NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Một phần của tài liệu đề cương môn kinh tế phát triển 2 (Trang 49 - 56)

Câu 1: Vì sao khai thác lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT của các nước đang phát triển ? Lấy ví dụ

*Khái niệm

- Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nề kinh tế, bao gồm sự thay đổi về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về KT và XH của mỗi quốc gia.

- 3 nội dung của phát triển KT : 1 quốc gia được coi là PTKT đảm bảo 3 nội dung cơ bản + Tăng trưởng KT trong ổn định và dài hạn

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý + Quốc gia đạt được sự tiến bộ về mặt XH

- Ngoại thương : Là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia.

- Lợi thế tuyệt đối: Là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và thay đổi những mặt hàng có chi phí thấp hơn hẳn so với mức trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều có lợi.

- Lợi thế tương đối: Là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và thay đổi những mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất hay có lợi thế lớn nhất thì tất cả các quốc gia đều có lợi.

* Ý nghĩa:

- Khi khai thác lợi thế so sánh dù là tương đối hay tuyệt đối thì tất cả các nước đều có lợi, đặc biệt là các nước đnag phát triển. Các nước này khi tham gia vào thị trường quốc tế có thể tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu những sản phẩm mình có lợi, thu hút KHCN trên thế giới.

- Các nước đang phát triển có lợi thế :

+ Lợi thế tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực giá rẻ.

+ Lợi thế tự tạo như: chính trị ổn định, chính sách vĩ mô nhanh nhạy, chính sách mở cửa hội nhập... tạo ra những lợi thế cao trong ngoại thương ( nếu các nước này biết hạn chế những nhược điểm như chất lượng nguồn nhân lực, tham nhũng...thì sẽ có lợi thế lớn hơn khi gia nhập).

* Ví dụ: Việc trao đổi hàng hoá giữa VN và Hàn Quốc : Thép và quần áo - Xét lợi thế tuyệt đối

Sản phẩm CP s.xuất (theo ngày công LĐ)

Hàn Quốc Việt Nam

Thép ( 1 đơn vị ) 16 25

Quần áo ( 1 đơn vị) 4 5

=> Hàn quốc có lợi thế tuyệt đối so với Việt nam : + Hàn quốc xuất khẩu thép; VN nhập khẩu thép

+ Hàn quốc bán quần áo cho VN do có chi phí sản xuất thấp hơn

- Xét lợi thế tương đối:

Sản phẩm CP s.xuất (theo ngày công LĐ)

Hàn Quốc Việt Nam

Thép ( 1 đơn vị ) 16 25

Quần áo ( 1 đơn vị) 4 5

- Để sản xuất 1 đơn vị thép phải hi sinh 4 đơn vị quần áo ở Hàn Quốc; 5 đơn vị quần áo ở Vnam => Hàn có chi phí cơ hội thấp hơn => Hàn có lợi thế tương đối trong sx thép => Hàn xuất khẩu thép, VN nhập khẩu thép

- Để sản xuất 1 đơn vị quần áo phải hi sinh 1/4 đơn vị thép ở Hàn; 1/5 đơn vị thép ở VN

=> VN có chi phí cơ hội thấp hơn => VN có lợi thế tương đối trong sx quần áo => VN xuất khẩu quần áo, Hàn nhập khẩu quần áo.

Câu 2: Vì sao để tăng trưởng và phát triển kinh tế các quốc gia phải tgia hoạt động ngoại thương ?

* Khái niệm :

- Tăng trưởng kinh tế ( TTKT) là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong 1 thời kì nhất định so với kì gốc.

- Phát triển kinh tế (PTKT) là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nề kinh tế, bao gồm sự thay đổi về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về KT và XH của mỗi quốc gia.

- 3 nội dung của PTKT : 1 quốc gia được coi là PTKT đảm bảo 3 nội dung cơ bản + Tăng trưởng KT trong ổn định và dài hạn

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý + Quốc gia đạt được sự tiến bộ về mặt XH

- Ngoại thương : Là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia.

* Tác động của ngoại thương với TTKT

- Ngoại thương tác động trực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế : GDP = C + I + G + X – IN ( giả sử C,I,G không đổi)

+ X – IM > 0 : xuất khẩu > nhập khẩu : Xuất siêu

=> AD dịch sang phải => Sản lượng tăng => TTKT + X – IM = 0 : cán cân thương mại cân bằng

+ X – IM < 0 : Xuất khẩu < Nhập khẩu : Nhập siêu

=> AD dịch sang trái => Sản lượng giảm => không có TTKT

- Ngoại thương tác động trực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cải thiện chất lượng các yếu tố đầu vào, thúc đẩy TTKT.

+ Đối với những quốc gia có yếu tố đầu vào dồi dào, chất lượng tốt : quốc gia có khả năng sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó xuất khẩu, đem lại hiệu quả cao trong nền kinh tế đồng thời có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Đối với những quốc gia thiếu hụt các yếu tố đầu vào : thông qua hoạt động ngoại thương có thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực thông qua nhập khẩu máy móc t.bị hiện đại, nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng tốt, từ đó nâng cao chất lg sản phẩm, nâng cao khả năg cạnh tranh của nền kinh tế.

* Vai trò của ngoại thương đối với PTKT

1. Ngoại thương mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của XH.

- Ngoại thương mở rộng thị trường đầu ra và đầu vào cho sản xuất kinh doanh, giúp ngành sản xuất có điều kiện tăng thu nhập, tăng tích luỹ vốn.

2. Hoạt động ngoại thương giúp đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.

- Các quốc gia có khả năng xuất khẩu hàng hoá có lợi thế sẽ làm phát huy nội lực, khai thác ngoại lực làm cho nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả.

- Ví dụ : VN xuất khẩu vú sữa sang Mỹ : năm 2017 ( mất 10 năm đàm phán ) . Bán ở thị trường Mỹ với mức giá cao làm cho thu nhập của người dân tăng, doanh nghiệp xuất khẩu được lợi, đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.

3. Hoạt động ngoại thương giúp thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, tạo đkien thực hiện CNH-HĐH đất nước ( đối vs các nước đang phát triển ).

Chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang p.triển => Học hỏi trình độ KHCN hiện đại.

4. Hoạt động ngoại thương tham gia vào sự chuyển dịch ở các quốc gia, khi tham gia hoạt động ngoại thương, sự khan hiếm tương đối của các yếu tố sản xuất thay đổi theo, khiến các nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

-Ví dụ : Nhật Bản thiếu hụt lao động, khi tham gia hoạt động ngoại thương, Nhật có thể thuê các lao động ở các nc có nguồn lao động dồi dào giá rẻ => Giải pháp về vấn đề thiếu hụt lao động.

5. Ngoại thương là vũ khí hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng độc quyền, đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, ngoại thương cũng có tác động tiêu cực đến PTKT. Khi hoạt động ngoại thương không phát triển, tăng sức ép cạnh tranh của nền kinh tế. Các doanh nghiệp trong nước nếu không nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì có thể bị triệt tiêu và phá sản.

* Liên hệ Việt Nam

- Ngoại thương VN từ thời kỳ đổi mới ( 1986) đến nay có sự phát triển vượt bậc, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng nhanh, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, chất lượng hàng hoá nâng cao, cơ cấu hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu thay đổi theo hướng tích cực, thị trường ngày càng mở rộng.

- Tuy nhiên ngoại thương nước ta còn có nhiều hạn chế, quy mô Xuất nhập khẩu còn nhỏ bé, cơ cấu hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu còn lạc hậu, chậm đổi mới, cán cân thương mại chưa cân bằng, nhập siêu còn lớn, chưa ổn định => Để thúc đẩy hoạt động ngoại thương nước ta phát triển, cần có định hướng phù hợp với chiến lược KT-XH.

Câu 3: Nội dung của hoạt động ngoại thương

* Khái niệm:

- Ngoại thương: Là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia.

* Nội dung:

- Xuất và nhập khẩu hàng hoá hữu hình ( Nguyên vật liệu, lương thực thực phẩm, máy móc thiết bị,...) thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất khẩu uỷ thác.

- Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá vô hình ( các thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế...)

=> Ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công, hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường ngắn, có đầu vào và đầu ra gắn liền với thị trường nước ngoài nên nó được coi là 1 bộ phận của hoạt động ngoại thương.

- Tái xuất khẩu và chuyển khẩu:

+ Trong hoạt động tái xuất khẩu, ngta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá từ nước ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang 1 nước thứ 3 với điều kiện hàng hoá đó không qua gia công, chế biến.

+ Hoạt động chuyển khẩu: không có hành vi mua bán mà chỉ thực hiẹn các dịch vụ như : vận tải quá cảnh, lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hoá.

- Xuất khẩu tại chỗ :

+ Hàng hoá dịch vụ có thể chưa vượt qua ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng dịch vụ cho các ngoại giao đoàn khách du lịch quốc tế.

Câu 4: Thực chất của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô cho ngoại thương ? Tác động của chiến lược này với PTKT của các quốc gia đang phát triển.

*Khái niệm:

- Phát triển kinh tế là là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nề kinh tế, bao gồm sự thay đổi về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về KT và XH của mỗi quốc gia.

- 3 nội dung của PTKT : 1 quốc gia được coi là PTKT đảm bảo 3 nội dung cơ bản + Tăng trưởng KT trong ổn định và dài hạn

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý + Quốc gia đạt được sự tiến bộ về mặt XH

- Ngoại thương: Là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia.

- 3 chiến lược phát triển ngoại thương : + Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

+ Chiến lược sản xuất, thay thế nhập khẩu ( chiến lược hướng nội) + Chiến lược sản xuất, hướng về xuất khẩu ( chiến lược hướng ngoại)

* Nội dung của chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

- Chiến lược này chủ yếu được thực hiện ở các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, trình độ KHCN còn lạc hậu, tích luỹ vốn của nền kinh tế còn thấp.

- Chủ yếu dựa vào việc sử dụng rộng rãi TNTN sẵn có và các điều kiện của đất nước về các sản phẩm của nông nghiệp và khai khoáng.

* Tác động của chiến lược này với PTKT - Tích cực :

+ Tạo điều kiện PTKT theo chiều rộng : các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và CN chế biến sản phẩm nông nghiệp. Sự phát triển thị trg sơ khai sẽ dẫn đến tăng nguồn vốn đầu tư và tích luỹ trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng đội ngũ lao động lành nghề, dẫn tới phát triển quy mô sản xuất cảu nền kinh tế.

+ Tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế: sự phát triển CN chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó tác động ngược lại với các ngành cung ứng ng.liệu. Mqh 2 chiều giữa các ngành thúc đẩy nhau cùng ptrien, mở rộng quy mô, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trg quốc tế =>

Sự phát triển cảu ngành này kéo theo sự ptrien của ngành khác như : các ngành thuộc về cơ sở hạ tầng của nền KT, ngành GD-ĐT...

+ Góp phần tạo nguồn thu lớn để thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước.

- Tiêu cực :

+ Cung và cầu sản phẩm thô không ổn định. Do đó thu nhập quốc gia dựa vào việ xuất khẩu tài nguyên thô không ổn định => Tăng trg KT không ổn định và không dài hạn, không thúc đẩy PTKT.

+ Giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với sản phẩm Công nghiệp

+ Chiến lược này không thể thực hiện lâu dài, do tài nguyên TN có hạn và sẽ bị cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, biến đổi khí hậu...

Câu 5 : Thực chất của chiến lược hướng ngoại ? Tác động của chiến lược hướng ngoại đến các quốc gia ?

* Khái niệm

- Ngoại thương: Là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia.

- 3 chiến lược phát triển ngoại thương : + Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

+ Chiến lược sản xuất, thay thế nhập khẩu ( chiến lược hướng nội) + Chiến lược sản xuất, hướng về xuất khẩu ( chiến lược hướng ngoại)

* Nội dung hướng ngoại của ngoại thương

- Thay cho việc kiểm soát nhập khẩu là khuyến khích mở rộng nhanh chóng khả năng xuất khẩu.

- Hạn chế bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, thay vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ các DN trong nước có khả năng xuất khẩu.

- Đảm bảo môi trg đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài về vốn, công nghệ, trình độ quản lý.

* Tác động của chiến lược - Tích cực:

+ Tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế năng động hơn

Sự phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tác động đến các ngành cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu => Tạo ra mqh thúc đẩy cùng nhau p.triển

Vốn tích luỹ của nền kinh tế ngày càng được nâng cao, sản phẩm thô là ng.liệu đầu vào cho các ngành chế biến ngày càng mở rộng.

Sự pt của ngành này kéo theo sự pt của ngành khác có lquan.

+ Chiến lược hướng ngoại tạo điều kiện cho các DN trong nước ngày càng lớn mạnh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trg quốc tế.

Vì chiến lược làm cho các DN phụ thuộc vào thị trg quốc tế nhiều hơn, do đó các DN phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế ( nguồn gốc xuất xứ, quy cách, chất lượng hàng hoá, mức độ ô nhiễm môi trg...)

Thị trg quốc tế rộng lớn sẽ tạo điều kiện cho các DN thu được hiệuq ủa cao nhờ quy mô sản xuất lớn => nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trg quốc tế.

+ Chiến lược hướng ngoại tạo nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước

Đối vs các nước đang phát triển, ngoại thg trở thành nguồn tích luỹ vốn chủ yếu trong giao đoạn đầu của sự nghiệp CNH, đồng thời có ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, nguyen vật liệu cần thiết cho sự ptrien của ngành, các lĩnh vực, hiện đại hoá nền KT.

- Tiêu cực:

+ Có thể dẫn đến mất cân đối giữa các ngành hàng sản xuất khi nhà nc ưu tiên các DN sản xuất ngành hàng phục vụ xuất khẩu.

+ Quốc gia có thể bị phụ thuộc vào thị trg thế giới. Mỗi sự thay đổi, biến động từ thị trg thế giới đều có ảnh hưởng tới sự tăng trg và phát triển KT ở mỗi quốc gia.

Câu 6 : Nội dung và điều kiện thực hiện chiến lược sản xuất và thay thế nhập khẩu ? ( Chiến lược hướng nội )

* Khái niệm:

- Ngoại thương: Là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ vượt qua biên giới quốc gia.

- 3 chiến lược phát triển ngoại thương : + Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

+ Chiến lược sản xuất, thay thế nhập khẩu ( chiến lược hướng nội) + Chiến lược sản xuất, hướng về xuất khẩu ( chiến lược hướng ngoại)

* Nội dung chiến lược :

+ Nhà nước lập kế hoạch xác định số lượng và chủng loại hàng hoá phải nhập khẩu trg 1 năm.

+ Lập phương án để tổ chức sx đáp ứng đại b.phận nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ cho thị trg nội địa là chính.

+ Đảm bảo cho các nhà sx trong nước có thể là chủ được Công nghệ hoặc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, cung cấp cho thị trg nội địa.

+ Nhà nước lập các hàng rào bảo vệ hỗ trợ các DN trong nước nhằm : Bảo hộ và hỗ trợ các ngành công nghệ non trẻ trg nước.

Khuyến khích các nhà đầu tư trong những ngành công nghiệp làm mục tiêu phát triển.

- Điều kiện :

+ Để các ngành công nghiệp trg nước có thể phát triển mạnh cần có thị trg tiêu thụ sản phẩm trg nước tương đối rộng lớn: Phát huy hiệu quả với nước có dân số đông => Mở rộng quy mô sản xuất.

+ Các nhà Công nghiệp trong nước ban đầu còn nhỏ bé nhưng phải tạo ra đc những yếu tố bảo đảm khả năng phát triển, những yếu tố này trc hết là khả năng thu hút vốn và CN cảu các nhà đầu tư trg nc và nước ngoài.

+ Vai trò của nhà nước là rất quan trọng: Nhà nc xây dựng hàng rào bảo hộ bằng hình thức trợ cấp, thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu... cho các ngành CN non trẻ và buộc các ngành phải phát triển để cạnh tranh với các ngành khác. Đây chỉ là biện pháp tạm thời và giảm dần đi khi các ngành sản xuất trg nước tăng năng suất lao động và giảm giá thánh s.phẩm

Một phần của tài liệu đề cương môn kinh tế phát triển 2 (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w