Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LƯU TRỮ TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2.1.3. Vai trò của Viện Hàn lâm trong việc đóng góp các thành tựu khoa học vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Trong những năm qua đặc biệt những năm gần đây những kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Hàn lâm đã được ứng dụng vào thực tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học ở Viện Hàn lâm phải kể đến đầu tiên là kết quả nghiên cứu về chương trình đề tài cấp nhà nước, cấp bộ; các dự án điều tra cơ bản, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Trong đó có những chương trình, đề tài và dự án điều tra, nghiên cứu về những vấn đề cơ bản vừa có tính cấp bách và trọng điểm của nhà nước. Có những công trình có thể in thành sách, nhưng cũng có những công trình chưa thể xuất bản vì nhiều lý do khác nhau (bí mật quốc gia, những vấn đề mang tính nhạy cảm...).
Ví dụ:
Trong giai đoạn 2011-2018, hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 do Viện Hàn lâm KHCNVN vận hành đã đạt được một số kết quả nổi bật
Với ưu điểm của vệ tinh quan sát Trái đất là phạm vi chụp ảnh rộng, độ phân giải hợp lý và đặc biệt là chủ động trong công tác lập lịch, những bức ảnh của hệ thống VNREDSat-1 đóng góp không nhỏ vào công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đồng thời hỗ trợ đắc lực trong công tác điều tra, đánh giá các sự cố môi trường.
Đến nay, mặt dù đã hết thời gian 05 năm hoạt động theo thiết kế, hệ thống VNREDSat-1 đã, đang và sẽ được sử dụng một cách tích cực như một công cụ giám sát, cung cấp nguồn dữ liệu có giá trị, tạo thế chủ động cho các cơ quan chức năng có thêm một kênh thông tin khách quan, chủ động và tin cậy trong quản lý tài nguyên môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững kinh tế xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như hợp tác quốc tế.
Sự thành công của VNREDSat-1 đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ vũ trụ cho Việt Nam, tích cực và chủ động đóng góp cho các nhiệm
vụ khoa học, phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, và quan trọng hơn cả là góp phần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp thu công nghệ, tiếp nhận và khai thác các hệ thống vệ tinh trong tương lai của Việt Nam.
2.1.4. Thành phần, nội dung, đặc điểm và giá trị của tài liệu lưu trữ của Viện Hàn lâm
* Xác định Phông Lưu trữ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Kho Lưu trữ Viện Hàn lâm có tất cả 4 phông lưu trữ chính tương đương với 4 tên gọi khác nhau của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, một số phông của các đơn vị giải thể. Trong đó có 01 phông mở, đó là: Phông Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Và 3 Phông đóng là : Viện Khoa học Việt Nam, Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và một số phông đóng của các đơn vị trực thuộc giải thể;
* Về thành phần, nội dung của tài liệu lưu trữ
Tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Viện Hàn lâm phản ánh quá trình hoạt động của Viện Hàn lâm, chủ yếu là tài liệu phản ánh về xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức cán bộ, hợp tác quốc tế, thanh tra, kiểm tra…., với các nội dung chính sau:
I. NHÓM TÀI LIỆU CHUNG 1. Tài liệu tổng hợp
2. Tài liệu quy hoạch, kế hoạch, thống kê 3. Tài liệu hoạt động khoa học, công nghệ 4. Tài liệu Tài chính - Kế toán
5. Tài liệu quản lý xây dựng cơ bản.
6. Tài liệu Tổ chức - Cán bộ 7. Tài liệu lao động tiền lương 8. Tài liệu thi đua khen thưởng
9. Tài liệu Hợp tác quốc tế
10. Tài liệu Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo
11. Tài liệu công tác pháp chế, hành chính và văn thư, lưu trữ
II. TÀI LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG, CÔNG ĐOÀN VÀ ĐOÀN THANH NIÊN CƠ QUAN
1. Tài liệu về hoạt động của tổ chức Đảng 2. Tài liệu về hoạt động của tổ chức Công đoàn 3. Tài liệu về hoạt động của Đoàn thanh niên
Về thành phần, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Viện Hàn lâm từ các đồng chí là Lãnh đạo, các đơn vị chuyên môn giúp việc Chủ tịch Viện và Khối Văn phòng Dân đảng chủ yếu là tài liệu hành chính, tài liệu quản lý khoa học và công nghệ, một phần nhỏ là tài liệu tài chính - kế toán do kế toán Văn phòng nộp vào, tài liệu xây dựng cơ bản. Tài liệu giấy là thành phần chủ yếu, Viện Hàn lâm lưu giữ một số ít ảnh liên quan đến hoạt động cuộc đời và sự nghiệp của cố GS.VS. Trần Đại Nghĩa, Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam.
* Về đặc điểm của tài liệu lưu trữ
- Tài liệu lưu trữ đang được bảo quản tại Viện Hàn lâm hầu hết là bản gốc, bản chính, bản sao hợp pháp có tính chính xác cao;
- Tài liệu lưu trữ chứa đựng thông tin có giá trị như: Các thông tin về sự kiện, hiện tượng, những hoạt động của Viện Hàn lâm hoặc một nhân vật tiêu biểu trong quá trình hoạt động quản lý của cơ quan;
- Tài liệu lưu trữ phản ánh quá trình nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn của Viện Hàn lâm;
- Tài liệu lưu trữ tại Viện Hàn lâm chịu sự quản lý của Văn phòng được đăng ký bảo quản, sử dụng theo quy định của Viện Hàn lâm quản lý thống nhất theo quy định của pháp luật Nhà nước có đầu tư kinh phí hằng năm;
- Tài liệu lưu trữ có nguồn gốc xuất xứ: Các văn bản, tài liệu là sản phẩm phản ánh trực tiếp hoạt động của Viện Hàn lâm là những tài liệu gốc - những văn
bản hình thành do chính hoạt động của các đơn vị và các nhân trong quá trình thực thi những chức năng, nhiệm vụ hoặc chức trách được luật pháp quy định.
* Về giá trị, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ:
Viện Hàn lâm là cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất của cả nước tài liệu lưu trữ được hình thành là khối tài liệu hành chính và khối tài liệu khoa học và công nghệ
Trong quá trình hoạt động của Viện Hàn lâm đã hình thành lên tài liệu có ý nghĩa thực tiễn quan trọng là phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành, thực hiện nhiệm của của Lãnh đạo và tất cả các chuyên viên của các đơn vị chuyên môn giúp việc Chủ tịch Viện Hàn lâm.
Khi lựa chọn để đưa vào lưu trữ, viên chức lưu trữ của Viện Hàn lâm đã chú ý đến ý nghĩa lịch sử của tài liệu, những tài liệu có khả năng phản ánh thông tin lịch sử một cách trực tiếp và trung thực.
Tài liệu có thể phục vụ nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Viện Hàn lâm, nghiên cứu khoa học và công nghệ và hoạt động quản lý của Viện Hàn lâm.