CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DOANH THU TẠI CÔNG TY
2.3. Phân tích thực trạng doanh thu tại công ty TNHH INAVINA thông qua các
2.3.1.Phân tích sự biến động ( tốc độ phát triển ) của chỉ tiêu DT qua các năm
Mục đích của nội dung phân tích này nhằm thấy được sự biến động tăng giảm và xu hướng phát triển của doanh thu bán hàng, đưa ra những thông tin dự báo nhu cầu của thị trường làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn của công ty.
Biểu 2: Phân tích tốc độ phát triển của doanh thu bán hàng qua 5 năm Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
24.732,57 30.167 33.120 35.872,745 37.360,47
SS định gốc (%) 100 121,97 141,99 144,96 151,06
SS liên hoàn (%) 100 121,97 109,78 108,25 104,42
( Nguồn công ty TNHH INAVINA)
Tốc độ phát triển bình quân: =
108,85%
Bằng phương pháp so sánh định gốc ta thấy DT của các năm so với năm 2007 đều tăng, đặc biệt là năm 2011 doanh thu tăng cao nhất là 51,06 % tiếp đến năm 2010 doanh thu tăng 44,96 %, năm 2009 doanh thu tăng 41,99 %, năm 2008 tăng 21,97 %. Nhìn chung doanh thu từ năm 2007 đến 2011 doanh thu đều tăng.
Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng dòng sản phẩm của công ty ngày càng cao, uy tín, chất lượng sản phẩm bán trên thị trường rất tốt, khả năng chiếm lĩnh thị trường lớn.
Bằng phương pháp so sánh liên hoàn: So sánh doanh thu của các năm sau so với năm trước liền kề cho thấy doanh thu các năm tăng không ổn định, đặc biệt tỷ lệ doanh thu năm 2009 tăng cao nhất so từ thời điểm công ty hoạt động, rồi đến năm 2010 và thấp nhất là năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2008 khủng hoảng kinh tế, giá xăng dầu thường xuyên biến động khiến cho các khoản chi phí đầu vào tăng cao. Ngoài ra công ty còn bị nhiều sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, về giá cả, đội ngũ bán hàng chưa chuyên nghiệp.
Công ty cần có các biện pháp để năm 2012 tỷ lệ doanh thu cao hơn nữa. Mặc dù vậy, để đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu như đã nói ở trên công ty phải cố gắng hết sức mình để có chỗ đứng ổn định trên thương trường. Tất cả những cố gắng đó không phải của riêng cá nhân nào mà là sự nỗ lực của cả tập thể đoàn kết.
Căn cứ vào số liệu trên ta có thể nhận xét như sau: Tốc độ phát triển bình quân của công ty trong 5 năm kể từ năm 2007 đến 2011 tăng 30,2 %. Điều này thể hiện sự dẻo dai cố gắng không ngừng của công ty mặc dù có năm công ty không đạt được như mong muốn, nhưng đánh giá chung công ty làm ăn có hiệu quả.
2.3.2. Phân tích doanh thu bán hàng theo tổng mức và kết cấu
Tổng doanh thu của công ty được cấu thành bởi kinh doanh các nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ. Nguồn số liệu phân tích được thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua hai năm.
Phân tích doanh thu bán hàng theo các nghiệp vụ kinh doanh Biểu 3:Phân tích doanh thu theo các nghiệp vụ kinh doanh
trong hai năm 2010, 2011(đơn vị tính: triệu đồng) Các chỉ
tiêu
Năm 2010 Năm 2011 So sánh tăng giảm
Tiền TT
(%) Tiền TT
(%) Tiền TL
(%)
TT (%)
DTBH 30.474.833 85 33.250.818 89 2.775.985 9,11 4
DTCCDV 5.397.912 15 4.109.652 11 -1.288.260 - 23,87 -4 Tổng DT 35.872.745 100 37.360.470 100 1.487.725 4,15 0
( Nguồn công ty TNHH INAVINA)
Qua bảng trên ta nhận thấy, doanh thu bán hàng của doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.487.725 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu ( 4,15%). Cụ thể:
Doanh thu bán hàng năm 2011 có tỷ trọng tăng 4% so với năm 2010, từ 85%
lên 89%, tương ứng với mức tăng doanh thu là 9,11%, tương ứng với 2.775.985 triệu đồng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2011 giảm so với năm 2010 là 23,87 % tương ứng làm giảm tổng doanh thu à 1.288.260 triệu đồng.
Phân tích doanh thu theo nhóm hàng và những mặt hàng chủ yếu
Mục đích của nội dung phương pháp này nhằm đánh giá một cách toàn diện, chi tiết tình hình doanh thu bán hàng theo nhóm, mặt hàng thấy được sự biến động tăng , giảm và xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của chúng làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược đầu tư theo nhóm mặt hàng kinh doanh của công ty.
Tại công ty kinh doanh rất nhiều các mặt hàng, chủng loại vì thời gian có hạn nên em chỉ đi sâu vào nghiên cứu một số mặt hàng chủ yếu sau:
Biểu 4: Phân tích DT theo nhóm hàng và mặt hàng chủ yếu. (Đơn vị tính: 1000 đồng) Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh tăng (giảm)
ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%)
1 2=1/∑1 3 4=3/∑3 5=3-1 6=5/1*
100
7=4-2 Tủ lạnh
8.929.126 29,3 9.276.987 27,9 347.861 3,90 - 1,4 Điều hòa
7.435.859 24,4 8.645.212 26,0 1.209.353 16,26 1,6 Đồ chơi
4.875.973 16,0 4.189.603 12,6 -686.370 -14,07 - 3,4 Máy giặt
9.233.874 30,3 11.139.024 33,5 1.905.150 20,63 3,2 Tổng doanh thu 30.474.832 100 33.250.826 100 2.775.994 9,11 0
( Nguồn công ty TNHH INAVINA)
Qua biểu phân tích trên ta nhận thấy nhìn chung doanh thu bán hàng của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.775.994 (nđ), tỷ lệ tăng 9,11% do trong những nhóm hàng kinh doanh của công ty có 4 nhóm hàng doanh thu tăng so với năm 2010, cụ thể là:
Doanh thu nhóm sản phẩm Tủ lạnh tăng 347.861 (nđ), tỷ lệ tăng 3,90%.
Doanh thu nhóm sản phẩm Điều hòa 1.209.353 (nđ), tỷ lệ tăng 16,26%.
Doanh thu nhóm sản phẩm Đồ chơi giảm 686,370 (nđ), tỷ lệ giảm 14,07 %.
Doanh thu nhóm sản phẩm Máy giặt tăng 1.905.105 (nđ), tỷ lệ tăng 20,63%. Như vậy doanh thu bán hàng của năm 2011 tăng chủ yếu là do doanh thu của nhóm sản phẩm máy giặt tăng. Trong năm 2012 công ty cần có những biện pháp phát huy thế mạnh của nhóm sản phẩm này góp phần tăng doanh thu cho công ty.
Xét về mặt tỷ trọng của doanh thu bán hàng ta nhận thấy: Doanh thu nhóm sản phẩm máy giặt năm 2011 so với năm 2010 chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng 3,2%.
Doanh thu nhóm sản phẩm điều hòa chiếm tỷ trọng thứ hai tăng 1,6%. Còn lại 2 nhóm sản phẩm về Tủ lạnh và Đồ chơi tỷ trọng doanh thu cũng đều giảm lần lượt là 1,4%; 3,4%.
Từ những số liệu trên ta thấy: Doanh thu của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu của nhóm sản phẩm máy giặt và điều hòa tăng. Còn lại các nhóm sản phẩm khác và những mặt hàng chủ yếu đều làm giảm doanh thu của toàn công ty.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng lạm phát từ năm 2008,2009 kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát tăng cao 23,3%, thu nhập của người tiêu dùng giảm. Thêm một yếu tố là thị hiếu người tiêu dùng thay đổi. Vì vậy trong tương lai công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm tăng doanh thu của những nhóm mặt hàng này như tăng cường tiếp xúc khách hàng để mở rộng thị phần bán lẻ và ưu tiên bán chậm trả cho những khách hàng lớn lâu năm nhằm giữ vững mối quan hệ đồng thời nâng cao uy tín của công ty. Ngoài ra, nhóm sản phẩm về tủ lạnh và máy giặt cần mở rộng thị trường tiêu thụ vì trong năm 2011 các nhóm mặt hàng này được tiêu thụ mạnh nhất.
Phân tích doanh thu theo phương thức bán
Mục đích của nội dung phân tích này nhằm đánh giá tình hình biến động tăng, giảm của các chỉ tiêu doanh thu theo phương thức bán, tìm ra ưu, nhược điểm trong từng phương thức bán và khả năng đa dạng hóa các phương thức bán hàng của công ty, từ đó tìm ra những phương thức bán thích hợp cho công ty để đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh thu.
Biểu 5: Phân tích doanh thu theo phương thức bán
Đơn vị tính: 1000 đồng Các chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 So sánh tăng (giảm)
ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%)
1 2=1/∑1 3 4=3/∑3 5=3-1 6=5/1*100 7=4-2
Bán buôn 25.616.786 71,45 27.381.488 73,29 1.764.702 6,89 1,84 Bán lẻ 10.235.959 28,55 9.978.982 26,71 -256.977 -2,51 -1,84
Tổng doanh thu 35.852.745 100 37.360.470 100 1.507.725 4,21 0 ( Nguồn công ty TNHH INAVINA)
Qua biểu phân tích trên ta có nhận xét như sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.507.725 (nđ), tỷ lệ tăng 4,21% là do trong những phương thức bán hàng của công ty có phương thức góp phần làm tăng doanh thu của công ty đáng kể. Cụ thể là:
Doanh thu bán hàng theo phương thức Bán buôn năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.764.702 (nđ), tỷ lệ tăng 6,89%. Mặt khác tỷ trọng doanh thu xuất bán buôn nội địa cũng rất cao (năm 2010 là 71,45% , đến năm 2011 tăng là 73,29), tăng 1,84%. Rõ ràng hình thức bán này vẫn là thế mạnh, chiếm ưu thế chủ yếu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Doanh thu bán hàng theo phương thức bán lẻ năm 2011 so với năm 2010 giảm 256.477 (nđ), tỷ lệ giảm là 2,51 %. Tỷ trọng doanh thu bán đại lý giảm 1,84%.
Nguyên nhân chủ yếu là công ty chưa bắt kịp được sự thay đổi mức sống, thị hiếu của người tiêu dùng, chưa có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.
Từ những số liệu phân tích trên ta có thể kết luận sơ bộ: hình thức tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu dựa vào phương thức bán buôn. Vì vậy công ty nên có kế hoạch mở rộng đầu tư phát triển kinh doanh, phương thức bán lẻ lại bị giảm, tuy nhiên phương thức bán lẻ là một hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng nên có thể nắm bắt ngay sự thay đổi thị hiếu, mức sống của người tiêu dùng từ đó có biện pháp điều chỉnh. Đồng thời bán lẻ giúp thu hồi vốn nhanh chóng, chống ứ đọng vốn mang lại lãi cao hơn. Để đẩy mạnh việc bán lẻ công ty nên mở thêm các cửa hàng
có vị trí thuận lợi và đào tạo đội ngũ bán hàng có trình độ giao tiếp tốt từ đó đẩy mạnh tăng doanh thu.
Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán
Mục đích của nội dung phân tích này là đánh giá tình hình biến động của các chỉ tiêu bán hàng gắn với việc thu tiền bán hàng và tình hình thu tiền bán hàng. Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nhanh tiền bán hàng và có định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức bán và thanh toán tiền bán hàng trong kỳ tới.
Biểu 6: Phân tích doanh thu theo phương thức thanh toán
Đơn vị tính: 1000 đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 So sánh tăng( giảm)
ST TT(%) ST TT(%) ST TL(%) TT(%)
1 2=1/∑1 3 4=3/∑3 5=3-1 6=5/1*10
0 7=4-2
Tổng
doanh thu 35.852.744 100 37.360.469 100 1.507.725 4,21 0 Trong đó
- Thu tiền
ngay 24.164.750 67,40 24.769.991 66,30 605.241 2,5 -1,1 - Bán trả
chậm 11.483.634 32,03 12.295.330 32,91 811.696 7,07 0,88
Nợ khó đòi 204.360 0,57 295.148 0,79 90.788 44,43 0,22
Tỷ lệ nợ khó đòi trên
DT bán chậm
1,76 - 2,40 - - 0,64 -
( Nguồn công ty TNHH INAVINA)
Qua biểu phân tích trên ta có nhận xét như sau: Doanh thu bán hàng của công ty năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.507.725 (nđ), tỷ lệ tăng 4,21% là do trong các phương thức thanh toán có các phương thức làm tăng doanh thu của công
ty đáng kể. Cụ thể là:
Phương thức thanh toán bằng tiền ngay trong những năm gần đây có xu hướng giảm. cụ thể doanh thu trả ngay năm 2011 so với năm 2010 tăng 605.214 (nđ), tỷ lệ tăng 2,5 %,, nhưng tỷ trọng lại giảm 1,1% là do kinh tế vẫn bị ảnh hưởng tình hình lạm phát, kinh tế khó khăn, làm cho công ty kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế quy mô bán lẻ trực tiếp của công ty bị thu hẹp lại, điều này không tốt, vì vậy việc ứ đọng vốn ngày càng tăng, lượng tiền thu ngay quá ít không đủ để tái đầu tư, mở rộng kinh doanh. Vì vậy công ty nên đẩy mạnh việc bán lẻ.
Phương thức bán chậm trả năm 2011 so với năm 2010 tăng 811.969 (nđ), tỷ lệ tăng 7,07 %, với tỷ trọng tăng là 0,88%. Trong nền kinh tế như hiện nay, cung đang ở tình trạng lớn hơn cầu, nên công ty cũng đã bắt đầu phương thức bán chậm trả để kích thích người tiêu dùng nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh thu bán chậm trả lại lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng doanh thu bán hàng ( 21,63% >
18,38%) là không hợp lý.
Đối với doanh thu nợ khó đòi: Năm 2011 so với năm 2010 tăng 90.788(nđ), tỷ lệ tăng 44,33, tỷ trọng tăng 0,22%. Tỷ lệ nợ khó đòi trên doanh thu bán chậm trả tăng 0,64%. Do đó công ty cần có những biện pháp giảm nợ khó đòi.
Vậy trong kỳ kinh doanh tới công ty cần nghiên cứu để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm góp phần tăng doanh thu bán hàng đồng thời giảm tỷ lệ doanh thu bán hàng chậm trả, tăng cường các biện pháp thu hồi công nợ, giảm số tiền và tỷ lệ nợ khó đòi để có thể giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại do bán chậm trả gây ra.
Ngoài ra trong tương lai công ty cần chú trọng phương thức thanh toán chậm trả sao cho phù hợp tránh tình trạng ứ đọng vốn gây khó khăn tài chính cho công ty.
2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng
Đối với các doanh nghiệp thì doanh thu bán hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Mỗi sự thay đổi của các nhân tố này, đều có sự ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu bán hàng. Chính vì thế nên việc xác định mức độ ảnh hưởng và vai trò của mỗi yếu tố là một trong những công cụ chính làm cơ sở cho những quyết định tăng doanh thu.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh thu bán hàng, trong đề tài của mình em phân tích hai nội dung: thứ nhất là sự ảnh hưởng của số lượng lao động và NSLĐ đến doanh thu bán hàng. thứ hai là sự ảnh hưởng của lượng hàng hoá và đơn giá bán tới doanh thu bán hàng.
2.3.3.1. Phân tích ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động tới doanh thu bán hàng của công ty