Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán hà nội (Trang 46 - 54)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN HÀ NỘI

2.3 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÀN HÀ NỘI THỰC HIỆN

2.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Toàn bộ các bước lập kế hoạch kiểm toán đã được CPA soạn mẫu sẵn.

KTV sẽ thực hiện các công việc cụ thể và ghi chép thông tin thu thập được vào phần lập kế hoạch kiểm toán được lưu trong file. Trong từng bước công việc ngoài các công việc thực hiện chung cho tất cả các khoản mục sẽ có những công việc riêng liên quan đến từng khoản mục trong đó có chi phí trả trước dài hạn. Cụ thể nó bao gồm các bước sau:

Tìm hiểu các thông tin cơ bản của khách hàng

Cụ thể, tại khách hàng ABC, do công ty cổ phần ABC là khách hàng thường niên của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, KTV tiến hành thu thập các tài liệu về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ABC và nghiên thông tin cơ bản về công ty cổ phần ABC, nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm trước,đồng thời phỏng vấn những thay đổi trong năm 2011. KTV thu thập những tài liệu về hoạt động kinh doanh của đơn vị Những thông tin này sẽ được lưu vào File hồ sơ kiểm toán trong biểu - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trích một số thông tin cơ bản về khách hàng như sau:

Tên Công ty: Công ty cổ phần xây dựng ABC

Thành lập theo quyết định số 1456/QĐ – BGTVT ngày 15/12/2002 của Bộ giao thông vận tải thuộc loại hình công ty cổ phần. Giấy đăng ký kinh doanh số 0102008841 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Số vốn điều lệ là 5.000.000.000 VNĐ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức chung của Công ty ABC

Hội đồng thành viên gồm có 5 người, Ban kiểm soát có 3 người, và có 4 người thuộc thành viên Ban giám đốc.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty ABC là: chuyên sản xuất bê tông đúc sẵn; xây dựng công trình giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi; xây dựng công trình đường ống cấp thoát nước; dọn dẹp, tạo mặt bằng xây dựng; kinh doanh dịch vụ nhà khách, nhà nghỉ.

Tại Công ty cổ phần ABC sử dụng kỳ kế toán năm, năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.

Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính. Hình thức sổ kế toán được áp dụng là Nhật ký chứng từ. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định được áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Phương pháp tính thuế GTGT được tính theo phương pháp giá trị gia tăng được khấu trừ

Tại Công ty ABC không sử dụng tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn để hạch toán, theo dõi và sử dụng

Chủ tịch HĐQT

Giám đốc

Các phòng ban

Phó Giám đốc Các xí nghiệp, đội

KTV thông qua những tài liệu trong hồ sơ thường trực của Công ty ABC và phỏng vấn nhân viên trong Công ty để từ đó khẳng định và bổ sung các thông tin về hệ thống KSNB đặc biệt về hệ thống kế toán của Công ty đối với chi phí trả trước dài hạn

Qua đó KTV đã thu thập và ghi chép lại trong biểu số 1.2 – Ghi chép hệ thống kế toán đối với chi phí trả trước dài hạn tại khách hàng ABC.

Tổng hợp các thông tin thu thập được, KTV nhận định:

- Công ty có Ban kiểm soát về chi phí trả trước dài hạn và hoạt động thực hiện của ban này tương đối thường xuyên và đều đặn

- Công ty đã kiểm soát được chi phí

- Có sự đối chiếu chéo giữa các phòng ban trong Công ty

Kết luận: Hệ thống KSNB đối với chi phí trả trước dài hạn của Công ty cổ phần ABC tồn tại và hoạt động hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn, phân công phân nhiệm. KTV đã đánh giá rủi ro đối với chi phí trả trước dài hạn ở mức thấp.

Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu

Mức trọng yếu là giá trị của sai sót dự tính nếu có thì sẽ gây ảnh hưởng tới tính sát thực của việc trình bày thông tin trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng BCTC.

Đánh giá mức trọng yếu và phân bổ ước lượng về tính trọng yếu

Bảng phân bổ tỷ lệ trọng yếu của CPA HANOI

Đối tượng Mức trọng yếu

Lợi nhuận trước thuế 4 - 8%

Doanh thu 0.4 – 0.8%

TSLĐ và ĐTNH 1 – 2%

Nợ ngắn hạn 1 – 2%

Tổng tài sản 0.5 – 1%

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm

toán

Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu

Phân bổ mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

cho các khoản mục

Giai đoạn đánh giá các kết quả

Ước tính sai số bộ phận

Ước tính sai số kết hợp

So sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng ban đầu hoặc xem xét lại ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Sau khi tính toán được mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC.

Trên thực tế, rất khó dự đoán được các tài khoản nào có khả năng sai số, do đó việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là việc phán xét nghiệp vụ khó. Mục đích của việc phân bổ này là nhằm giúp KTV xác định bằng chứng thích hợp đối với tài khoản để thu thập với mục tiêu làm tối thiểu hoá chi phí kiểm toán. Khi kết thúc kiểm toán, KTV phải tin tưởng các sai sót kết hợp trong tất cả các tài khoản phải ít hơn hoặc bằng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

CPA HANOI chỉ tiến hành phân bổ tính trọng yếu cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán mà không thực hiện phân bổ cho các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh vì các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh chỉ có thể sinh ra từ các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán.

Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

Tỷ lệ phân bổ: do chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về công nợ (nợ phải thu, nợ phải trả và các khoản vay), chi phí thu thập bằng chứng về công nợ cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác (tiền, TSCĐ, vốn quỹ…) nên sai số có thể chấp nhận đối với hàng tồn kho cao hơn đối với các khoản công nợ và sai số có thể chấp nhận đối với công nợ cao hơn các khoản mục khác. Do đó, trong khi thực hiện phân bổ, CPA HANOI thường phân bổ theo tỷ lệ:

Hàng tồn kho, chi phí trả trước : 3 TSCĐ, các khoản phải thu, phải trả : 2

Các TK khác :1

Bj =

B Xjaj

X ×a

B X a Kj

aj

: Sai số có thể chấp nhận đối với toàn bộ BCTC

: Số dư của khoản mục

: Hệ số phân bổ của từng khoản mục

: Sai số có thể chấp nhận đối với khoản mục j : Hệ số phân bổ của khoản mục j

Bảng xác định mức tr ọng yếu tại Công ty ABC

S T T

Khoản mục Số tiền

Tỷ lệ % Xác định mức trọng yếu

Nhỏ nhất

Lớn nhấ

t

Nhỏ nhất Lớn nhất

1

Lợi nhuận trước

thuế 12.222.709.901 4 8

488.908.39

6 977.816.792

2 Doanh thu 150.795.454.013 0,4 1

603.181.81

6 1.206.363.632

3 TSLĐ và ĐTDH 25.999.300.235 1 2

259.993.00

2 519.986.005

4 Nợ ngắn hạn 23.528.351.867 1 2

235.283.51

9 470.567.037 5 Tổng tài sản 91.116.488.875 0,5 1

455.582.44

4 911.164.889

Do tình hình thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn của Công ty ABC là khả quan -thông qua các tỷ suất thanh toán (phần dưới). Đồng thời mức trọng yếu trên khoản mục Nợ ngắn hạn là thấp nhất nên KTV quyết định chọn mức trọng yếu cho tổng thể các sai sót trên BCTC là mức trọng yếu trên khoản mục Nợ ngắn hạn tức 235.283.519 (đồng). Nếu số chênh lệch kiểm toán dưới mức này thì sai số đó không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị.

Bảng: Tỷ suất thanh toán c ủa Công ty ABC

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2013 Năm 2014

1- Khả năng thanh toán hiện hành % 1,69 2,49

2- Khả năng thanh toán Nợ ngắn hạn

% 1,07 1,72

3- Khả năng thanh toán nhanh % 0,158 0,138

Phân bổ ước lượng mức trọng yếu cho các khoản mục tại khách hàng ABC

STT Khoản mục Số liệu trên

BCTC

Hệ số phân

bổ

Sai sót phân bổ Sai sót

thừa Sai sót thiếu

1 Tiền 25.750.840.847 1 38.446.081 38.446.081

2 Các khoản phải thu 20.850.429.725 2 62.259.505 62.259.505 3 Hàng tồn kho 3.540.985.000 3 15.860.103 15.860.103

4 TSLĐ khác 15.470.689.350 1 23.097.784 23.097.784

5 TSCĐ 17.486.589.110 2 52.215.057 52.215.057

6

Đầu tư tài chính dài

hạn 25.999.300.235 1 38.817.031 38.817.031

7 Nợ phải trả 1.536.486.400 2 4.587.957 4.587.957

Tổng cộng 110.635.320.667 235.283.51

9 235.283.519

Như vậy, sai sót cho khoản mục Chi phí trả trước dài hạn là 23.097.784 (đồng). Nếu số chênh lệch kiểm toán dưới mức này thì sai đó đó không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của

Thiết kế chương trình kiểm toán

Căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán được đánh giá cho khoản mục chi phí trả trước dài hạn, KTV lập chương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục.

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước dài hạn tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán hà nội (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w