƣ liệu học tập cho HS.

- Việc tổ chức học tập trực tuyến có thể thực hiện được ở trường THPT, tuy nhiên, để dễ dàng hơn cho HS, GV cần tổ chức trao đổi trước với các em về cách học qua mạng để HS có thể làm quen và thực hiện tốt.

Chương 2

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình blended learning trong dạy học chương “hiđrocacbon không no”, hóa học 11 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)