Câu 1 : Thị trường các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ? Trong TH nào , t.trg này có tđ tích cực đến quá trình CDCCKT ?
* Khái niệm : Cơ cấu KT là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể
- Chuyển dịch CCKT là quá trình thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với MT và điều kiện phát triển của nền KT
* Thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm : Thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường vật tư, thị trường KHCN
- Thị trường các yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến quá trình CDCCKT, khi t.trg yếu tố đầu vào phát triển sẽ tác động làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu mặt hàng của từng ngành từng doanh nghiệp. Do đó tác động làm thay đổi tỉ trọng ngành và số lượng ngành của nền kinh tế
-> Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Thị trường các yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới quy mô sản xuất:
Quy mô sản xuất phụ thuộc và khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào như K,L,R,T và nhu cầu của thị trường
+ Thị trường các yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm là do nhu cầu của thị trường và phụ thuộc vào khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào. Từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn nguồn cung cấp có lợi nhất để làm đa dạng, phong phú cơ cấu sản phẩm, dẫn đến xuất hiện nhiều ngành mới và số lượng ngành thay đổi
* Thị trường các yếu tố đầu vào tác động tích cực đến quá trình CDCCKT trong các trường hợp :
- Khi thị trường đầu vào phát triển -> Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng sản lượng. Ngành nào có càng nhiều DN mở rộng quy mô ngành đó càng phát triển -> Thúc đẩy
CDCCKT
- Khi thị trường đầu vào cung cấp ổn định, đầy đủ, kịp thời, các yếu tố đầu vào giá cả hợp lý, chất lượng tốt => Tác động tích cực đến quá trình CDCCKT
=> Như vậy, thị trường các yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các yếu tố cần thiết để thực hiên quá trình CDCCKT
Câu 2 : Thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng ntn đến quá trình CDCCKT ? Trong trường hợp nào , thị trường này có tác động tích cực đến quá trình CDCCKT ?
* Khái niệm : Cơ cấu KT là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể
- Chuyển dịch CCKT là quá trình thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với MT và điều kiện phát triển của nền KT
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm : có tác động trực tiếp đến quá trình CDCCKT từ việc đáp ứng nhu cầu thị trường
- Giúp định hướng qtrinh CDCCKT, có ý nghĩa đối với qtr CDCCKT
- Nói đến thị trường tiêu thụ sản phẩm là nói đến trình độ và mức độ nhu cầu của xã hội với sp, dịch vụ của các ngành kinh tế
- Thị trường tiêu thụ sp là yếu tố hướng dẫn cho hđ kinh doanh của DN
Các DN muốn thay đổi, phát triển thì phải trả lời được các câu hỏi của thị trường như : sản xuất cái gì ( cơ cấu sản phẩm ) , sản xuất cho ai ( thị trường ) , sản xuất với số lượng bao nhiêu ( tỉ trọng ngành ).
- Nhu cầu của thị trường ngày càng đa dạng phong phú sẽ thay đổi làm thay đổi số lượng ngành trong nền KT
=> Từ đó thúc đẩy qtr CDCCKT
* Thị trường tiêu thụ sản phẩm tác động tích cực đến qtrinh CDCCKT trong các trường hợp :
- Khi TN bình quân đầu người tăng lên , nhu cầu mua sắm hàng hóa dịch vụ của con người có sự thay đổi - Khi thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác, tạo cơ hội mở rộng sản xuất kinh đoanh cho DN , nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.
- Khi thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn dịnh sẽ giúp DN ký kết được các hợp đồng dài hạn, do đó DN có khả năng mở rộng quy mô sản xuất -> Tăng tỷ trọng ngành, CDCCKT
- Khi thị trường thông suốt, không có rào cản cản trở sự trao đổi hàng hóa trên thị trường
- Khi những mặt trái của nền kinh tế như buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả hàng nhái được hạn chế sẽ tác động tích cực đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
=> Để yếu tổ thị trường tiêu thụ sản phẩm thực sự tác động tích cực đến CDCCKT , đòi hỏi các ngành, các doanh nghiệp phải nắm bắt kịp thời xu hướng của thế giới, nhu cầu của thị trường, xử lý nhanh chóng các thông tin về thị trường, làm căn cứ cho việc xác định mô hình chuyển đổi CCKT phù hợp
Câu 3 : Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia hội nhập KT quốc tế ? Trong quá trình CDCCKT, VN cần làm gì để vượt qua thách thức đó ?
11/01/2007 , Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO , điều này ảnh hưởng sâu sắc đến qtrinh CDCCKT
* Khái niệm : Cơ cấu KT là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể
- Chuyển dịch CCKT là quá trình thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với MT và điều kiện phát triển của nền KT
* Cơ hội :
- Hội nhập KT quốc tế góp phần mở rộng xuất nhập khẩu. Được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác tạo điều kiện cho hàng hóa VN thâm nhập vào thị trường thế giới
+ Trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN , kim ngạch xuất khẩu cuả nước ta tăng đáng kể 15.3% hàng năm
-> Xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn -> Tăng thu nhập của người lao động
- Hội nhập KT quốc tế góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI : 2008 - đạt 64 tỷ USD vốn đăng ký - 11.5 tỷ USD vốn giải ngân + Viện trợ phát triển ODA
- Tham gia hội nhập KT quốc tế cx tạo điều kiện tiếp thu KHCN tiên tiến, học tập được kinh nghiệm tổ chức quản lý
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành thông qua cạnh tranh các DN sản xuất trong nước với nước ngoài
- Tạo cơ hội phân bổ nguồn lực có lợi thế như TNTN, lao động ra thị trường bên ngoài rộng lớn +) Với dân số hơn 90 tr dân, chúng ta có thể thông qua hội nhập để xklđ cũng như tạo cơ hội để nhập khẩu lđ , tiếp nhận kỹ thuật , công nghệ cao.
- Góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo môi trường thuận lợi để PTKT. Các chính sách KT, cơ chế quản lý ngày càng minh bach , nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
* Thách thức:
Sức ép cạnh tranh trên trường quốc tế
+ Thách thức lớn nhất dễ dàng nhận thấy xuất phát từ 1 nước đang phát triển có trình độ thấp , quản lý nhà nước chưa thực sự tốt, DN và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh hàng hóa dịch vụ còn hạn chế
+ Hệ thống chính sách kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh
+ Khả năng tiếp cận và xâm nhập thị trường mới còn thấp, có thể dẫn đến triệt tiêu các ngành sản xuất trong nước
-> Khó khăn trong cạnh tranh cả trong nước và thị trường quốc tế ở 3 cấp độ : sp, DN, quốc gia
- Bên cạnh đó, những yếu tố đảm bảo cho mở cửa hội nhập KT còn hạn chế như hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội lạc hậu, thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính còn rườm rà, các cán bộ địa phương còn có trình độ thấp, cản trở thu hút đầu tư nước ngoài, hạn chế TTKT
- Ngoài ra hội nhập KTQT còn ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, môi trường như : + Hiện tượng chảy máu chất xám , vấn đề công bằng về TN của người lao động
+ TNTN có thể bị khai thác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường + VN có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp của thế giới - Nguy cơ phải chuyển dịch CCKT theo hướng bất lợi
* Giải pháp
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào những ngành đòi hỏi vốn lớn, công nghệ cao, những ngành trong nước chưa có khả năng đầu tư
- Mỗi ngành kinh tế, mỗi địa phương cần biêt lựa chọn sp mà mình có ưu thế và thị trường TG có nhu cầu. Từ đó có thể có kế hoạch đầu tư đồng bộ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
- Cần phát triển những vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn, đáp ứng cả số lg và chất lg
- Trong việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc quan tâm đến các chính sách ưu đãi đầu tư cần xem xét các tác động của các dự án này về XH và môi trường
- Nhà nước cần khuyến khích các thành phần kinh tế, nâng cao chất lg người lđ và có chính sách bảo vệ lợi ích người lao động
Câu 4 : Vai trò của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ? Liên hệ ?
* Khái niệm : Cơ cấu KT là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể
- Chuyển dịch CCKT là quá trình thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với MT và điều kiện phát triển của nền KT
* CDCCKT thể hiện :
+ Sự thay đổi số lg các bộ phận hợp thành tổng thể nền KT
+ Sự thay đổi tỷ trọng mỗi bộ phận hợp thành so với tổng thể nền KT + Mục tiêu của CDCCKT là hướng tới xây dựng CCKT hợp lý
* Vai trò của Nhà nước : (3)
a. Nhà nước xây dựng mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho từng ngành KT, từng vùng lãnh thổ.
Mục tiêu này là cơ sở cho từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ xây dựng, định hướng CDCCKT VD : Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020, VN cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại -> tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ đạt 85% GDP
Đến năm 2030 : du lịch trở thành ngành mũi nhọn
=> Để đạt được mục tiêu này, nhà nước phải phân bổ vào những ngành trọng điểm nhiều vốn hơn những ngành khác đảm bảo qtrinh CDCCKT đạt được đúng mục tiêu ban đầu
b. Nhà nước đề ra và đảm bảo mục tiêu , hệ thống chính sách kinh tế, hệ thống Pháp luật. Do đó Nhà nước có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành này hay hạn chế ngành khác
Để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành , Nhà nước -> giảm lãi suất -> khuyến khích đầu tư tư nhân, doanh nghiệp sản xuất
-> giảm thuế, miễn thuế đối với 1 số doanh nghiệp trong nhiều năm, doanh nghiệp xuất khẩu bảo hộ
Để hạn chế sự phát triển của ngành : Nhà nước đánh thuế cao
Liên hệ : Việt Nam đánh thuế cao đối với ô tô nhập khẩu -> khuyến khích phát triển sản xuất ô tô trong nước
- Bên cạnh đó, còn có khuyết tật kinh tế thị trường như buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái-> cần phải đảm bảo hệ thống pháp luật xử lý hiệu quả
c.Nhà nước tác động đến quá trình CDCCKT thông qua đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp
+ Đầu tư trực tiếp : Nhà nước trực tiếp bỏ vốn cho những doanh nghiệp sản xuất những ngành kinh doanh trọng điểm
VD: Ở Việt Nam : ngành dầu mỏ
+ Đầu tư gián tiếp : Nhà nước xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội, chính sách thuế,…
-> Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
VD: Ở Việt Nam : những thành phố lớn thu hút đầu tư hơn do có hệ thống hạ tầng KT-XH hiện đại hơn những thành phố nhỏ lẻ, vùng sâu vùng xa
* Tuy nhiên : Nếu các chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật mà nhà nước đưa ra không hợp lý, không đồng bộ, thiếu khoa học, xa rời thực tiễn, còn chống chéo, chưa phù hợp với cơ chế thị trường -> Sẽ không thúc đẩy CDCCKT, thậm chí còn hạn chế TTKT
Câu 5 : Phân tích ảnh hưởng của KHCN đến quá trình CDCCKT ?
* Khái niệm : Cơ cấu KT là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể
- Chuyển dịch CCKT là quá trình thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với MT và điều kiện phát triển của nền KT
* Trình độ phát triển KHCN và khả năng ứng dụng KHCN vào sxkd của mỗi nước có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến CDCCKT
- Tác động tích cực :
+ KHCN phát triển làm xuất hiện nhiều loại nhu cầu mới, tác động đến sự thay đổi nhu cầu của ngành này hay ngành khác, làm thay đổi tốc độ phát triển của từng ngành
+ KHCN pt tạo khả năng pt những ngành nghề mới, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp, phù hợp với thị hiếu của khách hàng
+ KHCN phát triển cho phép các ngành KT phát triển và khai thác có hiệu quả các nguồn lực , từ đó làm thay đổi số lượng ngành , vai trò, vị trí của từng ngành trong nền kinh tế
+ KHCN pt cho phép phát hiện và khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh, chuyển từ khai thác lợi thế so sánh tĩnh sang khai thác lợi thế so sánh động, phát triển nhanh và bền vững vùng KT
+ Muốn đạt được những điều đó, đòi hỏi phải biết tiếp thu nhanh những thành tựu KHCN tiên tiến trên TG, ứng dụng KHCN phải thích hợp với từng ngành, từng vùng. Có như vậy thì việc CDCCKT theo hướng CNH-HĐH mới thu đc những thành quả mong đợi
- Tác động tiêu cực :
+ Nếu không biết đi tắt đón đầu những thành tựu KHCN của thế giới, k biết đổi mới và khắc phục sự lạc hậu do trình độ KHCN trong nc còn thấp, k ứng dụng KHCN phù hợp cho từng ngành, vùng sẽ tạo ra những tác động tiêu cực
+ Những tác động tiêu cực này có thể làm cho việc CDCC ngành KT không đem lại những thành quả mong muốn, thậm chí còn k có sự CDCC trong nền KT
+ KHCN tiên tiến xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước -> Làm cho nền khoa học của các nước đang pt bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt nảy sinh các vấn đề tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghệ - những lĩnh vực mà những nước đang phát triển ở trình độ thấp hơn các nước PT
* Liên hệ :
VD : Việc chuyển giao các dây chuyền CN, KH tiên tiến của thế giới và từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như :
+ Công nghệ sản xuất ô tô : Nhà máy Trường Hải Auto tiếp nhận dây chuyền chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô
+ Công nghệ thiết bị di động cầm tay, chip, và các sản phẩm viễn thông ( Samsung Vietnam )
- Việc liên kết, liên doanh trong các hoạt động KHCN với các đối tác nước ngoài giúp VN có cơ hội tiếp cận với KHCN tiên tiến nhằm gia tăng khoảng cách kiến thức , kỹ năng
Câu 6 : Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành KT ở các nước đang phát triển ? Vì sao các nước ĐPT lại CDCCKT theo hướng này ?
Khái niệm : Cơ cấu KT là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể
- Chuyển dịch CCKT là quá trình thay đổi của CCKT từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với MT và điều kiện phát triển của nền KT
- CDCC ngành KT là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí tỷ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội
* Xu hướng chuyển dịch CC ngành Kinh tế ở các nước đang phát triển là theo hướng CNH – HĐH Tức là – tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm
– tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ tăng
* Lý do
- Cơ sở lý luận :