CÁC NGUỒN LỰC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu đề cương môn kinh tế phát triển 2 (Trang 30 - 41)

Câu 1 : Vì sao phải tăng cường vai trò của nhà nước trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay ?

* Khái niệm :

- Tài nguyên thiên nhiên : là tất cả các yếu tố tự nhiên mà con người có thể khai thác và sử dụng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình

* Phân loại :

Căn cứ vào thuộc tính tự nhiên : Tài nguyên đất, nước, khoáng sản, khí hậu

Căn cứ vào khả năng tái sinh : TNTN hữu hạn – TNTN có khả năng tái sinh và TNTN không có khả năng tái sinh

TNTN vô hạn

* Phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong khai thác và sử dụng TNTN ở VN hiện nay vì:

1. Xuất phát từ đặc điểm của TNTN:

- Ở Việt Nam, TNTN thuộc sở hữu toàn dân. Nguồn TNTN hữu hạn có khả năng tái sinh và TNTN hữu hạn không có khả năng tái sinh là những loại TN có ảnh hưởng rất lớn đối với 1 số ngành nghề trong PTKT

- Phân bố không đồng đều giữa các vùng, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu và đặc điểm từng vừng.

- Đại bộ phận các TN đều được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sử

-> TNTN rất quý và hiếm, đòi hỏi con người phải khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả 2. Xuất phát từ vai trò của TNTN :

- TNTN là yếu tố đầu vào không thể thiếu của bất kì hoạt động kinh tế nào

- Số lượng, cơ cấu, chất lượng và tình hình phân bổ tài nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế

- TNTN có vai trò tạo vốn, khắc phục sự thiếu hụt nguồn vốn.

- Vai trò của TNTN có giới hạn và thường theo hướng bất lợi cho các nước xuất khẩu các sản phẩm thô -> TNTN rất quan trọng đòi hỏi con người phải bảo vệ

3. Xuất phát từ thực trạng khai thác và sử dụng TNTN:

- Khai thách TNTN bừa bãi , không theo quy hoạch, nhiều vùng còn có sự chồng chéo trong khai thác TN. Quản lý thiếu chặt chẽ, còn sự cạnh tranh trong khai thác giữa người dân và tư nhân

- Chưa quan tâm đến công nghệ chế biến nên chỉ xuất khẩu những sản phẩm thô có giá trị thấp. Vì vậy để thu được nhiều thì phải khai thác nhiều hơn

- Còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác

- Chưa phát huy được vị trí địa lý trong hoạt động giao thông

- Sử dụng nguồn nước thiếu hiệu quả dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch

- Khai thác chưa gắn với bảo vệ môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm MT, chất thải không được xử lý

-> Khai thác chưa hiệu quả, khai thác không bền vững gây ảnh hưởng đến CDCCKT ngành và ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của nền kinh tế

4.Xuất phát từ thực trạng quản lý TNTN :

- Tình trạng quản lý còn yếu kém -> khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, lãng phí vẫn còn tái diễn ->

mất đi nhiều giá trị TNTN

- Nhà nước chưa khắt khe , nghiêm minh với việc xử phạt những hành vi khai thác TNTN trái phép, bừa bãi- > chưa mang tính răn đe triệt để dẫn tới tình trạng TNTN bị khai thác cạn kiệt , ô nhiễm MT, sử dụng lãng phí

* Giải pháp :

- Bổ sung hoàn chỉnh bộ luật liên quan tới TN và MT

- Ban hành các văn bản qui phạm pháp lý về quản lý và khai thác TNTN

- Có chế độ thưởng phạt phân minh đối với cán bộ quản lý việc khai thác và sử dụng TNTN

- Thường xuyên tổ chức công tác điều tra, thanh tra, giám sát hoạt động khai thác và sử dụng TNTN - Nâng cao chất lượng quy hoạch và sử dụng TNTN

- Tuyên truyền , GD ý thức của người dân về việc sử dụng và bảo vệ TNTN

- Tăng cường đầu tư nghiên cứu ra những nguyên liệu mới, nghiên cứu ứng dụng những nguyên liệu vô tận như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,..

* Hiện trạng TNTN ở Việt Nam hiện nay : đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Nguồn tài nguyên của chúng ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng.

Nguyên nhân : khai thác bừa bãi, sử dụng TN lãng phí, công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương

Cụ thể : ( NẾU KHÔNG ĐỦ THỜI GIAN THÌ CHỈ CHÉP 1 LOẠI TÀI NGUYÊN ) - TN rừng : đang bị thu hẹp theo từng ngày

+ Diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp + Các loài sinh vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng : ~ 100 loài động thực vật

- TN nước : tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, việc khai thác 1 cách bừa bãi và quá mức đã hạ thấp mực nước ngầm đáng kể

-> Kéo theo nước ngầm bị ô nhiễm. Ở Việt Nam tình trạng thiếu nước sạch đang được báo động mạnh mẽ - TN đất : đất nông nghiệp đang bị chuyền dần phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ

đất nhiễm phèn , nhiễm mặn , bị sa mạc hóa ngày càng tăng -> công tác quản lý

- Đối với TN rừng :

Nâng cao chất lượng rừng, ngăn chặn nạn phá rừng

Khắc phục sự cố xảy ra do hậu quả của thiên tai

Nâng cao mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng xấu tới TNTN Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm ng dân

- Đối với TN nước

Cần nâng cao thuế, phí, lệ phí không chỉ đối với riêng TN nc mà đối với mọi TNTN Cung cấp nguồn nước sạch, an toàn , đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh Truyền thông nâng cao ý thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước

Áp dụng quy định nghiêm ngặt - Đối với TN đất :

bảo vệ chế độ sở hữu đất đai

nâng cao, cải thiện chất lượng nguồn đất

- KL : TNTN là 1 trong những nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH , đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Tuy nhiên nếu không quản lý khai thác hiệu quả , có chiến lược sử dụng dài hạn nguồn lực này thì sẽ sớm mất đi. Vì vậy việc điều tra, tổng hợp các số liệu cụ thể , lấy đó làm cơ sở để có chiến lược sử dụng là công việc cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Câu 2 : Khai thác và sử dụng Tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển bền vững được hiểu như thế nào ? Liên hệ ?

* Khái niệm :

- Tài nguyên thiên nhiên : là tất cả các yếu tố tự nhiên mà con người có thể khai thác và sử dụng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình

* Phân loại :

Căn cứ vào thuộc tính tự nhiên : Tài nguyên đất, nước, khoáng sản, khí hậu

Căn cứ vào khả năng tái sinh : - TNTN hữu hạn – TNTN có khả năng tái sinh và TNTN không có khả năng tái sinh

- TNTN vô hạn

Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ , hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển : phát triển bền vững về KT, phát triển bền vững về XH, phát triển về MT

* Cách hiểu : Đó là việc khai thác và sử dụng TNTN có thể đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về TNTN của các thế hệ tương lai

* Nội dung :

- Khai thác và sử dụng TNTN phải có chiến lược , kế hoạch cụ thể trong từng thời kỳ, cần có kế hoạch điều tra thăm dò và đánh giá TNTN sao cho hợp lý và hiệu quả

- Khai thác TNTN phải gắn liền với tái tạo và bảo vệ môi trường. Tái tạo nguồn TNTN có khả năng tái sinh và hướng tới sử dụng tài nguyên là nguồn năng lượng thay thế vô hạn

- Khai thác và sử dụng TNTN theo hướng hiện đại, tức là áp dụng trình độ KHCN tiên tiến, hiện đại trong khai thác và sử dụng TNTN nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường

Ví dụ :

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN đang đẩy nhanh chuyển giao, ứng dụng công nghệ , kỹ thuật trong khai thác thủy sản, nhất là đánh bắt xa bờ. Điển hình là hệ thống bảo quản bằng nước biển lạnh đc ứng dụng trên tàu cá vỏ thép và composite. Hệ thống này làm lạnh nước biển đến 0 độ C và giúp bảo quản cá dài ngày ( đặc biệt cá ngừ đại dương ) với chất lượng tốt, giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn.

- VN nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nước ta đc đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên khá phong phú cả về lượng nước mưa, nguồn nước mặt, ngầm,… Vì vậy Tài nguyên nước có vai trò vô cùng quan trọng trong PTBV

+ Đối với nước cho nông nghiệp : có vai trò chủ đạo trong thành tựu đạt được về sản xuất lúa gạo ở VN + Nước cho năng lượng : tiềm năng thủy điện

+ Nước cho sinh hoạt và vệ sinh

Câu 3 : Phân tích vai trò của nguồn lao động với Tăng trưởng và Phát triển Kinh tế ? Lấy Ví dụ ? Khái niệm:

+ Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định so với thời kỳ gốc

+ Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm cả sự thay đổi về lượng và chất , quá trình thay đổi hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia + Nguồn lao động là 1 bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có tham gia lao động, những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.

* Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn LĐ : - Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng nguồn lao động :

+ Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số + Độ tuổi lao động quy định của Nhà nước

+ Tỷ lệ tham gia lao động trong nền kinh tế phụ thuộc vào phong tục tập quán và trình độ phát triển KT- XH của mỗi quốc gia

- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động

+ Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất người lao động : chế độ dinh dưỡng, y tế, gen di truyền

+ Nhóm nhân tố liên quan đến GD đào tạo, hệ thống GD đào tạo và việc cải thiện chất lượng hệ thống GDDT

+ Nhóm nhân tố liên quan đến các chính sách sử dụng lao động : chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách tiền lương, các chế độ đãi ngộ

* Vai trò :

- Là các nhân tố đầu vào không thể thiếu của bất kỳ hoạt động KT-XH nào

+ Được coi là nhân tố quyết định tới việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế + Vai trò của nguồn lao động ngày càng quan trọng trong khi nền KT ngày càng phát triển, nhìn nhận về lao động có trình độ cao

+ Là yếu tố huy động, khai thác và sử dụng vốn. Việc khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào nguồn lao động

+ Nguồn lao động là năng lực nội sinh của nền kinh tế với trí tuệ, chất xám trong mỗi người lao động, các nguồn lực của nền kinh tế theo đó sẽ đc khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

+ Vì vậy, nguồn lđ chất lg cao tác động mạnh mẽ đến quá trình CNH-HĐH đất nước, tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa các nước đang pt và các nước pt

- Nguồn lao động tạo cầu góp phần thúc đẩy PTKT

Với tư cách là 1 bộ phận của dân số, nguồn lao động chính là yếu tố tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ do chính con người tạo ra

+ Nguồn lao động là người tiêu dùng và là người sản xuất những hàng hóa phục vụ chính họ + Suy cho cùng mục tiêu phát triển của các quốc gia là vì con người

+ Nâng cao năng lực cá nhân, tạo cơ hội để họ tiếp cận việc làm, tăng thu nhập đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân ,.. góp phần gián tiếp làm tăng tổng cầu, tăng tổng NSLĐ của nền kinh tế, thúc đẩy TTKT.

Câu 4: Trong các yếu tố sản xuất, yếu tố nào có ảnh hưởng quyết định đến Tăng trg kinh tế trong dài hạn ? Vì sao ?

* Khái niệm

- Tăng trưởng kinh tế (TTKT) là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền KT trong 1 thời kỳ nhất định so với kỳ gốc.

- Các yếu tố sản xuất của Kinh tế bao gồm :

K : Vốn L : Lao động R: Tài nguyên thiên nhiên T: Khoa học công nghệ - Trong các yếu tố sản xuất, yếu tố ảnh hưởng đến TTKT trong dài hạn là KHCN

- Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, XH và tư duy.

+ Phân loại :

Căn cú vào đối tượng nghiên cứu : KH tự nhiên và KH xã hội

Căn cứ vào vai trò và phương thức tổ chức KH : KH cơ bản và KH ứng dụng

- Công nghệ là tập hợp những phương tiện, phương pháp, kiến thức, kỹ năng và những thông tin cần thiết nhằm biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm và dịch vụ cho nhu cầu của con người.

+ Bất cứ Công nghệ nào cx gồm 4 thành phần :

Phần phương tiện ( phần cứng): máy móc, thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng Phần con người: trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, thói quen

Phần thông tin: bí quyết, quy trình, phương pháp

Phần tổ chức: cách phối hợp, quan rlys, điều hành 3 phần trên, đưa CN vào thực tiễn hoạt động KT.

=> 4 thành phần của công nghệ phải được kết hợp hài hoà, tương thích với nhau trg quá trình hoạt động đem lại hiệu quả trong sử dụng CN.

* Mối quan hệ

KH và CN khác nhau hoàn toàn nhưng có mối liên hệ mật thiêts với nhau , luôn đi song hành với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

- KH là cơ sở lý thuyết để triển khai, sáng tạo ra CN mới

- CN là phương tiện hỗ trợ quan trọng để nguyên cứu KH ở tầm cao mới

* Vai trò của KHCN

- KH và CN có tác động lớn đến tăng trưởng và PTKT thông qua mở rộng nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhờ đó tăng năng suất lao động.

+ Mở rộng nguồn lực được hiểu là nhờ sự tác động của KHCN giúp con người có thể phát hiện, khai thác và sử dụng những nguồn lực mới hoặc sử dụng nguồn lực cũ với cách sử dụng mới.

- KH và CN giúp thúc đẩy ổn định cơ cấu KT nói chung và các ngành KT theo hướng CNH-HĐH + Thay đổi số lượng các ngành nghề :

Xuất hiện nhiều nghề mới

Tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng CN mới thay thế dần CN cũ.

+ Thay đổi tỷ trọng ngành :

Tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp dịch vụ Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp

+ Thay đổi nội bộ các ngành: nâng dần tỷ trọng của các ngành chứa hàm lượng CN cao.

=> Nhờ ứng dụng KHCN góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng tiến bộ hơn, đồng thời chuyển TTKT theo chiều rộng sang TTKT theo chiều sâu.

- Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng

+ KH-CN giúp DN tăng năng suất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ.

+ Nâng cao sức cạnh tranh, nhờ đó DN có thể giữ vững, mở rộng thị trường; đảm bảo duy trì phát triển lâu dài, tăng cường khả năng sinh lời của DN

- KH và CN góp phần nâng cao chất lg cuộc sống của con người

+ Những tiến bộ khoa học giúp con người có sức khỏe tốt hơn, CN thông tin giúp con người chủ động tiếp cận với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại, đáp ứng nhu cầu hàng ngày càng cao của con người

* Bên cạnh đó, KH-CN cx có những tác động tiêu cực

- KH-CN ngày càng hiện đại sẽ góp phần khai thác tài nguyên TN nhiều hơn và nhanh chóng dẫn đến cạn kiệt TNTN, ô nhiễm MT,...

- Một số cá nhân không bắt kịp với KH-CN, lao động thô sơ sẽ bị thay thế bởi máy móc thiết bị dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Câu 5: Phân tích vai trò của KHCN với PTKT ? Ví dụ

* Khái niệm :

- Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, XH và tư duy.

+ Phân loại :

Căn cú vào đối tượng nghiên cứu : KH tự nhiên và KH xã hội

Căn cứ vào vai trò và phương thức tổ chức KH : KH cơ bản và KH ứng dụng

- Công nghệ là tập hợp những phương tiện, phương pháp, kiến thức, kỹ năng và những thông tin cần thiết nhằm biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm và dịch vụ cho nhu cầu của con người.

- Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về KT và XH của mỗi quốc gia.

- 3 nội dung của phát triển KT : 1 quốc gia được coi là PTKT đảm bảo 3 nội dung cơ bản + Tăng trưởng KT trong ổn định và dài hạn

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý + Quốc gia đạt được sự tiến bộ về mặt XH

* Vai trò của KH-CN

- KH và CN có tác động lớn đến tăng trưởng và PTKT thông qua mở rộng nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhờ đó tăng năng suất lao động.

+ Mở rộng nguồn lực được hiểu là nhờ sự tác động của KHCN giúp con người có thể phát hiện, khai thác và sử dụng những nguồn lực mới hoặc sử dụng nguồn lực cũ với cách sử dụng mới.

- KH và CN giúp thúc đẩy ổn định cơ cấu KT nói chung và các ngành KT theo hướng CNH-HĐH

Một phần của tài liệu đề cương môn kinh tế phát triển 2 (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w