Chương 2. VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “HIĐROCACBON KHÔNG NO”, HÓA HỌC 11
2.1. Mục tiêu và nội dung dạy học chương “Hiđrocacbon không no”, Hóa học 11
a. Kiến thức
- Phát biểu đƣợc các định nghĩa: Hidrocacbon không no và các hidrocacbon tiêu biểu: Anken, ankadien, ankin.
- Trình bày đƣợc đặc điểm cấu tạo, công thức chung của anken, ankadien, ankin. Giải thích đƣợc nguyên nhân gây ra phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn là do trong phân tử có liên kết .
- Trình bày nguyên tắc gọi tên của các anken, ankadien, ankin.
- Trình bày đƣợc tính chất vật lí, tính chất hóa học của các hiđrocacbon không no tiêu biểu.
- Phát biểu nội dung quy tắc Cộng Mac-côp-nhi-côp.
- Trình bày được phương pháp điều chế và một số ứng dụng quan trọng của anken, ankin, ankadien.
b. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo đồng phân của anken, ankadien, ankin và gọi tên.
- Viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học.
- Xác định đƣợc các sản phẩm, sản phẩm chính của phản ứng cộng theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
- Vận dụng tính chất hóa học để nhận biết các chất và giải các bài tập tính toán có liên quan.
- Các kĩ năng thực nghiệm: Quan sát, tiến hành thí nghiệm, nêu và giải thích các hiện tƣợng và rút ra kết luận.
c. Thái độ
- HS độc lập, sáng tạo, tác phong làm việc khoa học, tinh thần hợp tác, tích cực trong học tập và nghiên cứu.
- Anken, ankadien, ankin và các sản phẩm trùng hợp có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống sản xuất, từ đó HS thấy đƣợc tầm quan trọng của các hidrocacbon này và hứng thú học tập, yêu thích môn Hóa học.
d. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
2.1.2. Nội dung và phân phối chương trình 2.1.2.1. Nội dung
Ở chương 5 “Hiđrocacbon no” nghiên cứu về dãy đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, đặc điểm cấu tạo và tính chất của các hidrocacbon no. Trong chương 6
“Hiđrocacbon không no” này HS cũng sẽ nghiên cứu các nội dung tương tự như như chương 5 với ba loại hidrocacbon không no tiêu biểu là: Anken, ankadien, ankin.
Từ khái niệm của các loại hiđrocacbon này cùng với những kiến thức về cấu trúc phân tử hữu cơ (Chương 4 “Đại cương về hóa học hữu cơ”) có thể xây dựng được dãy đồng đẳng, cách vẽ đồng phân và tên gọi tương ứng.
Đối với tính chất vật lí của các hidrocacbon không no HS cũng sẽ tìm hiểu về trạng thái của các chất ở điều kiện thường và quy luật biến đổi của nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lƣợng riêng trong dãy đồng đẳng của chúng.
Từ đặc điểm cấu tạo của các hidrocacbon không no là trong phân tử chứa liên kết bội nói cách khác là chứa liên kết kém bền nên tính chất đặc trƣng của chúng sẽ là dễ tham gia vào phản ứng cộng (cộng X2, HX ) ngoài ra thì chúng còn có phản ứng oxi hóa (phản ứng đốt cháy, làm mất màu dung dịch thuốc tím), phản ứng trùng hợp. Với ankin có phản ứng thế bằng ion kim loại.
Trong chương học này HS cũng được biết đến quy tắc Mac-côp-nhi-côp trong
phản ứng cộng HX, cách điều chế một số hợp chất hữu cơ và đặc biệt là những ứng dụng rất hữu ích của các hợp chất hữu cơ trong quá trình sản xuất hóa học.
Tóm lại, kiến thức trong chương “Hidrocacbon không no” đều được xây dựng theo con đường suy luận và vận dụng lý thuyết, do đó các GV cần hướng dẫn HS tích cực sử dụng lý thuyết cơ sở của hóa hữu cơ nhƣ một công cụ để học tập và nghiên cứu.
2.1.2.2. Phân phối chương trình
Chương VI: Hiđrocacbon không no (8 tiết)
Tiết 42, 43 Bài 29: Anken
Tiết 44 Bài 30: Ankadien
Tiết 45 Bài 31: Luyện tập: Anken và ankađien
Tiết 46 Bài 32: Ankin
Tiết 47 Bài 33: Luyện tập – Ankin
Tiết 48 Bài 34: Bài thực hành số 4:
Điều chế và tính chất của etilen và axetilen
Tiết 49 Kiểm tra