Lượng giá giá trị của rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả giữ nước của rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường đối với hồ thủy điện ở việt nam (Trang 25 - 29)

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước

1.3.1. Lượng giá giá trị của rừng

Trong nghiên cứu lượng giá các giá trị bảo vệ đất, chống xói mòn, Vũ Tấn Phương và cộng sự (2007) [16] đã sử dụng phương pháp tránh thiệt hại

để lượng giá trị môi trường của các loại rừng tại một số tỉnh Tây Bắc sử dụng mô hình đánh giá đất và nước SWAT, điều tra theo ô tiêu chuẩn về các chỉ số sinh trưởng của cây rừng, hàm lượng dinh dưỡng trong đất và phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua bảng hỏi. Các giá trị bảo vệ đất, chống xói mòn đã được tính qua giá trị dinh dưỡng trong đất thông qua các kịch bản rừng bị chuyển đổi thành đất trống cây bụi và đất canh tác rẫy. Giá trị điều tiết nước của rừng trong nghiên cứu được tính bằng lượng nước tăng thêm vào mùa kiệt do có rừng. Giá trị của rừng trong việc tăng dòng chảy mùa kiệt được tính theo giá nước để sử dụng vào thuỷ điện và sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy giá trị của rừng trong bảo vệ đất, chống xói mòn và điều tiết nước phụ thuộc vào từng loại rừng và các yếu tố ngoại cảnh khác. Rừng tự nhiên mang lại nhiều tác dụng hơn rừng trồng. Giá trị bảo vệ đất của rừng tự nhiên giàu: 140.000 - 150.000 đồng/ha/năm, rừng tự nhiên trung bình: 117.000 - 119.000 đồng/ha/năm, rừng nghèo tự nhiên và rừng phục hồi: 83.000 - 112.000 đồng/ha/năm, rừng trồng:

65.000 - 82.000 đồng/ha/năm. Giá trị giữ nước trong mùa kiệt của rừng tăng thêm khoảng 47.000/ha/năm trong khi đó rừng trồng thấp hơn (20.000 đồng/ha/năm); đối với rừng giàu thì giá trị này khoảng 60.000 đồng/ha/năm, rừng trồng 68.000 đồng/ha/năm (Vũ Tấn Phương và Trần Thu Hà, 2008) [17].

Các nghiên cứu về DVMTR tập trung chủ yếu vào cơ chế tài chính gồm thuế và chi phí cho dịch vụ giữ nước, sinh thái cảnh quan và du lịch, carbon và bãi đẻ trong các khu bảo tồn và vườn quốc gia. Có các nghiên cứu liên quan đến như là nghiên cứu của Đặng Thuý Nga và cộng sự: cơ chế tài chính với dịch vụ cung cấp nước sạch và dịch vụ sinh thái cảnh quan tại VQG Bạch Mã (2008), VQG Ba Bể (2011) (Đặng Thúy Nga và cộng sự, 2008) [13], nghiên cứu của ((Vũ Tấn Phương và Trần Thu Hà, 2008) [17] về cơ chế chi trả cho dịch vụ carbon trong ngành lâm nghiệp ở Cao Phong Hoà Bình (Phạm Thu Thủy và cộng sự., 2012) [21]

Đề tài “Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam” được tác giả Vũ Tấn Phương (2007) thực hiện tại các tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa, Nam Định, Thừa Thiên Huế với các nội dung chính gồm: xác định sinh khối các loại rừng trồng tại Bắc Giang và Nam Định; thẩm định bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại lưu vực sông Bồ - Thừa Thiên Huế; khảo sát đánh giá giá trị phòng hộ ven biển tại Nam Định; khảo sát đánh giá giá trị cảnh quan du lịch vùng rừng ngập mặn tại Nam Định; xác định giá trị xói mòn đất và điều tiết nước dưới một số loại hình rừng tại lưu vực sông Bồ - Thừa Thiên Huế. Mô hình SWAT được sử dụng để để phân tích hiệu quả giữ đất và giữ nước của các rừng và các trạng thái thực vật trong một số địa phương. Kết quả đã xác định được giá trị hạn chế xói mòn đất và điều tiết nước của rừng đầu nguồn sông Cầu và sông Chảy, giá trị cải tạo độ phì đất của rừng tự nhiên và rừng trồng ở một số địa phương. Ngoài ra, đề tài cũng đã xây dựng nguyên tắc và phương pháp xác định giá rừng, khung giá rừng khi giao rừng và cho thuê rừng, xây dựng nguyên tắc và phương pháp xác định giá rừng, khung giá rừng cho tính thuế và lệ phí, xây dựng nguyên tắc và phương pháp xác định giá rừng, khung giá rừng cho bồi thường khi thu hồi rừng, xây dựng nguyên tắc và phương pháp xác định giá rừng, khung giá rừng cho bồi thường khi phá rừng. Những thông tin về giá trị nhiều mặt của rừng được trình bày trong báo cáo là tài liệu tham khảo tốt cả về phương pháp cũng như về kết quả thực tiễn cho các nghiên cứu về định giá rừng tiếp theo. Đây cũng là một trong những tư liệu tham khảo đầu tiên về định giá rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa thể ứng dụng trực tiếp kết quả nghiên cứu của đề tài để phục vụ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đề tài mới cung cấp số liệu phản ảnh giá trị môi trường rừng từng mặt của từng khu rừng ở một vài địa phương, mà chưa đưa ra khung giá trị dịch vụ môi trường rừng hoặc phương pháp để xác định giá trị dịch vụ môi

trường rừng cho những điều kiện khác ngoài khu vực nghiên cứu. Một số phương pháp xác định giá trị môi trường rừng chưa đủ tính thuyết phục, trong đó có phương pháp sẵn lòng chi trả, phương pháp xác định lượng CO2 trong hệ sinh thái rừng, xác định lượng xói mòn v.v... Những phương pháp đó cho kết quả xác định giá trị môi trường còn quá xa với giá trị thực, chẳng hạn giá bảo tồn của Vườn Quốc gia Ba Bể chỉ có 237 triệu đồng, hay giá trị loài Voọc mũi hếch ở Na Hang chỉ là trên dưới 300 triệu đồng v.v...

Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Sơn La đã nghiên cứu về giá trị điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất của rừng đối với nhà máy thuỷ điện và cơ sở cung cấp nước ở Sơn La và Hòa Bình (Vương Văn Quỳnh và cộng sự, 2010) [19]. Công thức xác định lượng nước được rừng giữ lại để cung cấp cho hồ thuỷ điện trong 5 tháng sau mùa mưa đã được để xuất:

Q = 8312,15*(A*S* ln(F%)/H) + 48.723.255, R = 0,79 Q là lượng nước do rừng cung cấp trong 5 tháng sau mùa mưa A diện tích lưu vực (ha)

S là độ dốc bình quân trên lưu vực (độ) F tỷ lệ che phủ rừng quy chuẩn (%)

H là độ chênh cao trung bình của lưu vực (m).

Trên cơ sở kế thừa tư liệu của nhiều nguồn khác nhau các tác giả đã xác định giá trị dịch vụ giữ đất và giữ nước của rừng cho hồ thuỷ điện Sơn La và Hòa Bình. Một số kết luận chính liên quan đến giá trị giữ nước và bảo vệ đất của rừng là (1)- Có thể sử dụng phương pháp “Hàm sản xuất” và phương pháp

“Quy chuẩn” để xác định giá trị điều tiết nguồn nước và bảo vệ đất của rừng cho các thuỷ điện và cấp nước, (2)- Với các thủy điện thì giá trị điều tiết nguồn nước của rừng nhỏ hơn giá trị giữ đất. Giá trị điều tiết nguồn nước dao động từ mức 11-17 đ/kwh, giá trị giữ đất dao động từ 85 đến 90 đ/kwh, (3)- Với cơ sở cấp nước, giá trị điều tiết nguồn nước và bảo vệ đất của rừng ở mức

khoảng 180 đến 200 đ/m3 tùy theo tuổi thọ của hồ 40 hay 35 năm.

Cũng trong thời gian này nhóm cán bộ triển khai Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Lâm Đồng đã áp dụng mô hình SWAT để tính lượng chảy tràn và bồi lắng lưu vực Đa Nhim. Trên cơ sở các nguồn tư liệu thu thập được nhóm nghiên cứu đã xác định giá trị điều tiết nước của rừng cho thuỷ điện là 14,6 đ/ha/năm, giá trị giữ đất của rừng cho thuỷ điện là 54,4 đ/ha/năm. Mặc dù đây là những số liệu ban đầu, nhưng cũng là những tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo về xác định giá trị môi trường rừng ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả giữ nước của rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường đối với hồ thủy điện ở việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w