Câu 1: Vì sao ở Việt Nam những năm qua, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng ? Giải pháp khắc phục
*Khái niệm:
- Nghèo là tình trạng một tình trạng một bộ phân dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của các địa phương.
- Hệ số chênh lệch thu nhập ( hoặc chỉ tiêu ) là chênh lệch thu nhập (hoặc chỉ tiêu) giữa nhóm dân cư giàu nhất và nghèo nhất ở VN
*Thực chất chênh lệch Thu nhập ở Việt Nam hiện nay:
- Theo hệ số tự nhiên : + Năm 1990 : 4 lần + Năm 1995 : 7 lần + Năm 2002 : 8,4 lần + Năm 2005 : 8,7 lần + Năm 2010 : 9,2 lần + Năm 2012 : 9,4 lần - Theo hệ số Ghini:
+ Năm 1995 : 0,26 + Năm 2010 : 0,43
* Giải thích
Trong những năm qua, chênh lệch thu nhập giàu nghèo có xu hướng gia tăng vì : - Do sự khác biệt giữa cá nhân về tài năng, nỗ lực là khác nhau.
=> Thu nhập khác nhau.
- Do quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế: Từ mô hình tập trung quan liêu bao cấp sang Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Do tình trạng tham nhũng tiêu cực trong nền kinh tế, do các biện pháp phân phối lại thu nhập kém hiệu quả.
- Do có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng, miền, địa phương.
- Do quá trình phân phối nguồn lực trong nền kinh tế không bình đẳng hoặc do tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách của nhà nước.
* Giải pháp:
- Chống tham nhũng : Đưa ra các chủ trương chính sách chống tham nhũng, thiết lập hệ thống quy phạm pháp luật, xử phạt nghiêm minh để chấn chỉnh công tác xoá đói giảm nghèo.
- Giám sát quy trình phân bổ nguồn lực, tạo điều kiện để mọi vùng miền có nguồn lực tham gia vào nền kinh tế.
- Sử dụng thuế và các biện pháp phân phối lại thu nhập.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, phát triển để tất cả mọi người được tiếp cận với thông tin và dịch vụ y tế giáo dục...
=> Cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Xây dựng chương trình dạy nghề, những chính sách hỗ trợ người nghèo.
=> Cải thiện chất lượng cuộc sống người dân.
Câu 2 : Nội dung Công bằng xã hội (CBXH)
* Khái niệm :
- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: CBXH là phương thức đúng đắn nhất để thoả mãn hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp XH, các nhóm xã hội các cá nhân, xuất phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
* Nội dung:
- Giải pháp hợp lý mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong XH.
- Đảm bảo cơ hội công bằng đến với mọi người dân.
- Không ai phải sống dưới mức nghèo khổ.
Câu 3: Các hình thức phân phối Thu nhập ? a.Phân phối thu nhập lần đầu
- Khái niệm : Là hình thức phân phối thu nhập dựa vào việc sử hữu các yếu tố sản xuất, đóng góp vào quá trình tạo ra của cải vật chất của nền KT.
- Tác dụng: Khuyến khích động cơ lợi ích của cá nhân và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất, đặc biệt là các yếu tố sản xuất khan hiếm => Từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển Kt.
- Mặt trái : Trong XH sẽ có những người có thu nhập cao hơn và thấp hơn, từ đó tạo ra chênh lệch thu nhập trong XH => Có thể dẫn đến chênh lệch giàu nghèo.
b.Phân phối lại thu nhập
- Khái niệm: Là hình thức phân phối thu nhập được thực hiện thông qua sự can thiệp của nhà nước đến phân phối thu nhập lần đầu bằng việc sử dụng thuế chi tiêu công của nhà nước.
- Có 3 hình thức phân phối lại thu nhập:
+ Phân phối lại trực tiếp: Nhà nước hỗ trợ tiền, hỗ trợ lương thực thực phẩm cho vùng nghèo và những vùng sâu vùng xa của tổ quốc.
+ Phân phối lại gián tiếp : Nhà nước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, KT-XH như : đường xá, giao thông, bệnh viện, hệ thống thông tin liên lạc...
=> Tạo cơ hội cho người ở vùng nghèo được tiếp cận với nền kinh tế thị trường và tạo việc làm; Về y tế giáo dục : người nghèo được sử dụng những dịch vụ cơ bản với giá rẻ, miễn phí. Từ đó sẽ nâng cao cơ hội và chất lượng cuộc sống
+ Các chương trình xã hội như các chương trình chăm sóc sức khoẻ, y tế; chương trình vệ sinh nước sạch nông thôn; Chương trình giải quyết việc làm
Ví dụ: + Chương trình 134 – Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
+ Chương trình 135 – Phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Chương trình giảm nghèo nhanh
+ Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - Tác dụng :
+ Hạn chế mặt trái của hình thức phân phối thu nhập lần đầu.
+ Tạo ra cơ hội công bằng bình đẳng hơn cho người nghèo vào vùng nghèo.
- Mặt trái:
+ Phân phối lại thu nhập có thể làm triệt tiêu động lực của các cá nhân nếu chính sách phân phối lại thu nhập được điều tiết không hợp lý.
Ví dụ : Khi nhà nước đánh thuế quá nhiều vào mức thu nhập của những người có thu nhập cao sẽ làm gây ra tâm lý không muốn cố gắng và phát triển trong bản thân những người đó.
+ Phân phối lại thu nhập có thể tạo ra tâm lý ỷ lại hay gian dối cho 1 bộ phận người nghèo được hưởng lợi từ chính sách.
Ví dụ : Những người không là hộ nghèo vì vẫn có tâm lý muốn nhận trợ cấp hộ nghèo của nhà nước nên đút lót, hối lộ cán bộ địa phương để làm cho mình trở thành hộ nghèo.
+ Gia tăng cơ hội tham nhũng tiêu cực trong tình trạng xoá đói giảm nghèo.
Câu 4: Nội dung các thước đo đánh giá CBXH
* Khái niệm :
- Theo từ điển Bách khoa Vnam: CBXH là phương thức đúng đắn nhất để thoả mãn hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp XH, các nhóm xã hội các cá nhân, xuất phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
* Nội dung cơ bản của CBXH là :
- Giải pháp hợp lý mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong XH.
- Đảm bảo cơ hội công bằng đến với mọi người dân.
- Không ai phải sống dưới mức nghèo khổ.
* Các thước đo đánh giá CBXH : Có 4 thước đo a.Hệ số chênh lệch thu nhập ( hoặc chỉ tiêu)
- Hệ số chênh lệch thu nhập ( Hoặc chỉ tiêu ) là chênh lệch thu nhập (hoặc chỉ tiêu) giữa nhóm dân cư giàu nhất (N5) và nghèo nhất (N1) ở Vnam.
- Công thức :
Hệ số chênh lệch thu nhập = (Tổng thu nhập của nhóm giàu nhất (N5))/(Tổng thu nhập của nhóm nghèo nhất (N1)) (lần)
- Ý nghĩa : Nếu hệ số chênh lệch thu nhập càng cao => Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn và ngược lại
- Ưu điểm: dễ dàng tính toán khi có số liệu cụ thể - Nhược điểm :
+ Chỉ đề cập đến 2 nhóm N1, N5 + Không đề cập đến N2, N3, N4
=> Thiếu tính chính xác b. Đường cong Loren
- Là đường biểu diễn thu nhập thực tế của các nhóm dân cư
- Ý nghĩa : Nếu đường cong Loren càng gần đường thu nhập bình quân thì mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng thấp và ngược lại.
- Ưu điểm : Là công cụ tiện lợi cho thấy cái nhìn trực quan về bất công bằng trong phân phối thu nhập.
- Nhược điểm : Chưa lượng hoá mức độ bất công bằng 1 con số, do đó sự so sánh chỉ mang tính chất định tính
c. Hệ số Ghini
- Là thước đo bất công bằng được sử dụng phổ biến nhất, cho phép lượng hoá mức độ bất công bằng trong phân phối thu nhập. Hệ số nào được xác định dựa trên nền tảng kế thừa đường cong Loren.
- Gọi SA là diện tích được giới hạn bởi đường cong Loren và đường thu nhập bình quân.
SB là diện tích tam giác OCD - Khi đó
Hệ số Ghini = SA/SB
- 0< H.số Ghini < 1 : + G < 0,4 : Mức độ bất công bằng thấp + 0,4 < G < 0,5 : Mức độ bất công bằng trung bình
+ 0,5 < G : Mức độ bất công bằng cao
d.Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng thế giới
- Tính toán tỉ lệ % của 40% dân số có thu nhập thấp trong XH + Nếu tỷ lệ này < 12% => Bất bình đẳng cao
+ Nếu tỷ lệ này 12% - 17% => Bất bình đẳng trung bình + Nếu tỷ lệ này > 17% => Bất bình đẳng thấp
Câu 5: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với Công bằng XH ? Liên hệ
* Khái niệm :
- Tăng trưởng kinh tế : là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt đọng của nền kinh tế trong 1 thời kì nhất định so với kỳ gốc.
- Theo từ điển Bách khoa VN: CBXH là phương thức đúng đắn nhất để thoả mãn hợp lý những nhu cầu của các tầng lớp XH, các nhóm xã hội các cá nhân, xuất phát từ khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế xã hội nhất định.
* Mối quan hệ :
a.Tăng trưởng kinh tế tác động đến CBXH
- Tích cực : Tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện, là cơ sở để thực hiện CBXH, không có tăng trưởng KT thì không thể thực hiện tốt vấn đề CBXH bởi vì :
+ Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp sản lượng hàng hoá của nền KT tăng lên. => Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất => Tạo ra nhiều việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp => Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống con người => Vấn đề công bằng xã hội được thực hiện tốt hơn.
+ Khi quốc gia có tăng trưởng KT sẽ giúp tăng Ngân sách nhà nước => Từ đó nhà nước có tiềm lực tài chính để thực hiện tốt vấn đề CBXH. Cụ thể :
Thông qua thực hiện đầu tư công => Nhà nước sẽ xây dựng hệ thống kết cấu KT hạ tầng XH =>
Tạo cơ hội cho người nghèo có thể tiếp cận với nền kinh tế thị trường và nâng cao thu nhập.
Thông qua thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo => Nhà nước có thể hỗ trợ cho người nghèo => Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
+ Tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện phát triển mọi mặt của đời sống XH như : Giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao... => Từ đó tạo cơ hội công bằng cho mọi người dân tiếp cận các dịch vụ XH => Vấn đề CBXH được thực hiện tốt hơn.
- Tiêu cực : Nếu quá chú trọng, quá nhấn mạnh đến thực hiện tăng trưởng KT có thể làm bất bình đẳng ngày càng gia tăng, chênh lệch giữa các nhóm dân cư ngày càng tăng
b.Công bằng xã hội tác động đến tăng trường kinh tế
- Tích cực : Nếu CBXH được thực hiện tốt sẽ tạo công bằng cho mọi người dân trong tiếp cận các dịch vụ XH như : Giáo dục, y tế,... để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao thể chất, nâng cao kết quả lao động,
nâng cao chất lượng cuộc sống con người, giảm tỉ lệ thất nghiệp và nghèo đói. Do vậy, tạo môi trường thuận lợi ổn định hơn, đoàn kết để thu hút đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tiêu cực : Nếu quá chú trọng, nhấn mạnh đến CBXH sẽ làm giảm nguồn lực cho tăng trg KT
* Liên hệ Việt Nam :
- Tốc độ tăng trưởng KT của Việt nam giai đoanh 2004-2007 lên tới 8%. Tuy nhiên 2008 có sự sụt giảm và gần đây có sự phục hồi. Cụ thể : Năm 2017 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,81 % => Giúp sản lượng hàng hoá tăng, NSNN dồi dào, các vấn đề an ninh XH được cải thiện => Nâng cao chất lượng cuộc sống con ng => Từ đó có nhiều nguồn lực tạo cho CBXH tốt hơn.
-Tuy vậy, cũng có hạn chế như :
+ Chệnh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo + Ngưỡng nghèo xa
+ Có hiện tượng tiêu cực trong xoá đói giảm nghèo.
Câu 6 : Phân tích vai trò của Nhà nước trong hoạt động xoá đói giảm nghèo. Liên hệ
* Khái niệm :
- Nghèo là tình trạng một tình trạng một bộ phân dân cư không được hưởng và thoả man những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển KT-XH và phong tục tập quán của các địa phương.
* Một số chỉ tiêu đánh giá nghèo :
- Ở các nước đang phát triển : Tiêu chí thu nhập được sử dụng chủ yếu để đánh giá + Nghèo tuyệt đối
+ Nghèo tương đối
- Ở các nước phát triển : Thu nhập và một số tiêu chí không gắn với thu nhập.
* Những nguyên nhân dẫn đến nghèo:
- Do nguồn lực hạn chế là nguyên nhân cơ bản và sâu xa nhất dẫn đến nghèo.
+ Vốn : Theo thống kê của Liên hợp quốc thì 90% nghèo là do thiếu vốn, khi không có vốn thì sẽ không có khả năng sản xuất kinh doanh.
+ Tài nguyên thiên nhiên ( đất đai ) : Thiếu đất nên thiếu phương tiện canh tác do đó các sản phẩm làm ra có năng suất thấp nên không có thu nhập cao.
+ Khoa học công nghệ ( công cụ lao động, phương pháp sản xuất): Người nghèo có trình độ học vấn thấp nên sẽ không biết áp dụng trình độ sản xuất khoa học công nghệ, không bắt kịp được với sự phát triển của Khoa học công nghệ.
+ Nguồn lao động : Hầu hết người nghèo có sức khoẻ kém, không có khả năng tìm được việc là tốt với thu nhập cao.
- Bất bình đẳng về điều kiện và công nghệ học tập :
+ Do trình độ học vấn thấp, khó tìm được việc làm có thu nhập cao. Ví dụ : Ở Việt Nam 90% người nghèo có trình độ học vấn từ trung học cơ sở đổ xuống.
+ Không biết áp dụng KHCN => Sản phẩm thô sơ, chất lượng thấp
+ Vì nghèo nên trình độ học vấn thấp họ sẽ không biết nuôi dạy con cái theo cách tốt nhất => làm cho con cái của họ cũng sẽ nghèo.
+ Dù nhà nước có những chương trình cho vay vốn nhưng vì trình độ tri thức thấp nên họ không áp dụng và sử dụng vốn hợp lí.
- Bất bình đẳng giới
+ Khi bất bình đẳng giới tăng thì làm ảnh hưởng đến các nguồn lao động là nữ vì theo quan niệm ở 1 số khu vực là người đàn ông đi làm kiếm tiền còn người phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ.
- Người nghèo là người hay gặp rủi ro trong cuộc sống: Rủi ro do thiên tai và Rủi ro do bệnh dịch + Theo WHO vào năm 2016 khi thiên tai xảy ra 1 lượng lớn người nghèo gặp rủi ro.
+ Khi có dịch bệnh xảy ra thì những loài gia súc gia cầm sẽ bị nhiễm bệnh và chết sẽ gây ảnh hưởng đến chăn nuôi của các hộ nghèo.
- Người nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được pháp luật bảo vệ quyền 1 cách hợp pháp.
+ Vì không được tiếp xúc nhiều với pháp luật nên hộ không biết bản thân mình có quyền gì.
+ Vì không biết chữ nên hộ cũng không đọc được pháp luật quy định ra sao
=> Dễ dàng bị các đối tượng xấu lợi dụng, dụ dỗ làm những việc trái với pháp luật như : chặt phá rừng, buôn ma tuy, buôn người...
- Quy mô gia đình lớn và đông con là nguyên nhân và kết quả của nghèo đói.
- Tác động của các chính sách vĩ mô và cải cách của nhà nước.
- Ở Việt Nam, do chiến tranh khiến 1 số cá nhân bị ảnh hưởng .
* Vai trò của nhà nước trong hoạt động xoá đói giảm nghèo :
- Tạo môi trường đảm bảo cho tăng trưởng nhanh, bền vững và xoá đói giảm nghèo.
- Thực hiện chính sách và giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực :
+ Nhà nước đưa ra các chính sách, chương trình xoá đói giảm nghoè và đảm bảo thực thi các chính sách đó : Chính sách đất đai, c.sách lãi suất thuế, c.sách tiền công – tiền lương cho người nghèo, c.sách miến giảm học phí – viện phí, hình thành c.sách cho các hộ nghèo, hỗ trợ Bảo hiểm XH, chỗ ở ... Những chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho người nghèo, hộ nghèo, c.sách dạy nghề...
+ Phát triển giáo dục, đào tạo.
+ Thực hiện chiến lược dân số, kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh và nâng cao chất lượng dân số, thực hiện công bằng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, quyền lợi của trẻ em.
- Đảm bảo tính hiệu quả cao công bằng cho việc phân bổ chi tiêu và các chương trình đầu tư công, chú ý đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng và trực tiếp cải thiện đời sống các vùng.
- Cần có các chương trình hỗ trợ đặc biệt và phát triển mạng lưới an sinh XH để trợ giúp các đối tượng khó khăn.
+ Nhà nước hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho người nghèo.
Trực tiếp : Tiền, yếu phẩm
Gián tiếp : vay vốn, hướng nghiệp, đào tạo, định hướng sản xuất s.phẩm và tiêu thụ.
=> Như vậy, Nhà nước đang đongs vai trò quan trọng và chủ đạo trong xoá đói giảm nghèo.
* Liên hệ Việt Nam:
- Nhà nước đề ra các chương trình :
+ Chương trình 135 : C.trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bằng và vùng núi.
+ Chương trình 173,186 : C.trình trợ giá, trợ cước, ổn định dân di cư tự do + Cấp đất ở, hỗ trợ tiền, vật dụng, đồ ăn...khi có bão, thiên tai.