- Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của doanh
BẢNG ĐĂNG KÝ VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO NĂM
Loại tài sản Ngày mua Tháng đƣa vào sử dụng Số năm khấu hao Nguyên giá đầu kỳ Nguyên giá tăng trong kỳ Nguyên giá giảm trong kỳ Tổng số khấu hao năm Khấu hao tháng Phân bổ chi phí
Thứ tám: Qua công việc hạch toán kế toán tài sản cố định, khi mua tài sản cố định về thuế GTGT đƣợc khấu trừ của tài sản cố định kế toán đang hạch toán vào TK 1331 “Thuế GTGT đƣợc khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”. Vì vậy theo em doanh nghiệp nên hạch toán chi tiết khoản thuế này vào TK 1332 “ Thuế GTGT đƣợc khấu trừ của tài sản cố định” để theo dõi đƣợc chi tiết, cụ thể hơn
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại DN 3.2.2.1. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ
Công tác đầu tƣ mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hƣởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn đầu tƣ dài hạn, ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải đƣợc phân tích kỹ lƣỡng. Trƣớc khi ra quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tƣ mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động huy động nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động đó.
Tuy nhiên, do số lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp phụ thuộc vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ từng thời kỳ. Điều này gây nên khó khăn cho việc bố trí sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, gây cản trở cho hoạt động kế hoạch hoá và đầu tƣ mới TSCĐ.
Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp:
- Thông qua các mục tiêu đề ra trong kế hoạch, DN có thể chủ động sử dụng các TSCĐ hiện có vì chúng đƣợc xác định rõ là sẽ phục vụ cho mục đích gì và trong bao lâu.
- Có cơ hội chuẩn bị và lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ đƣợc mua sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lƣợng tốt và giá thành hợp lý.
- Từ việc lập kế hoạch đầu tƣ máy móc thiết bị, DN có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo công nhân cho phù hợp với trình độ trang bị TSCĐ trong tƣơng lai và nhƣ vậy hiệu quả sử dụng TSCĐ mới đƣợc nâng cao.
- Đƣa ra đƣợc những lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tƣ mới TSCĐ, tránh lãng phí vốn đầu tƣ.
3.2.2.2. Tăng cƣờng đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dƣỡng TSCĐ
Việc tăng cƣờng công tác quản lý sử dụng, bảo dƣỡng, đổi mới công nghệ TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của DN đƣợc liên tục, năng suất lao động sẽ đƣợc nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm và nhƣ vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trƣờng.
Doanh nghiệp phải không ngừng thực hiện việc chuyển giao công nghệ để cải tiến công nghệ đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại. Có nhƣ vậy, các TSCĐ mới phát huy tác dụng nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng cao.
Hiện nay những TSCĐ đang sử dụng trong doanh nghiệp có thời hạn sử dụng trung bình tƣơng đối dài bởi lẽ khi nƣớc ta tham gia hoàn toàn vào AFTA thì thị trƣờng công nghệ sẽ thay đổi lớn, các máy móc thiết bị khó tránh khỏi hao mòn vô hình ở mức cao, nguy cơ không bảo toàn đƣợc vốn cố định là rất lớn. DN nên tiến hành đánh giá lại toàn bộ TSCĐ để xác định việc trích khấu hao cho chính xác.
Tránh việc mất mát, hƣ hỏng TSCĐ trƣớc thời gian dự tính bằng việc phân cấp quản lý chặt chẽ, nâng cao tinh thần trách nhiệm vật chất trong quản lý chấp hành nội quy, trong đó quy chế sử dụng TSCĐ là nội dung quan trọng nhất. DN cần quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong bảo quản, bảo dƣỡng, đảm bảo an toàn cho TSCĐ để chúng luôn đƣợc duy trì hoạt động với công suất cao.
Ngoài ra, DN nên sử dụng triệt để các đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công suất sử dụng của máy móc thiết bị. Với quy chế thƣởng phạt rõ ràng, nghiêm minh, DN cần nâng cao và khuyến khích ý thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân viên trong việc giữ gìn tài sản nói chung và TSCĐ nói riêng. Sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tận dụng công suất máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.
Thực hiện giải pháp này sẽ giúp Doanh nghiệp:
- Nắm chắc tình trạng kỹ thuật và sức sản xuất của các TSCĐ hiện có. Từ đó có thể lên kế hoạch đầu tƣ, đổi mới TSCĐ cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất trong tƣơng lai.
- Đảm bảo an toàn cho các TSCĐ trong DN và giảm chi phí quản lý TSCĐ. - Giúp cho TSCĐ luôn duy trì hoạt động liên tục với công suất cao, tạo ra đƣợc những sản phẩm có chất lƣợng tốt và có tính cạnh tranh cao không những ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn cả thị trƣờng nƣớc ngoài.
3.2.2.3. Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến
Hiện nay, do những nguyên nhân có thể là chủ quan chẳng hạn nhƣ bảo quản, sử dụng kém làm cho tài sản bị hƣ hỏng hoặc khách quan tạo ra nhƣ thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng. Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn sẽ bị ứ đọng gây lãng phí trong khi doanh nghiệp lại đang rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng TSCĐ để cần nhanh chóng thanh lý những TSCĐ đã bị hƣ hỏng, đồng thời có kế hoạch điều phối TSCĐ không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng.
Thực hiện đƣợc tốt giải pháp này sẽ giúp Doanh nghiệp:
- Tránh việc ứ đọng vốn, thu hồi đƣợc phần nào vốn đầu tƣ bỏ ra.
- Tạo điều kiện để mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao đƣợc năng lực sản xuất.
3.2.2.4. Tận dụng năng lực của TSCĐ trong DN
Việc đề ra là cần tận dụng năng lực của TSCĐ trong doanh nghiệp rất cần thiết. Trong các biện pháp tăng năng suất lao động, thì biện pháp tăng công suất máy móc thiết bị rất đƣợc các doanh nghiệp chú trọng. Tăng năng suất của thiết bị máy móc có tác dụng tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí nguyên vật liệu, từ đó sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần tránh trƣờng hợp máy móc phải ngừng việc do thời gian sữa chữa máy móc quá lâu hoặc do thiếu nguyên vật liệu, thiếu công nhân có trình độ… làm ảnh hƣởng đến việc tận dụng năng lực của máy móc. Khi muốn tăng năng suất, doanh nghiệp cần xem xét xem đã tận dụng hết công suất của máy móc hiện có chƣa trƣớc khi đƣa ra quyết định mua sắm mới TSCĐ.
Tác dụng của giải pháp này :
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất kinh doanh và nhƣ vậy mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện đƣợc.
- Doanh nghiệp có thể sử dụng đƣợc tối đa công suất của máy móc thiết bị, tránh đƣợc những lãng phí không cần thiết.
3.2.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp a) Đối với cán bộ quản lý:
Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hƣớng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng ra quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Nhận thức đƣợc điều này DN cần:
- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ, mặt khác phải tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vƣơn lên. Hàng năm doanh nghiệp nên tổ chức những cuộc kiểm tra tại chỗ để có thể đánh giá trình độ của họ.
- Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt: đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật cho phù hợp với máy móc trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho họ là phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ mới, hiện đại mà DN chƣa có điều kiện đầu tƣ để có thể tham mƣu cho ban lãnh đạo khi DN tiến hành đổi mới TSCĐ.
b) Đối với công nhân trực tiếp sản xuất
Hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào lực lƣợng lao động này bởi vì họ là những ngƣời trực tiếp vận hành máy móc để tạo ra sản phẩm. Do máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hóa cho nên trình độ của họ cũng phải thay đổi theo để phát huy tính năng của chúng.
- Doanh nghiệp cần phải khuyến khích họ phát huy vai trò tự chủ, năng động, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm trong công việc thông qua việc sử dụng chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng.
- Cải thiện điều kiện làm việc, hàng quý mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng tay nghề cho công nhân giúp họ hoàn thiện kỹ năng sử dụng các máy móc thiết bị kỹ thuật mới đảm bảo hiệu suất hoạt động ở mức tối đa.
Tác dụng của giải pháp này:
- Các TSCĐ trong DN đƣợc giữ gìn, bảo quản tốt ít bị hƣ hỏng và nhƣ vậy chi phí liên quan sẽ giảm đi nhiều.
- Các máy móc thiết bị sẽ hoạt động với hiệu suất cao nhất, đạt hiệu quả cao, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao.
3.2.3. Một số giải pháp khác
Bên cạnh TSCĐ thì vốn lƣu động cũng là một điều kiện không thể thiếu trong quá trình hoạt động của công ty. Việc sử dụng hiệu quả vốn lƣu động có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy để sử dụng hiệu quả vốn lƣu động doanh nghiệp cần phải:
- Xác định chính xác nhu cầu vốn lƣu động của doanh nghiệp: dựa vào nhu cầu vốn lƣu động đã xác định doanh nghiệp xác định khả năng tài chính hiện tại của mình,
số vốn còn thiếu để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn gây gián đoạn quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sử dụng vốn lƣu động một cách linh hoạt, hợp lý: hiện nay doanh nghiệp hoạt động chủ yếu đƣợc là nhờ nguồn vốn vay từ bên ngoài, vì vậy cần linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp.
Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với các khách hàng. Khách hàng luôn là yếu tố quan trọng đối với các công ty, có đƣợc khách hàng đã khó nhƣng giữ đƣợc khách hàng lại càng khó hơn. Do đó giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thì việc làm hài lòng khách hàng, đem lại cho họ những sản phẩm tốt nhất là rất quan trọng.
Đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.
Chủ động tiếp thu một cách linh hoạt và học hỏi có chọn lọc những phƣơng pháp kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và các công ty, doanh nghiệp có thƣơng hiệu vững mạnh trên thị trƣờng.
KẾT LUẬN
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có TSCĐ. TSCĐ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Để tạo đƣợc điều đó chúng ta cần phải có một dây chuyền công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại cùng với sự quản lý tốt công tác sản xuất kinh doanh. Kế toán là một trong những công cụ quản lý kinh tế đắc lực, có hiệu quả nhất và kế toán TSCĐ là khâu quan trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp.Việc hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định là nhiệm vụ cần thiết hàng đầu: Nó không chỉ giúp quản lý điều hành các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, mà còn là cơ sở để đánh giá năng lực sản xuất hiện tại, nhằm lập ra các kế hoạch hữu hiệu, đẩy mạnh sản xuất trong tƣơng lai.
Sau một thời gian thực tập tại DNTN Phú Thịnh, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng kế toán và sự hƣớng dẫn của giáo viên trong trƣờng, em đã hoàn thành thời gian thực tập của mình tại doanh nghiệp:
- Tìm hiểu đƣợc quá trình phát triển của doanh nghiệp
- Có một cái nhìn thực tế hơn về TSCĐ. Từ đó, em đã rút ra một số kinh nghiệm cho quá trình làm việc sau này của bản thân.
Với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
TSCĐ tại DNTN Phú Thịnh”, em đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu
thực tế tình hình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp. Bài viết đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp, phân tích những kết quả đạt đƣợc và những khó khăn cần khắc phục, tìm ra những nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán và sự hƣớng dẫn tận tình của cô để hoàn thành bài luận văn này.