CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ
2.2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY
2.2.3 Cơ cấu thị trường nhập gia công
Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường nhập gia công của Công ty
Đơn vị tính: Ngàn USD, %
Thị trường
2009 2010 2011
Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng
Châu Âu 1.506 5,36 2.479 6,67 4.291 7,50 1,31 0,83 Châu Á 25.083 89,29 32.158 86,52 48.532 84,82 -2,77 -1,70 Châu Mỹ 1.438 5,12 2.438 6,56 4.263 7,45 1,44 0,89
Khác 65 0,24 94 0,25 132 0,24 0,01 -0,01
Tổng 28.092 100 37.169 100 57.218 100 - -
(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu)
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng thị trường nhập gia công của Công ty
Phân tích:
Qua biểu đồ ta thấy nổi bật lên một điều là Châu là thị trường nhập gia công quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất của Tổng công ty may Nhà Bè, liên tục trong 3 năm liền tỷ trọng nhập gia công từ thị trường này luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn.
Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này có xu hướng giảm qua ba năm, cụ thể vào năm 2009 chiếm tỷ trọng 89,29%, song vào năm 2010 thị
0% 20% 40% 60% 80% 100%
2009 2010 2011
Châu Âu Châu Á Châu Mỹ Khác
trường Châu Á chiếm 86,52% con số này giảm 2,77% so với năm 2009. Và năm 2011 chiếm 84,82%, con số này tiếp tục giảm 1,70% so với năm 2010. Khu vực thị trường Châu bao gồm các nước chủ lực như: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất.
Thị trường Châu Âu bao gồm một số nước như: Pháp, Đức, nh, , Thu sỹ..., vào năm 2009 tỷ trọng chiếm 5,36% thì tăng lên 6,67% năm 2010 và tiếp tục tăng lên 7,50% vào năm 2011. Các mặt hàng nhập gia công chủ yếu từ Châu Âu là các thiết bị, công nghệ, và phụ liệu may trong đó thị trường Đức là thị trường quan trọng. Hiện nay, may Nhà Bè đang nhận gia công phần lớn cho thị trường Châu Âu.
Một chiều hướng tương tự đối với thị trường Châu Mỹ. Năm 2009, Công ty đã nhập gia công từ thị trường khu vực Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada và Mexico) giá trị hàng hoá đạt 1.438 ngàn USD chiếm 5,12%. Năm 2010, tỷ trọng nhập gia công từ thị trường này tăng lên 6,56% và tiếp tục tăng lên 7,45% vào năm 2011, với tổng giá trị nhập gia công mặt hàng chủ yếu là phụ liệu may trong đó nhập từ thị trường Hoa Kỳ là chủ yếu. Do khu vực thị trường này có vị trí địa lý xa nên việc mở rộng nhập khẩu từ thị trường này gặp khó khăn do cước phí vận chuyển cao.
Nhận xét:
Một trong các nguyên nhân chính khiến bên đặt gia công của Tổng công ty may Nhà Bè đa phần lấy nguồn nguyên vật liệu từ thị trường Châu Á vì lợi thế về địa lý khá gần với Việt Nam, nên các chi phí vận chuyển cũng thấp hơn các thị trường khác.
Không những thế, vì Việt Nam là một trong những thành viên của AFTA (Khu vực mậu dịch tư do SE N), nên khi giao dịch ngoại thương với các nước thuộc thành viên của AFTA sẽ được hưởng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt.
Bên cạnh đó, thị trường Châu Âu và Châu Mỹ cũng là các thị trường mà Tổng công ty may Nhà Bè nhập gia công với số lượng không nhỏ, cụ thể là tỷ trọng nhập gia công từ các thị trường này tăng lên sau 3 năm. Có lẽ do hai thị trường này là hai thị trường gia công xuất khẩu lớn của Tổng công ty may Nhà Bè, để đáp ứng được những tiêu chuẩn đưa ra cần phải có nguồn nguyên liệu và phụ liệu chuẩn.
Các thị trường khác như Châu Phi và Châu Úc chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, có lẽ do không có ưu thế về hiệu quả kinh tế khi nhập khẩu nguyên vật liệu từ các thị trường này vì vị trí địa lý khá xa, tốn nhiều thời gian và chi phí vận chuyển.
2.2.4 Kết quả hoạt động nhập gia công của Công ty
Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty
Đơn vị tính: Ngàn USD, %
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010 Giá trị Tăng
trưởng Giá trị Tăng trưởng Tổng kim ngạch
nhập GC 28.092 37.169 57.218 9.077 32,31 20.049 53,94 Tổng kim ngạch
nhập SX-XK 36.597 46.508 47.060 9.911 27,08 552 1,19 Tổng kim ngạch
NK 64.689 83.677 104.278 18.988 29,35 20.601 24,62
(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu)
Biểu đồ 2.5: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty năm 2009 – 2011
Phân tích:
Từ biểu đồ biểu diễn các dữ liệu của bảng 2.5 ta nhận thấy một xu hướng chung đó là cả tổng kim ngạch nhập gia công và tổng kim ngạch nhập sản xuất - xuất khẩu
0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000
2009 2010 2011
Ngàn USD
Tổng kim ngạch NGC Tổng kim ngạch nhập SX-XK Tổng kim ngạch NK
của Tổng công ty may Nhà Bè đều tăng qua các năm. Điều này dẫn đến Tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể:
Năm 2010 so với năm 2009:
Tổng kim ngạch nhập gia công năm 2010 đạt 37.169 ngàn USD, tăng 9.077 ngàn USD tương đương tăng 32,31% so với năm 2009.
Tương tự, Tổng kim ngạch nhập sản xuất - xuất khẩu đạt 46.508 ngàn USD năm 2010, tăng 9.911 ngàn USD tương đương tăng 27,08% so với năm 2009.
Do Tổng kim ngạch nhập gia công và nhập sản xuất - xuất khẩu đều tăng nên tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 so với năm 2009 tăng 29,35% tương đương tăng 18.988 ngàn USD.
Năm 2011 so với năm 2010:
Tổng kim ngạch nhập gia công năm 2011 so với 2010 tăng vọt lên 53,94% tương đương tăng 20.049 ngàn USD, đạt 57.218 ngàn USD.
Tương tự, Tổng kim ngạch nhập sản xuất - xuất khẩu năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010 là 1,19% tương đương tăng 522 ngàn USD, đạt 47.060 ngàn USD.
Do Tổng kim ngạch nhập gia công và nhập sản xuất - xuất khẩu đều tăng nên tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2011 so với năm 2010 tăng 24,62% tương đương tăng 20.601 ngàn USD.
Nhận xét:
Qua các số liệu vừa phân tích cho biết tổng kim ngạch nhập gia công tăng qua các năm, đáng chú ý tổng kim ngạch nhập gia công năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010. Điều này cho thấy một dấu hiệu tích cực cho Tổng công ty may Nhà Bè đó là khả năng gia công sản xuất của Tổng công ty may Nhà Bè đang ngày một tăng nên nhu cầu về nguyên vật liệu gia công có xu hướng tăng lên.
Bên cạnh có, ta cũng nhận thấy tuy tổng kim ngạch nhập sản xuất – xuất khẩu cũng tăng qua các năm song nếu so với kim ngạch nhập gia công thì tốc độ tăng trưởng còn chậm, đặc biệt vào năm 2011 tổng kim ngạch nhập sản xuất – xuất khẩu còn thấp hơn tổng kim ngạch nhập gia công. Nên, mặc dù tổng kim ngạch nhập gia công tăng vọt nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung của công ty có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2011 chậm hơn giai đoạn 2009 – 2010 là do kim ngạch nhập sản xuất – xuất khẩu tăng khá ít. Chính vì vậy, may Nhà Bè cần có những chính sách thích hợp để giúp cho cả hai phương thức nhập khẩu cùng tăng trưởng cao.
Cùng nghiên cứu số lượng hợp đồng nhập khẩu được thực hiện, đặc biệt là hợp đồng nhập gia công để thấy rõ hơn về khả năng tiến hành hoạt động nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè:
Bảng 2.6: Số lƣợng hợp đồng nhập khẩu đƣợc thực hiện
Đơn vị tính: Hợp đồng, %
Hợp đồng 2009 2010 2011
2010/2009 2011/2010 Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối Nhập gia công 2.299 2.545 3.272 246 10,70 727 28,57 Nhập sản xuất xuất khẩu 2.552 2.823 2.943 271 10,62 120 4,25
Tổng 4.851 5.368 6.215 517 10,65 847 15,78
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu)
Biểu đồ 2.6: Số lƣợng hợp đồng nhập khẩu đƣợc thực hiện
Phân tích:
Tổng số lượng hợp đồng nhập khẩu được thực hiện năm 2010 là 5.368 hợp đồng, tăng 10,65% tương đương tăng 517 hợp đồng so với năm 2009 .
Tương tự, Tổng số lượng hợp đồng nhập khẩu được thực hiện trong năm 2011 là 6.215 hợp đồng, tăng lên 847 hợp đồng tương ứng tăng 15,78% so với năm 2010.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
2009 2010 2011
Hợp đồng
Nhập gia công
Nhập sản xuất xuất khẩu
Trong đó:
Hợp đồng nhập gia công:
Năm 2010, số hợp đồng nhập gia công được thực hiện là 2.545 hợp đồng, tăng 246 hợp đồng, tương đương tăng 10,70% so với năm 2009.
Năm 2011, số lượng hợp đồng nhập gia công là 3.272 hợp đồng, tiếp tục tăng 727 hợp đồng, tương đương tăng 28,57% so với năm 2010.
Hợp đồng nhập sản xuất - xuất khẩu:
Năm 2010, số lượng hợp đồng nhập sản xuất - xuất khẩu thực hiện được là 2.823 hợp đồng, tăng 271 hợp đồng (10,62%) so với năm 2009.
Năm 2011, số hợp đồng nhập sản xuất - xuất khẩu tăng nhẹ đạt 2.943 hợp đồng, tăng 120 hợp đồng (4,25%) so với năm 2010.
Nhận xét:
Nhìn vào biểu đồ trên có thể dễ dàng biết được Tổng công ty may Nhà Bè ngày càng chú trọng hơn đến hoạt động nhập gia công. Đặc biệt, số lượng hợp đồng nhập gia công tăng đều qua ba năm cho thấy công ty đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động gia công xuất khẩu, qua đó Công ty đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, đồng thời đào tạo hàng vạn công nhân lành nghề, làm tăng thêm thu thập cho đời sống của công nhân.
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ TỪ 2009 ĐẾN 2011
Trong ba năm vừa qua, nhìn chung hiệu quả nhập gia công nguyên vật liệu của Tổng công ty may Nhà Bè đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Kim ngạch nhập gia công tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ ổn định, tổng số lượng hợp đồng nhập gia công tăng lên, và cơ cấu sản phẩm nhập gia công luôn được quan tâm để cân đối sao cho phù hợp với năng lực sản xuất của Công ty.
Có được kết quả này là do được sự quan tâm giúp đỡ của toàn Công ty, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của ban Giám đốc, cán bộ công nhân viên phòng Kế hoạch thị trường - Xuất nhập khẩu đã đoàn kết nhất trí trong công tác, nỗ lực phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phòng Kế hoạch thị trường - Xuất nhập khẩu đã từng bước thiết lập và mở rộng quan hệ với các Bộ, ngành có liên quan, với
các khách hàng trong nước cũng như ngoài nước, với chiến lược khách hàng mềm dẻo, lấy chất lượng sản phẩm, uy tín và năng lực triển khai các công việc làm ưu thế cạnh tranh.
Tóm lại hoạt động nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè đã và đang đạt được những hiệu quả cao. Với kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu đã được tích lũy qua nhiều năm, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc công ty và đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa;
những nhân tố này chắc chắn sẽ giúp Tổng công ty may Nhà Bè phát triển ngày càng lớn mạnh, đồng thời các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng được mở rộng và củng cố.
2.2.2 Những ƣu điểm và hạn chế của công ty trong việc tiến hành hoạt động nhập gia công
2.2.2.1 Những ƣu điểm:
May Nhà Bè qua những năm hoạt động đã tạo được uy tín cao nơi các đối tác làm ăn, nên công ty thường xuyên có những hợp đồng gia công dài hạn.
Phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu đã phối hợp tốt với các phòng ban khác trong công ty để tổ chức thực hiện tốt việc nhập gia công nguyên vật liệu.
Trong quá trình hoạt động đã chuyên môn hoá được công việc (tổ chức các bộ phận chuyên trách các mảng riêng trong quá trình nhập khẩu, ví dụ như phân chia bộ phận làm thủ tục, bộ phận mặt hàng, bộ phận định mức và bộ phận giao nhận) nên dễ dàng trong việc xác định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cá nhân trong mỗi quá trình.
Tổng công ty may Nhà Bè có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng với chuyên ngành phù hợp, có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học.
Tại văn phòng làm việc, mỗi nhân viên đều được trang bị hệ thống máy tính nối mạng, giúp thuận tiện cho việc trao đổi e-mail giữa các phòng với với nhau và giữa cán bộ nhân viên với khách hàng, đồng thời việc truyền mạng khai báo và nhận phản hồi của Hải quan cũng tiện lợi hơn.
Công ty cũng có các mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như: Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ Văn hoá và Thông tin...
2.2.2.2 Những hạn chế:
Vẫn sử dụng hình thức gia công xuất khẩu truyền thống là nhận nguyên liệu giao thành phẩm:
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì hình thức gia công xuất khẩu nhận nguyên liệu giao thành phẩm đang dần bộc lộ những những mặt hạn chế của nó. Với hình thức gia công xuất khẩu này, Tổng công ty may Nhà Bè phụ thuộc khá nhiều vào bên đặt gia công như: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, nhãn hiệu sản phẩm… vì vậy, đây chính là sự kiềm hãm khiến cho công ty khó có thể phát triển thương hiệu ra thị trường thế giới.
Đồng thời, tình hình cạnh tranh trong gia công ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, do đó nếu may Nhà Bè tiếp tục nhận các đơn hàng gia công xuất khẩu theo phương thức truyền thống này thì công ty đang đánh mất cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế của mình với việc sử dụng các hình thức gia công xuất khẩu khác như hình thức gia công kết hợp hay mua đứt bán đoạn.
Nguyên nhân: Do lâu nay may Nhà Bè đã thực hiện gia công xuất khẩu theo hình thức này, chính vì vậy chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu đáng tin cậy.
Về công nghệ, thiết bị:
Hiện nay, các thiết bị văn phòng như máy fax, máy scan, và máy photo phải dùng chung cho toàn phòng. Chỉ riêng phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu đã gồm nhiều bộ phận cùng làm việc nên việc dùng chung các thiết bị văn phòng như thế sẽ gây chậm trễ cho việc tiến hành hoạt động nhập gia công nói riêng và hoạt động kinh doanh sản xuất nói chung.
Chưa áp dụng được công nghệ kỹ thuật trong việc quản lý các hồ sơ, tài liệu lưu trữ. Hiện tại, công ty vẫn dùng phương pháp lưu trữ truyền thống đó là bằng văn bản giấy, phương pháp này gây tốn diện tích, khó khăn trong việc tìm kiếm và dễ thất thoát nếu xảy ra hỏa hoạn.
Nguyên nhân: Do ban Giám đốc chưa thật sự nhìn thấy mọi điều kiện khi đưa ra chính sách mở rộng quy mô tổ chức, nên khi quy tổ chức được mở rộng nhưng các thiết bị văn phòng và công nghệ vẫn như cũ dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị văn phòng và công nghệ để hỗ trợ nhân viên làm việc.
Tốn nhiều chi phí cho hoạt động nhập gia công:
Nguyên nhân chính cho việc tốn nhiều chi phí là do sự chậm trễ trong các khâu của hoạt động nhập gia công, như chậm trễ lấy hàng ở cảng khiến phí lưu kho tăng cao, không có kế hoạch thống nhất giữa bộ phận giao nhận với đội xe nên chi phí vận chuyển hàng về kho công ty khá lớn…
Về mặt nhân sự:
Mặc dù đội ngũ cán bộ nhân viên của Tổng công ty may Nhà Bè đa số đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng; tuy nhiên, do công tác tuyển dụng và đào tạo chưa thật sự nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo dẫn đến tình trạnh trình độ chưa đồng đều giữa các bộ phận dễ tạo sơ hở trong việc xử lý cùng một sự vụ, gây khó khăn trong công tác điều động luân chuyển, sắp xếp cán bộ theo yêu cầu cải cách.
Hơn nữa, nhân viên của phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu lại phải kiêm nhiệm nhiều việc do nguồn nhân lực còn hạn chế, và phần lớn còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên phản ứng còn khá chậm khi có tổn thất xảy ra.
Về phương pháp tổ chức quản lý:
Để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu một lô hàng dùng cho hợp đồng gia công xuất khẩu phải trải qua nhiều lần ký duyệt ở công ty mới có thể tiến hành khai hải quan dẫn đến chậm tiến trình nhận hàng để sản xuất.
Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo chưa thật sự có sự phối hợp với nhau trong công tác điều hành và chưa có sự rõ ràng trong công tác thưởng phạt. Nên khi có sự cố, các phòng các bộ phận đẩy trách nhiệm cho nhau. Dễ gây mâu thuẫn trong nội bộ, ảnh hưởng đến tiến trình nhập gia công và có thể dẫn đến tổn thất lớn.
Nguyên nhân: may Nhà Bè đang áp dụng mô hình tổ chức theo chức năng nghiệp vụ, nhược điểm của mô hình này là cồng kềnh, qua nhiều cấp bậc. Bên cạnh đó, vì chuyên môn hóa quá máy móc nên tạo sự xa cách, khó phối hợp cùng làm việc giữa các cấp lãnh đạo.