Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm của các lưu vực
3.1.1. Đặc điểm của các lưu vực quan trắc
Phân bố diện tích của các lưu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 và diện tích rừng cũng như loại rừng ở các lưu vực được thể hiện trong phụ lục 2.
Bảng 3.1. Phân bố số lưu vực nghiên cứu theo các mức diện tích
TT Diện tích lưu vực (ha) Số lưu vực
1 2-10 12
2 10-20 10
3 20-50 13
4 50-200 10
5 200-1000 8
6 1.000-50.000 6
7 >50.000 7
Tổng hợp về một số đặc điểm độ cao, độ dốc, kích thước (chu vi, diện tích và tỷ lệ diện tích) lớp phủ thực vật ở các lưu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.2 và phụ lục 7.
Bảng 3.2. Đặc điểm các lưu vực nghiên cứu
Diện Diện Diện Tỷ lệ Tổng Tổng Độ Độ Diện tích tích tích tích diện
TT Khu vực diện chu vi cao dốc tích
tích (ha) (m2) (m) (do) rừng (ha) RTN RT khác rừng (ha) (ha) (ha) (%) 1 An Chỉ 76.652,0 176.605,0 338,0 16,0 52.217,0 23.086,0 29.131,0 24.435,0 68,1 2 An Khê 137.488,0 265.655,0 953,0 10,0 68.520,0 57.926,0 10.594,0 68.968,0 49,8 3 Bình 163.381,0 287.388,0 597,0 12,0 102.335,0 98.237,0 4.098,0 61.046,0 62,6
Tường
4 Đại Ngà 37.110,0 116.423,0 571,0 7,0 3.298,0 2.011,0 1.287,0 33.812,0 8,9 5 Đắk Nông 27.553,0 95.405,0 354,0 10,0 5.758,0 5.193,0 565,0 21.795,0 20,9 6 Gia Vòng 27.679,0 91.515,0 389,0 14,0 14.268,0 13.616,0 652,0 13.411,0 51,5 7 Hòa Bình 9.750,7 128.686,0 239,0 24,0 8.939,5 5.782,5 3.157,0 811,2 91,7 8 Kon Tum 1.720,4 48.617,0 1.081,0 21,0 1.315,4 249,1 1.066,3 405,0 76,5 9 Krông Buk 45.757,0 122.948,0 190,0 3,0 606,0 142,0 464,0 45.151,0 1,3 10 Lâm Sơn 3.355,0 26.619,0 203,0 16,0 557,0 532,0 25,0 323,0 16,6 11 Mù Cang 23.451,0 80.722,0 658,0 22,0 9.500,0 4.329,0 5.171,0 13.951,0 40,5
Chải
12 Na Hừ 15.628,0 57.365,0 315,0 28,0 4.737,0 4.737,0 10.891,0 30,3 13 Ngòi Hút 57.907,0 140.817,0 927,0 25,0 30.869,0 29.013,0 1.856,0 27.038,0 53,3
14 Quảng 95,9 14.611,0 674,0 30,0 77,8 77,8 18,2 81,1
Nam
15 Sơn Diệm 80.557,0 143.682,0 415,0 19,0 60.559,0 59.852,0 707,0 19.998,0 75,2 16 Sông Luỹ 194.036,0 214.542,0 419,0 13,0 22.114,0 21.972,0 142,0 170.644,0 11,4 17 Thanh 30.806,0 114.809,0 194,0 10,0 6.704,0 3.878,0 2.826,0 24.102,0 21,8
Bình
18 Thanh Sơn 126.523,0 219.970,0 433,0 18,0 50.680,0 39.536,0 11.144,0 75.843,0 40,1 19 Thường 19.636,0 69.183,0 365,0 21,0 10.209,0 9.770,0 439,0 9.427,0 52,0
Nhật
20 Vĩnh Sơn 302,5 22.538,0 524,0 29,0 113,7 113,7 188,9 37,6 21 Vĩnh Yên 12.736,0 55.184,0 466,0 21,0 5.325,0 4.989,0 336,0 7.411,0 41,8
Phân tích số liệu ở bảng trên có thể nhận định về đặc điểm các lưu vực nghiên cứu như sau:
+ Đặc điểm lưu vực nghiên cứu tương đối đa dạng:
Diện tích lưu vực dao động từ một vài ha đến một hàng trăm nghìn hecta. Độ cao điểm thu nước của các lưu vực dao động từ 87 đến 1081m,
trung bình là 422m. Độ dốc trung bình trong lưu vực từ 3 đến 30 độ, trung bình là 19 độ.
+ Tỷ lệ diện tích rừng trong các lưu vực dao động lớn:
Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng cũng như diện tích rừng nói chung trong các lưu vực biến động ở mức độ lớn. Tỷ lệ diện tích rừng dao động từ 0 đến 100%, trung bình là 63%.
3.1.1.2. Lưu lượng dòng chảy
Số liệu quan trắc mưa, lưu lượng dòng chảy của các lưu vực được thống kê ở phụ lục 1. Một số chỉ tiêu thủy văn của lưu vực tổng hợp từ phụ lục 1 được ghi trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Đặc điểm lưu lượng dòng chảy ở các lưu vực trong thời gian quan trắc
Số Lưu Lưu lượng Tổng
ngày lượng lượng Tổng lượng Tổng lượng
TT Lưu vực quan nước TB nước max mưa nước mưa (m3) dòng chảy (m3) (m3/s)
trắc (m3/s) (mm)
1 An Chỉ 364 75,05231.737,9200 3 2.400.469.848 2.360.365.920 2 An Khê 365 58,57181.181,8300 2 2.960.743.520 1.847.120.544 3 Bình Tường 365 102,84021.921,5400 2 3.912.004.162 3.243.170.016 4 Đại Ngà 365 21,8452 131,1300 2 842.322.800 688.909.536 5 Đắk Nông 365 21,7501 127,6700 3 752.608.956 685.912.320 6 Gia Vòng 365 17,4217 438,5400 3 746.218.264 549.411.552 7 Hòa Bình 76 0,3525 9,2986 12.852 54.591.510 39.349.455 8 Kon Tum 52 0,5288 14,0827 7.209 15.912.993 19.007.069 9 Krông Buk 365 14,7341 339,0800 2 796.032.280 464.653.152 10 Lâm Sơn 365 1,5603 29,8100 2 55.490.457 49.204.800 11 Mù Cang Chải 365 6,3581 109,5100 2 329.271.228 200.509.344 12 Na Hừ 364 11,9564 62,7300 2 387.545.850 376.023.168 13 Ngòi Hút 365 20,5248 392,8800 1 750.250.830 647.271.648 14 Quảng Nam 52 0,0048 0,1711 12.228 779.822 326.981 15 Sông Luỹ 365 20,4755 314,6300 1 1.120.498.200 645.714.720 16 Sơn Diệm 365 40,8018 708,1300 2 1.816.269.806 1.286.724.960 17 Thanh Bình 367 13,6574 92,1100 2 602.484.094 433.060.992 18 Thanh Sơn 365 30,8889 894,3300 1 1.498.188.198 974.113.344 19 Thường Nhật 365 25,7842 454,5800 6 1.189.842.258 813.129.408 20 Vĩnh Sơn 46 0,1024 2,6354 2.541 854.322 3.662.117 21 Vĩnh Yên 365 4,6725 46,7600 2 214.026.150 147.353.472 Số liệu cho thấy lưu lượng dòng chảy ở các lưu vực biến động trong phạm vi từ vài m3/s đến hàng trăm m3/s. Lưu lượng dòng chảy lớn nhất (qmax) cao hơn lưu lượng dòng chảy trung bình (qtb) từ 3 đến 30 lần, trung
bình là 13 lần. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất (qmin) dao động từ xấp xỉ 0 đến hàng chục m3/s. Phân tích đặc điểm biến động lưu lượng dòng chảy ở các lưu vực cho một số nhận xét sau:
3.1.1.3. Liên hệ giữ tổng lượng dòng chảy và tổng lượng nước mưa
Tổng lượng dòng chảy có liên hệ chặt với tổng lượng nước mưa rơi xuống lưu vực. Mối liên hệ của hai đại lượng này được thể hiện ở hình 3.1.
y = 0,7733x - 5,0956 R² = 0,97
Hình 3.1. Liên hệ của tổng lượng dòng chảy với tổng lượng nước mưa Trung bình tổng lượng dòng chảy bằng khoảng 0,82 lần tổng lượng nước mưa. Mức liên hệ của tổng lượng dòng chảy với tổng lượng nước mưa rất chặt bằng phương trình tuyến tính y= 0,7733x-5,0956 (R2= 0,97). Như vậy, tổng lượng dòng chảy phụ thuộc chủ yếu vào tổng lượng mưa.
Tính riêng cho 17 lưu vực có số liệu quan trắc cả năm thì tỷ lệ giữa tổng lựợng dòng chảy trên tổng lượng mưa cả năm là 15.412.648.896m3
=0,756. Như 20.374.266.901m3
vậy, trung bình có 24,4% lượng nước mưa đã được giữ lại cho quá trình bốc thoát hơi trên lưu vực. Lượng mưa trung bình năm ở các lưu vực này tính được là 2257mm, tương ứng sẽ có 573 mm lượng mưa đã chi cho bốc thoát hơi trong một năm, bình quân một tháng là 47,7mm, 6 tháng là 286,6mm.
3.1.1.4. Liên hệ giữ tổng lượng dòng chảy và tổng lượng nước mưa đã rơi xuống lưu vực
Lưu lượng dòng chảy trung bình lưu lượng dòng chảy cao nhất và tổng lượng dòng chảy (Qdc) đều liên hệ chặt với tổng lượng nước mưa đã rơi xuống lưu vực với hệ số tương quan theo thứ tự là R2= 0,96 và 0,92. Hệ số tương quan giữa lưu lượng dòng chảy với tổng lượng nước mưa đã rơi xuống lưu vực đều lớn hơn 0,85, ngoại trừ lưu lượng dòng chảy thấp nhất (R2= 0,5).
Liên hệ giữa các đại lượng này được thể hiện ở các hình 3.2 và 3.3 và 3.4.
Hình 3.2. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy trung bình (qtb) với tổng lượng nước mưa (K=Qmua)
Hình 3.3. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy cao nhất (qmax) với tổng lượng nước mưa (Qmua)
Hình 3.4. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy thấp nhất (qmin) với tổng lượng nước mưa (Qmua)
Phân tích các hình trên cũng cho thấy, liên hệ của lưu lượng dòng chảy thấp nhất (hay dòng chảy mùa khô) với tổng lượng nước mưa không chặt chẽ bằng liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy cao nhất và dòng chảy trung bình với tổng lượng nước mưa. Nguyên nhân là do lưu lượng dòng chảy thấp nhất không chỉ chịu ảnh hường của lượng mưa, mà còn phụ thuộc rõ rệt vào những đặc điểm khác quyết định năng lực điều tiết nước của lưu vực.
3.1.1.5. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy và độ dốc
Mức liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy thấp nhất với tổng lượng nước mưa, luôn thấp hơn liên hệ của nó với cả tổng lượng nước mưa và độ dốc, hệ số tương quan R tăng từ 0,82 lên 0,89. Thay đổi mức liên hệ giữa các đại lượng này được thể hiện ở hình 3.5.
Hình 3.5. Liên hệ của lưu lượng dòng chảy thấp nhất (qmin) với tích số của tổng lượng mưa và độ dốc (K=Qmua × doc)
Lưu lượng dòng chảy thấp nhất có liên hệ chặt với tổng lượng nước mưa và độ dốc trung bình của lưu vực. Độ dốc trung bình của lưu vực càng lớn thì lưu lượng dòng chảy thấp nhất càng cao. Điều đó chứng tỏ dung tích chứa nước hữu hiệu của các vùng đất dốc nhiệt đới cao hơn các vùng bằng. Như vậy, lượng nước được tích vào các lớp đất ở những lưu vực có địa hình bằng phẳng có thể nhiều hơn những lưu vực có địa hình dốc, nhưng vì chênh lệch thế năng theo chiều ngang nhỏ nên nó cũng khó di chuyển vào dòng chảy hơn so với ở những lưu vực trên địa hình dốc. Dung tích chứa nước tuyệt đối của lưu vực có địa hình dốc có thể nhỏ hơn so với lưu vực có địa hình bằng phẳng, nhưng dung tích chứa nước hữu hiệu của chúng lại lớn hơn so với của những lưu vực bằng phẳng.
3.1.1.5. Đặc điểm lượng mưa và dòng chảy theo các tháng trong năm
Kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy trong điều kiện nhiệt đới mưa nhiều của Việt Nam, tổng lượng dòng chảy phụ thuộc trực tiếp vào tổng lượng mưa.
Có đến 97% tổng lượng dòng chảy phụ thuộc trực tiếp vào tổng lượng nước mưa. Đây là những điều kiện khách quan của thời tiết, ngoài tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, diện tích rừng dù ít ảnh hưởng đến tổng lượng dòng chảy nhưng là những gì con người có khả năng để thay đổi và tác động.
Thêm vào đó, rừng và những đặc điểm khác của lưu vực có thể ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy trong những ngày không mưa và mùa khô.
Với quan điểm coi mỗi trạm thủy văn được xem là điểm thu nước của một hồ thủy điện. Lượng nước qua trạm quan trắc thủy văn trong 6 tháng mùa khô được xem là lượng nước dồn đến một hồ thủy điện mà đập ngăn có vị trí tại trạm thủy văn,được xác định bằng việc phân tích biểu đồ diễn biến mưa theo các tháng trong năm (hình 3.6-3.8).
Nà Hừ
Hình 3.6. Biến động mưa và dòng chảy tại trạm Nà Hừ, sông Nậm Bum, tỉnh Lai Châu
Thanh Sơn
Hình 3.7. Biến động mưa và dòng chảy tại trạm Thanh Sơn, sông Bứa, tỉnh Phú Thọ
Hình 3.8. Biến động mưa và dòng chảy tại trạm An Khê, sông Ba, tỉnh Gia Lai Căn cứ vào phân bố lượng mưa theo các tháng trong năm, có thể xác định được những tháng mùa khô cho từng nơi. Số liệu cho thấy mùa mưa ở các địa phương sớm muộn khác nhau, nhưng đều kéo dài trung bình 6 tháng.
Để xác định được tính quy luật của lượng mưa và dòng chảy, đề tài đã xác định mùa mưa gồm 6 tháng liên tục có lượng mưa lớn nhất trong năm, còn lại là mùa ít mưa hay mùa khô (bảng 3.4).
Bảng 3.4. Lượng mưa và các tháng mùa khô ở một số lưu vực nghiên cứu
TT Lưu vực Lượng mưa các tháng trong năm (mm) Các tháng
mùa khô
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 An Chỉ 170 6 93 77 151 78 41 192 127 873 1226 99 12-5
2 An Khê 44 0 28 32 165 116 85 207 194 590 668 33 12-5
3 Bình Tường 62 0 65 8 136 97 15 225 332 687 732 34 12-5
4 Đại Ngà 33 0 254 67 115 269 349 440 455 201 57 14 12-5
5 Đắk Nông 7 66 84 205 230 257 518 573 466 339 83 0 11-4
6 Gia Vòng 95 0 56 139 194 27 44 146 117 1104 602 210 12-5 7 Krông Buk 11 0 27 48 258 82 151 473 268 181 234 10 12-05
8 Lâm Sơn 5 25 20 126 149 155 312 235 333 286 9 4 11-04
9 Mù Cang Chải 5 18 3 163 110 352 399 394 144 54 11 1 10-03
10 Nà Hừ 5 13 4 130 318 447 794 512 199 32 26 0 10-03
11 Ngòi Hút 19 62 13 100 129 214 138 148 275 84 20 9 11-04
12 Sơn Diệm 43 43 69 87 253 91 56 475 95 908 37 95 11-04
13 Sông Luỹ 0 0 24 6 153 98 147 272 190 113 114 24 12-05
14 Thanh Bình 1 1 83 116 340 240 180 243 422 266 85 1 11-04 15 Thanh Sơn 10 51 23 64 133 166 207 123 341 132 16 6 11-04 16 Thượng nhật 188 4 93 138 236 131 130 274 363 2053 2037 237 02-07 17 Vĩnh Yên 29 21 15 154 162 147 263 319 394 34 42 19 10-03
Căn cứ vào diện tích các lưu vực, lưu lượng dòng chảy quan trắc được ở các trạm thủy văn và số tháng mùa khô, đề tài đã xác định được tổng lượng dòng chảy từng tháng, tổng lượng dòng chảy mùa mưa và tổng lượng dòng chảy mùa khô. Kết quả ghi trong các bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tổng lượng dòng chảy từng tháng ở các lưu vực
TT Lưu vực Tổng lượng dòng chảy các tháng (triệu m3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 An Chỉ 204,62 54,22 42,59 26,83 39,93 35,30 28,51 37,65 35,40 450,32 1222,89 182,12 2 An Khê 44,07 23,83 21,90 19,18 70,99 31,62 29,31 73,04 109,32 402,59 867,34 153,92 3 Bình Tường 181,74 65,76 55,06 39,85 37,74 40,71 51,29 58,90 158,47 508,72 1823,32 221,60 4 Đại Ngà 7,80 3,20 14,02 14,73 29,25 51,80 82,64 184,39 118,23 125,30 40,26 17,30 5 Đắk Nông 7,01 4,14 4,62 6,88 22,32 34,14 90,20 198,92 122,58 143,66 36,01 15,41 6 Gia Vòng 17,81 10,13 8,22 10,17 35,05 8,36 4,52 6,91 6,45 215,47 178,25 48,07 7 Krông Buk 11,73 2,23 0,53 0,98 9,16 4,14 9,31 148,81 75,93 81,97 78,21 41,67 8 Lâm Sơn 1,45 1,12 1,22 1,45 1,81 2,50 4,78 4,26 9,64 12,76 4,70 3,53 9 Mù Cang Chải 7,27 6,83 7,04 7,24 7,73 22,45 34,90 43,46 17,05 28,49 9,71 8,34 10 Nà Hừ 10,16 7,36 6,18 6,78 18,99 45,12 97,87 81,82 51,03 24,99 15,92 9,82 11 Ngòi Hút 22,58 18,94 20,00 21,57 25,06 52,63 54,52 63,58 137,75 167,76 37,35 25,54 12 Sơn Diệm 55,78 35,94 45,20 34,32 77,93 28,67 20,77 188,44 71,64 501,49 142,39 84,15 13 Sông Luỹ 4,50 1,70 2,49 1,64 52,04 88,54 65,78 133,99 126,45 106,10 48,33 14,16 14 Thanh Bình 8,93 6,21 8,57 10,35 29,74 27,45 29,29 88,08 99,43 71,53 34,80 18,69 15 Thanh Sơn 28,65 22,86 28,15 30,15 41,29 66,22 104,67 74,57 167,54 281,59 73,00 55,44 16 Thượng nhật 36,82 16,81 11,45 12,79 25,36 32,99 18,90 31,72 50,84 273,04 256,90 45,49 17 Vĩnh Yên 6,63 5,47 6,11 6,47 11,02 12,02 18,25 16,89 30,23 16,29 10,27 7,70
Bảng 3.6. Lượng mưa và dòng chảy theo mùa mưa, mùa khô ở các lưu vực
Tỷ lệ
lượng Tổng Tổng Tổng Tỷ lệ dòng Tổng L. mưa L. mưa mưa mùa lượng lượng lượng chảy mùa TT Lưu vực lượng mùa mùa khô so dòng dòng chảy dòng chảy khô so với mưa khô mưa với tổng chảy mùa khô mùa mưa tổng dòng
lượng chảy (%)
mưa (%)
1 An Chỉ 3.133 596 2.537 19,0 2.360,4 550,3 1.810,1 23 2 An Khê 2.162 302 1.860 14,0 1.847,1 333,9 1.513,2 18 3 Bình Tường 2.393 305 2.088 12,7 3.243,2 601,8 2.641,4 19
4 Đại Ngà 2.254 483 1.771 21,4 688,9 86,3 602,6 13
5 Đắk Nông 2.828 445 2.383 15,7 685,9 74,1 611,8 11
6 Gia Vòng 2.734 694 2.040 25,4 549,5 129,5 420,0 24 7 Krông Buk 1.743 354 1.389 20,3 464,7 66,3 398,4 14
8 Lâm Sơn 1.659 189 1.470 11,4 49,2 13,5 35,7 27
9 Mù Cang Chải 1.654 92 1.562 5,6 200,5 67,7 132,8 34
10 Nà Hừ 2.480 80 2.400 3,2 376,0 74,4 301,6 20
11 Ngòi Hút 1.211 223 988 18,4 647,3 146,0 501,3 23
12 Sơn Diệm 2.252 374 1.878 16,6 1.286,7 397,8 888,9 31
13 Sông Luỹ 1.141 207 934 18,1 645,7 76,5 569,2 12
14 Thanh Bình 1.978 287 1.691 14,5 433,0 87,5 345,5 20 15 Thanh Sơn 1.272 170 1.102 13,4 974,1 238,2 735,9 24 16 Thượng nhật 5.884 732 5.152 12,4 813,1 118,3 694,8 15
17 Vĩnh Yên 1.599 160 1.439 10,0 147,4 52,5 94,9 36
Kết quả bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ lượng mưa mùa khô so với tổng lượng mưa ở các lưu vực đạt từ 3,2 – 25,4 %. Trong khi đó, tỷ lệ dòng chảy mùa khô so với tổng lượng dòng chảy từ 13 – 36%.. Như vậy, đã có khoảng 5-10%
tổng lượng mưa mùa mưa được chuyển thành dòng chảy của những tháng mùa khô. Tuy nhiên, tỷ lệ này dao động trong phạm vi rộng tùy thuộc vào đặc điểm từng lưu vực. Đây cũng là điều kiện cho phép phân tích rõ hơn quy luật liên hệ ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực đến tổng lượng dòng chảy mùa khô.
3.1.2. Một số đặc điểm của các trạng thái rừng và đất rừng liên quan đến lưu lượng nước tại các lưu vực
Kết quả điều tra một số chỉ tiêu cấu trúc rừng ở một số địa phương với 177 ô tiêu chuẩn thiết kế theo các loại trạng thái được thể hiện trong bảng.
(Chi tiết trong phụ lục 5)
Bảng 3.7. Một số đặc điểm trạng thái rừng tại các lưu vực
Số Chiều cao Độ tàn che Độ che phủ Tỷ lệ thảm
TT Trạng thái vút ngọn m) (%) (%) khô (%)
OTC
Hvn SHvn TC STC CP SCP TK STK
1 R Tbình 8 15,6 0,7 59,1 8,9 66,5 3,1 69,0 5,8
2 R nghèo 15 15,1 3,6 59,1 14,4 56,1 15,1 67,7 11,5
3 R trồng bạch đàn 1 14,1 26,0 63,0 36,0
4 R trồng trẩu bạch đàn 1 14,1 45,0 53,0 45,0
5 R trồng bạch đàn+keo 1 13,7 28,0 56,0 42,0
6 R trồng tre bát độ 1 13,6 48,0 41,0 64,0
7 R tre nưa 15 13,1 3,6 57,5 10,5 67,9 21,7 78,9 10,2
8 R trồng keo lá tràm 13 11,3 3,6 52,1 11,3 48,2 8,7 50,2 9,0
9 R trồng thông 6 11,1 2,0 57,5 7,1 46,3 6,3 52,7 7,3
10 R phục hồi 28 10,8 4,0 55,1 14,6 65,4 17,1 65,3 15,4
11 R trồng keo tai tượng 13 8,3 4,5 63,4 19,8 55,2 18,2 67,4 10,4
12 Trảng cây bụi 58 71,8 10,1 65,3 14,6
13 Nương 17 68,5 12,7 55,9 19,2
Trung bình 12,8 4,1 56,4 14,2 64,2 15,7 64,4 15,0
Kết quả tính toán trên cho thấy, đối với các trạng thái có rừng trong khu vực nghiên cứu (qua 177 OTC):
+ Chiều cao vút ngọn đạt trung bình 12,8m, giá trị đạt từ 8,3 đến 15,6m với biến động lớn nhất là ở các trạng thái rừng phục hồi và rừng trồng keo tai tượng (4,0 và 4,5m). Với đối tượng rừng trung bình và rừng trồng thông, độ biến động về chiều cao là khá thấp, đặc biệt là đối tượng rừng trung bình với 0,7m.
+ Độ tàn che có giá trị trung bình ở các trạng thái (không xét đến các trạng thái không có độ tàn che như cây bụi và nương rẫy) từ 26,0 – 63,4% với sai tiêu chuẩn từ 7,1 - 19,8 %. Cao nhất là ở các trạng thái rừng trồng Keo tai tượng và thấp nhất là ở các trạng thái rừng trồng Bạch đàn. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm cấu trúc rừng theo cấp tuổi và theo loài cây với đặc điểm sinh lý sinh thái khác nhau của mỗi loài.
+ Đọ che phủ có giá trị từ 41,0 – 71,8 % tùy theo đặc điểm cấu trúc của từng trạng thái với phân bố mật độ các loài cây là thành phần chính và đặc điểm các loài cây trong mỗi trạng thái. Các trạng thái rừng tre nứa có độ che phủ thấp nhất, sau đến là các trạng thái rừng trồng và rừng tự nhiên và lớn nhất là các trạng thái trảng cỏ, nương rẫy.
+ Tỷ lệ thảm khô ở các OTC nghiên cứu ở mỗi trạng thái rừng có giá trị nằm trong khoảng từ 36,0 – 78,9 %. Sai tiêu chuẩn (không xét đến các trạng thái chỉ có 01 TC) về tỷ lệ thảm khô ở các trạng thái có sự chênh lệnh lớn (từ 5,8 – 19,2 %).