CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG
2.2. Thực trạng của kế toán tập hợp chi phí xây dựng công trình cảnh quan
2.2.1. Đặc điểm về chi phí xây dựng công trình cảnh quan hồ khu D, khu ĐTM Dương Nội tại công ty cổ phần hạ tầng Fecon.
- Đặc điểm phân loại chi phí:
Công ty cổ phần hạ tầng Fecon hoạt động với mục tiêu là tiết kiệm chi phí, đạt lợi nhuận tối đa, do đó việc quản lý chi phí đặc biệt là chi phí xây dựng công trình được Công ty chú trọng rất nhiều. Một trong những công tác quản lý và hạch toán chi phí cần thiết là phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức nhất định, phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng và tư vấn hạ tầng của Công ty. Đối với chi phí xây dựng công trình, Công ty cổ phần hạ tầng Fecon tiến hành phân loại dựa trên từng công trình, dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo đó, chi phí xây dựng công trình trong kỳ bao gồm bốn khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.
- Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí.
Đối tượng hạch toán chi phí xây dựng công trình của Công ty được xác định là các công trình, hạng mục công trình xây dựng, cụ thể ở đây là công trình cảnh quan hồ khu D, khu ĐTM Dương Nội.
Phương pháp hạch toán chi phí mà Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp:
Các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp nếu phát sinh ở công trình - hạng mục công trình nào sẽ được hạch toán trực tiếp vào công trình - hạng mục công trình đó, còn các chi phí gián tiếp mà liên quan đến nhiều công trình - hạng mục công trình thì kế toán sẽ tập hợp và cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ chi phí đó theo những tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp đã được xác định trước.
Để tiến hành tập hợp chi phí xây dựng, công ty đã sử dụng các TK 621 – chi phí NVLTT, TK 622- Chi phí NCTT, TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công, TK 627 – chi phí sản xuất chung. Đến cuối kỳ, tổng hợp chi phí và kết chuyển toàn bộ sang TK 154.
2.2.2. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp a, Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho
- Phiếu nhập kho
- Hóa đơn GTGT
- Biên bản giao hàng
- Biên bản kiểm kê NVL
31
- Giấy thanh toán tạm ứng b, Tài khoản sử dụng
TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được mở chi tiết cho từng công trình hạng mục công trình, ở đây TK này được mở chi tiết cho CT cảnh quan hồ khu D- khu ĐTM Dương Nội.
Các tài khoản thanh toán TK 111, TK 112, TK 331 c, Quy trình kế toán
Chi phí NVLTT trong công trình bao gồm giá trị NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc,…cần thiết để tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm xây dựng. NVL trong doanh nghiệp xây dựng đa dạng về chủng loại, mỗi loại lại có chức năng- công dụng khác nhau, do đó để tổ chức quản lý và hạch toán NVL tốt thì Công ty đã phân loại NVL như sau:
- NVL chính: Là NVL chủ yếu khi tham gia vào quá trình sản xuất, tức là khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm xây dựng như: sắt, thép, xi măng, vôi, cát,…
- NVL phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà nó có thể kết hợp với NVL chính để làm tăng chất lượng hay hình thức của các công trình - hạng mục công trình như: vật liệu thiết bị vệ sinh, đồ dùng trong trang trí, các thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng…
- Nhiên liệu: Là một loại vật liệu phụ dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình vận hành các loại máy móc thi công như: xăng, dầu, mỡ máy,…
- Vật liệu khác: Đinh, ốc, vít,....
Chi phí NVLTT được Công ty hạch toán trên TK 621, TK này được mở chi tiết cho từng công trình - hạng mục công trình theo giá thực tế mua vào.
* Quy trình ghi nhận chi phí NVLTT và định khoản kế toán:
Với đặc thù là công ty xây dựng hạ tầng, nên tại Công ty cổ phần hạ tầng Fecon NVL dùng cho công trình xây dựng được luân chuyển theo hai hướng : NVL có thể được chuyển trực tiếp ra công trình (Công ty bố trí những những kho bãi dự trữ NVL trực tiếp tại khu vực thi công công trình để đảm bảo việc thi công công trình diễn ra liên tục và kịp thời) hoặc NVL có thể được chuyển về kho của Công ty để xuất dùng
Theo hợp đồng thi công xây dựng công trình ( phụ lục 01) thì Phòng kỹ thuật sẽ căn cứ trên bản vẽ thiết kế thi công của công trình - hạng mục công trình để tính toán khối lượng và chất lượng của các loại NVL để lập dự toán xây dựng, định mức nội bộ để yêu cầu lượng vật tư cần thiết sử dụng. Sau khi được trình duyệt từ Ban Giám đốc thì nhân viên vật tư có nhiệm vụ đi thu mua vật tư (công tác mua vật tư có thể được giao cho đội sản xuất trực tiếp mua hoặc do nhân viên công ty mua).
Đối với vật tư mua về nhập kho thì khi về đến kho, thủ kho phải làm thủ tục kiểm nhận chất lượng. Dựa trên cơ sở hoá đơn GTGT thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho NVL( Phụ lục 02). Khi có yêu cầu xuất kho đưa vào sử dụng thì kế toán lập phiếu xuất kho, chuyển phiếu xuất kho xuống thủ kho.Trên cơ sở phiếu xuất thủ kho làm nhiệm vụ kiểm kê và giao vật tư ( phụ lục 03).
Đối với trường hợp mua vật tư được chuyển thẳng ra công trình để sử dụng ngay cho thi công công trình thì cũng được quản lý bởi người phụ trách ngoài công trình.
Sau khi NVL được chuyển về kho NVL tại công trình để bàn giao thì NVL cũng được kiểm tra chất lượng và lập hoá đơn GTGT giao cho người đi thu mua vật tư. Hoá đơn GTGT sẽ được chuyển về phòng kế toán để kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy và thanh toán hoặc hoàn tạm ứng.
- Định khoản kế toán
Chi phí NVLTT được Công ty hạch toán trên TK 621, TK này được mở chi tiết cho từng công trình - hạng mục công trình theo giá thực tế mua vào.
Ví dụ 1: Mua vật tư về nhập kho để sử dụng cho công trình xây dựng cảnh quan hồ khu D, Khu ĐTM Dương Nội trị giá 71.762.727 đồng, Thuế suất GTGT: 10% (theo Hóa đơn GTGT xem Phụ lục 04), công ty thanh toán bằng tiền tiền gửi ngân hàng.
Kế toán định khoản khi mua vật tư về:
Nợ TK 152: 71 762 727 Nợ TK 133: 7 167 273
Có TK 112: 78 840 000
Khi xuất kho vật tư sử dụng cho xây dựng công trình:
Nợ TK 621: 71 762 727 Có TK 152: 71 762 727
33
Ví dụ 2: Mua vật tư chuyển thẳng xuống công trình xây dựng ( theo hóa đơn GTGT số 283- phụ lục 05) trị giá 62 498 455 đồng, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
Kế toán định khoản:
Nợ TK 621: 62 498 455 Nợ TK 133: 6 249 845 Có TK 112: 68 748 300
Trong trường hợp NVL được mua bằng tiền tạm ứng để phục vụ cho thi công công trình, thì phải lập dự trù cho khoản tạm ứng đó. Số tiền tạm ứng để mua NVLTT được theo dõi trên TK 141.
d, Sổ kế toán
Căn cứ vào các chứng từ phiếu xuất kho, bảng kê chi tiết xuất vật tư, kế toán nhập dữ liệu vào máy, sử dụng TK 621. Máy tính sẽ tự động chuyển các dữ liệu vào các sổ có liên quan: sổ chi tiết TK 621 (Phụ lục 06), sổ nhật ký chung, sổ cái TK 621 (Phụ lục 07)
2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a, Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công ( phụ lục 08)
- Bảng tính lương
- Bảng thanh toán tiền lương
- Hợp đồng lao động
b, Tài khoản sử dụng
Để theo dõi và kế toán chi phí nhân công trực tiếp cho công trình xây dựng cảnh quan hồ khu D, khu ĐTM Dương Nội, Công ty sử dụng các tài khoản sau để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
TK 622- Chi phí NCTT, ở đây TK này được mở chi tiết cho công trình cảnh quan hồ khu D
TK 334- Phải trả người lao động, dùng để theo dõi tình hình trả lương cho nhân viên của công trình xây dựng này
TK 338- Phải trả khác, dùng để theo dõi các khoản phải trả khác kèm theo lương của nhân viên liên quan đến công trình xây dựng
c, Quy trình kế toán
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần hạ tầng Fecon bao gồm: Các khoản chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình (bao gồm cả công nhân vận chuyển, công nhân điều hành máy thi công, công nhân trực tiếp sản xuất,…). Khoản mục chi phí này không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như: BHXH, BHYT, BHTH, KPCĐ,…của công nhân.
Công nhân hiện đang làm việc tại Công ty gồm cả công nhân trong danh sách của Công ty (công nhân trong biên chế hay công nhân có hợp đồng lao động dài hạn với công ty) và công nhân thuê ngoài (có hợp đồng lao động ngắn hạn)…
Cuối mỗi tháng, nhân viên kế toán của Công ty tổng hợp các bảng chấm công của công nhân trong danh sách cũng như nhân công thuê ngoài để lập nên bảng tính lương cho nhân công. Sau khi lập bảng tính lương thi trình ban giám đốc ký và xét duyệt lương.
Cuối cùng bảng lương được luân chuyển về Phòng kế toán để kế toán làm nhiệm vụ tính lương cho công nhân xây dựng công trình:
Tiền lương thực tế
=
Tiền lương cơ
bản
+ Các khản phụ cấp +
Các khoản
khác
-
Các khoản trừ vào
lương
Trong đó tiền lương cơ bản được tính như sau:
Lương cơ bản = X Số ngày công thực tế trong tháng
Sau khi đã tính tiền lương cho nhân công, tiền lương được giao cho từng tổ/ đội trưởng có trách nhiệm lĩnh lương cho cả tổ và ký nhận xác định số tiền đã nhận hoặc tiền lương có thể được giao trực tiếp cho người lao động.
Ví dụ 3: Với công trình cảnh quan hồ khu D sổ chi tiết TK 334, sổ chi tiết TK 622, kế toán tính ra tổng lương phải trả cho CNTT sản xuất tháng 12/2017 là:
140.442.308 đồng, kế toán sử dung TK 622- Công trình cảnh quan hồ khu D và định khoản như sau:
Nợ TK 622-CT Cảnh quan hồ khu D: 140.442.308 Có TK 334: 140.442.308
Nợ TK 622- CT cảnh quan hồ khu D: 47 750 385
35
Có TK 338: 47 750 385 d, Sổ kế toán
Căn cứ vào bảng chấm công, bảng lương, bảng thanh toán tiền lương, kế toán nhập liệu vào máy tính, các số liệu sẽ được chuyển đến các sổ kế toán liên quan: sổ chi tiết TK 334 ( phụ lục 08), sổ cái TK 334 ( phụ lục 09), sổ cái TK 622 (phụ lục 10) , sổ chi tiết TK 622 ( phụ lục 11).
2.2.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công a, Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Hợp đồng thuê máy
- Bảng chấm công nhân viên điều khiển máy
- Bảng trích khấu hao MTC b, Tài khoản sử dụng
TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, ở đây tài khoản được mở chi tiết là TK 623- CT cảnh quan hồ khu D.
TK 111, 112, 331: Tài khoản thanh toán TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình c, Quy trình kế toán
Đối với các công ty xây dựng hạ tầng, khoản mục chi phí sử dụng máy thi công là một khoản mục chi phí riêng, các sản phẩm làm ra là các công trình - hạng mục công trình lớn nên không thể sản xuất chỉ dựa trên sức người mà phải có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị,…Vì thế mà trong việc sử dụng máy thi công là quan trọng và cần thiết để đạt hiệu quả- năng suất cao.
Tại Công ty chưa thành lập một đội máy thi công chuyên nghiệp riêng, công việc thi công vẫn tiến hành theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy, phục vụ thi công bên ngoài khi có Hợp đồng .
Chi phí sử dụng máy thi công tại Công ty bao gồm các khoản chi phí khấu hao của xe, máy phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp và khoản chi phí thuê máy thi công từ bên ngoài với công suất lớn hơn nhằm để đảm bảo yêu cầu tiến độ thi công.
- Đối với nghiệp vụ thuê ngoài máy thi công thì sau khi thi công xong công trình theo hợp đồng, công ty căn cứ vào hoá đơn GTGT để thanh toán. Đồng thời, kế toán
đưa vào TK 623- chi phí sử dụng máy thi công chi tiết cho công trình- hạng mục công trình.
Ví dụ 4: Trong tháng 12/2017 công ty tiến hành sửa chữa nhỏ máy thi công giá trị 5 000 000 đồng ( theo sổ chi tiết tài khoản TK 623- phụ lục số 13). Kế toán sử dụng TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công và định khoản:
Nợ TK 623: 5 000 000 Nợ TK 133: 500 000 Có TK 112: 5 500 000
- Đối với chi phí khấu hao máy thi công:
Công ty hạch toán chi phí khấu hao máy thi công trên tài khoản chi tiết là TK 6234 – chi phí khấu hao MTC: để theo dõi lượng chi phí khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây dựng công trình cảnh quan hồ khu D. Đối với công trình này, công ty chỉ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trên TK 6234- chi phí khấu hao máy thi công và các khoản chi phí thuê ngoài máy thi công.
Hiện nay, tại Công ty áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, cụ thể công thức tính như sau:
Mức khấu hao
TSCĐ năm = Nguyên giá
TSCĐ X Tỷ lệ khấu hao Năm
Căn cứ vào từng loại máy thi công, mức khấu hao của từng máy kế toán tiến hành lập bảng tính KHTSCĐ và phân bổ khấu hao cho từng công trình - hạng mục công trình (Phụ lục 14). Tại công ty do máy thi công thường được điều chuyển giữa các công trình trong kỳ hạch toán, công ty tiến hành phân bổ chi phí khấu hao MTC cho từng công trình- hạng mục công trình theo số ngày máy làm việc thực tế.
Mức khấu hao MTC phân bổ cho từng CT
=
Mức khấu hao MTC cần
phân bổ ×
Số ngày máy làm việc thực tế
tại CT Tổng số ngày máy làm
việc thực tế
Ví dụ :Tính chi phí KH MTC tháng 12/2017 cho máy đào bánh xích Komatsu PC200- có nguyên giá 1.017.000.000với phương pháp khấu hao đường thẳng cho thời san tính khấu hao là 96 kỳ.( phụ lục 15- bảng tính khấu hao TSCĐ)
Mức KHTSCĐ tháng 12/2017 = 1.017.000.000/ 96 = 10.593.750 đồng
37
Sau khi tính khấu hao trong tháng cho máy Thi công trên, dựa vào bảng tổng hợp thời gian làm việc thực tế của máy này cho dự án khu ĐTM Dương Nội trong tháng 12/2017, kế toán sẽ tiến hành phân bổ mức khấu hao của MTC sử dụng cho công trình.
Trong tháng 12/2017, tổng số ngày máy làm việc thực tế là 21 ngày, số ngày làm việc thực tế tại công trình cảnh quan hồ khu D là 14 ngày, do đó, kế toán tính được mức khấu hao MTC phân bổ cho công trình cảnh quan hồ khu D là:
Mức khấu hao phân bổ cho
CT- cảnh quan hồ khu D = 10.593.750
× 14 = 7.062.500(đồng) 21
Kế toán định khoản:
Nợ TK 6234: 7.062.500 Có TK 214: 7.062.500 d, Sổ kế toán
Các số liệu liên quan được ghi tương ứng vào sổ cái TK 623 ( phụ lục 13 ), sổ chi tiết TK 623 ( phụ lục 15 )
2.2.5 Kế toán chi phí sản xuất chung a, Chứng từ kế toán
- Bảng chấm công nhân viên quản lý
- Bảng tính lương
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu chi
- Bảng trích khấu hao TSCĐ b, Tài khoản sử dụng
TK 627- Chi phí sản xuất chung, ở đây taif khoản này được mở chi tiết cho công trình TK 627- CT cảnh quan hồ khu D, chi tiết cho TK 627:
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6273: Chi phí công cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí khác
TK 111,112, 331: Tài khoản thanh toán TK 334, 338: Tài khoản phải trả
c, Quy trình kế toán
Chi phí SXC là một trong 4 yếu tố chi phí chính để tạo nên chi phí sản xuất xây lắp, khoản chi phí này góp phần làm hoàn thiện cho công tác tổng hợp chi phí nhằm tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Chi phí SXC của Công ty bao gồm lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích trên lương theo tỷ lệ qui định (24%) của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động xây dựng công trình, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội như: chi phí vận chuyển, chi phí điện - nước, chi phí tiếp khách, xăng xe,…
Đối với chi phí SXC phát sinh ở công trình - hạng mục công trình nào thì được tập hợp cho công trình - hạng mục công trình đó, nhưng nếu phát sinh mà liên quan đến nhiều công trình thì kế toán tiến hành phân bổ chi phí SXC theo tiêu thức phân bổ là chi phí NVLTT.
Công thức phân bổ như sau:
Mức CP SXC cần phân bổ cho từng đối
tượng =
Tổng CP SXC cần phân bổ
x Tổng CP NVLTT của từng đối tượng Tổng CP NVLTT của tất cả
các đối tượng
* Chi phí nhân viên quản lý
Chi phí nhân viên quản lý gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của nhân viên quản lý và nhân viên phục vụ đội xây dựng, các khoản trích như:
KPCĐ, BHXH, BHYT tính theo qui định hiện hành trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng công trình, nhân viên quản lý đội,…
Riêng các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ thì công ty chỉ trích cho các công nhân trong biên chế của Công ty mà không bao gồm các công nhân thuê ngoài.
Căn cứ trên tiền lương cơ bản trong tháng của từng công nhân viên mà cuối tháng kế toán trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đúng theo tỷ lệ quy định.
39