CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LƯU TRỮ TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
3.2. Hoàn thiện các hoạt động nghiệp vụ
3.2.4. Tổ chức bảo quản tốt tài liệu
Tài liệu lưu trữ của Cục Sơ hữu trí tuệ chủ yếu là chất liệu giấy và số ít là ở dạng ảnh. Bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ của Cục là một công việc hết sức quan trọng hiện nay, vì tài liệu lưu trữ của Cục hiện có nhiều biểu hiện bị hư hỏng.
Để bảo quản tốt tài liệu, Cục Sở hữu trí tuệ cần phải thực hiện những biện pháp sau:
Thứ nhất, về cơ sở vật chất: Cần bố trí đủ diện tích kho tàng đảm bảo cho công tác thu thập tài liệu từ các đơn vị thuộc Cục. Không bố trí kho nằm rải rác ở các tòa nhà gây khó khăn cho việc sắp xếp khoa học tài liệu và tra tìm tài liệu. Địa điểm bố trí kho không nên ở vị trí tầng áp mái. Cần khắc phục ngay tình trạng kho bị ngấm nước mưa bằng cách cải tạo, sửa chữa, nâng cấp kho tàng.
Thứ hai, về cơ sở vật chất: Các kho lưu trữ cần bố trí thêm những trang thiết bị cơ bản, cụ thể: Mỗi kho trang bị ít nhất hai máy hút ẩm, công suất máy hút ẩm phải phù hợp với diện tích phòng kho và nên mua máy hút ẩm tự động. Máy điều hòa nhiệt độ cần bố trí công suất tương ứng với diện tích kho và hoạt động 24/24 thì mới bảo quản tốt tài liệu được.
Thứ ba, về phòng chống nấm, mốc cho tài liệu: Do một số kho gần nhà vệ sinh và bị nước mưa ngấm, cộng thêm khí hậu nước ta có độ ẩm cao nên trong kho bị ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Phương pháp là đặt máy thông gió, có thể mở cửa kho để thông gió tự nhiêm nhằm cân bằng độ ẩm cho kho.
Thứ tư, thực hiện biện pháp chống côn trùng và các loại gặm nhấm phá hoại tài liệu: Trụ sở Cục được xây dựng từ năm 1982, dù các kho bố trí ở các tầng cao của tòa nhà nhưng không tránh được những côn trùng phá hoại tài liệu như các loại mối, chủ yếu là mối đất. Để phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng trên, cần phải vệ sinh kiểm tra định kỳ kho lưu trữ, Cục nên ký hợp đồng với Trung tâm phòng chống mối để phòng chống mối tận gốc.
3.2.5. Thực hiện thống kê toàn diện các tài liệu hiện có.
Để khắc phục hạn chế mà tác giả đã trình bày ở phần trên việc đầu tiên mà Cục nên triển khai là ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu tra tìm tài liệu lưu trữ, mục đích là để tra tìm tài liệu trong kho lưu trữ theo yêu cầu của đọc
giả, ví dụ muốn tra tìm một hồ sơ đơn sáng chế thì có thể tìm theo số đơn, số văn bằng bảo hộ hoặc tra tìm theo tên sáng chế hoặc tra tìm theo tên của chủ đơn. Thông tin của hồ sơ đơn được thể hiện rõ địa chỉ ở số hồ sơ bao nhiêu, hộp số bao nhiêu, nằm ở dãy giá nào và ở vị trí kho nào.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động này đồng thời sẽ giải quyết được các số liệu thống kê tài liệu lưu trữ hiện có của Cục, là căn cứ để quản lý hiệu quả quản lý tài liệu, kiểm tra việc bảo quản tài liệu, tránh mất mát, hư hỏng tài liệu.
Từ số liệu thống kê có thể giúp Cục xây dựng kế hoạch phát triển công tác lưu trữ một cách khoa học (bố trí kho bảo quản tài liệu, mua giá, tủ, hộp đựng tài liệu …).
Cơ sở dữ liệu có thể thống kê chính xác các số liệu về tài liệu lưu trữ phục vụ quản lý công tác lưu trữ, số lượng hồ sơ lưu trữ được bảo quản tại kho của Cục, số lượng tài liệu đã nộp lưu vào lưu trữ lịch sử, số lượng tài liệu hết giá trị đã tiêu hủy v.v….
Nhưng để xây dựng cơ sở dữ liệu tra tìm và thống kê tài liệu thì Cục phải trang bị các phương tiện điện tử như các máy vi tính, mạng thông tin, máy in laser, máy scan; có phần mềm quản trị mạng thông tin thông suốt, các thiết bị điện tử phải tương thích, đồng bộ với nhau thì mới hoạt đông được. Song song với đó, Cục phải có những cán bộ tin học đủ trình độ quản trị mạng tin học: cán bộ, công chức, viên chức… phải có sử dụng thành thạo phần mềm quản trị mạng, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu; phải hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức cơ quan sử dụng mạng tin học, phát hiện nguyên nhân các sai sót và hướng dẫn cách khắc phục các sai sót, các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng mạng tin học, sử dụng cơ sở dữ liệu.
3.2.6. Tổ chức tốt hơn việc khai thác và sử dụng tài liệu
Mục đích của cùng của công tác lưu trữ là tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
Thực tế hoạt động khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ diễn ra tại Cục một cách thường xuyên, liên tục. Nhu cầu khai thác thông tin tài liệu lưu trữ của Cục là khá cao, hồ sơ tài liệu được khai thác nhiều nhất là các loại tài liệu liên quan đến đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ ngày càng đa dạng, phong phú thì Cục Sở hữu trí tuệ phải có nhiều biện pháp tích cực.
Thông thường tài liệu lưu trữ được sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Mỗi hình thức sử dụng tài liệu có những tác dụng và đối tượng phục vụ riêng.
Ngoài các hình thức sử dụng tài liệu phổ biến như: sử dụng tài liệu lưu trữ tại phòng đọc; giới thiệu tài liệu lưu trữ trên thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử; cấp bản sao tài liệu, bản chứng thực lưu trữ; triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ; cần mở rộng việc công bố tài liệu lưu trữ.
Đối với Cục Sở hữu trí tuệ thì hình thức sử dụng tài liệu tại phòng đọc và mang về nơi làm việc (áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Cục) là phù hợp, vì tài liệu lưu trữ chủ yếu phục vụ cho công việc của Cục thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ.
Lựa chọn hình thức là quan trọng nhưng sử dụng phương pháp nào vừa nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài liệu vừa nâng cao giá trị tài liệu lưu trữ? Với những hình thức tổ chức khai thác, sử dụng nêu trên, tài liệu lưu trữ tại Cục Sở hữu trí tuệ được khai thác thường xuyên, thiết thực, phần nào đã đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng độc giả, góp phần đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của Cục. Tuy nhiên những kết quả đạt được như vậy vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng thông tin chứa trong các nguồn tài liệu lưu trữ tại Cục Sở hữu trí tuệ nên cần công bố rộng rãi hơn để độc giả biết nhiều. Nội dung cụ thể:
Để có thể làm tốt công tác công bố tài liệu lưu trữ của Cục, Cục cần xây dựng một cơ sở dữ liệu và hệ thống công cụ tra cứu đáp ứng được các nhu cầu tìm tin khác nhau. Yêu cầu là giúp tra tìm hồ sơ, tài liệu rất nhanh chóng, chính xác, có thể tra tìm bằng nhiều cách khác nhau, sau khi nội dung tài liệu đã được công bố.
Độc giả có thể đọc toàn văn các văn bản trong hồ sơ lưu trữ của cơ sở dữ liệu.
Đẩy mạnh việc số hóa tài liệu để có thể cho phép độc giả nghiên cứu trực tiếp tài liệu trên máy tính. Như tác giả đã trình bày, số lượng hồ sơ tài liệu của Cục Sở hữu trí tuệ quá lớn, số hoá tài liệu là một giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả quản lý hồ sơ, tài liệu cũng như nâng cao chất lượng công việc. Nếu được lưu trữ dưới dạng tài liệu số việc phản hồi sẽ rất nhanh, không cần tốn thời gian để tìm kiếm văn bản trong các tài liệu bằng giấy, năng suất, hiệu quả công việc của Cục từ đó sẽ được nâng cao.
Tiểu kết Chương 3
Tóm lại, ở Chương 3 tác giả đã trình bầy một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động lưu trữ, cụ thể là các giải pháp về mặt quản lý và hoạt động nghiệp vụ lưu trữ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Tác giả mong rằng đóng góp nhỏ bé của tác giả sẽ phần nào ứng dụng vào hoạt động lưu trữ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
KẾT LUẬN
Trải qua 36 năm xây dựng và phát triển, Cục Sở hữu trí tuệ đã từng bước khẳng định được vị thế của mình, có những bước phát triển vượt bậc về quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Ngày nay, thông tin sở hữu công nghiệp là một nguồn lực quan trọng tạo nên tiềm lực kinh tế của mỗi nước, nguồn thông tin này là chất liệu không thể thiếu trong công tác nghiên cứu sáng tạo, thẩm định khoa học công nghệ, giảng dạy và học tập.
Sự thay đổi về cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam và tính cấp thiết của những thông tin trong tài liệu sở hữu công nghiệp đã ảnh hưởng đến nhu cầu của người muốn tra cứu thông tin, chính vì vậy đòi hỏi việc thực hiện các khâu nghiệp vụ trong hoạt động lưu trữ phải đạt được những qui chuẩn theo qui định của Nhà nước từ công việc thu thập tài liệu, phân loại, xác định giá trị tài liệu, xây dựng các công cụ thống kê, công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ cho đến việc bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu.
Tuy nhiên, để hoạt động lưu trữ của Cục Sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả cao nhất, thực hiện được những giải pháp như đã đề ra, cần có sự quan tâm rất lớn từ phía Lãnh đạo Cục cùng với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên trong Cục nói chung và của người trực tiếp làm công tác lưu trữ nói riêng.
Mục đích cuối cùng của việc lưu trữ tài liệu là làm sao phát huy được giá trị đích thực của tài liệu đó. Mong muốn rằng có được kho lưu trữ hiện đại, trang thiết bị tra cứu tài liệu lưu trữ hiện đại bắt kịp với xu hướng ngày càng hiện đại hóa, và hướng tới một chính phủ điện tử 4.0.
PHỤ LỤC
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Bảng 1 : Số lượng tiếp nhận và xử lý đơn sở hữu công nghiệp
TT Loại đơn
Tiếp nhận đơn
Xử lý đơn (Từ chối và chấp nhận
bảo hộ)
Số văn bằng bảo hộ
Năm 2015
Năm 2016
So sánh
(%)
Năm 2015
Năm 2016
So sánh
(%)
Năm 2015
Năm 2016
So sánh
(%) 1 Sáng chế 5.033 5.288 +3,9 2.202 2.710 +23,1 1.388 1.423 +2,5 2 Giải pháp hữu ích 2.445 2.868 +6,2 236 311 +31,8 117 138 +17,9 3 Kiểu dáng công
nghiệp 2.445 2.868 +17,3 1.620 2.288 +41,2 1.386 1.454 +4,9 4 Nhãn hiệu đăng ký
quốc gia 37.283 42.848 +14,9 25.557 26.783 +4,8 18,340 18,040 -1,6 5 Đăng ký nhãn hiệu
quốc tế 5.627 6.656 +18,3 5.627 6.656 +18,3 4.089 4.822 +17,9
6 Chỉ dẫn địa lý 7 9 +28,6 1 7 +600,0 1 7 +600,
0 7 Thiết kế bố trí
mạch tích hợp 9 7 -22,2 16 9 -43,8 16 9 -43,8
8
Đăng ký nhãn hiện nguồn gốc Việt Nam
105 116 +10,5 85 101 +18,8 - - -
9 Đăng ký SC nguồn
gốc Việt Nam 16 7 -56,3 16 7 -56,3 - - -
Tổng số 50.975 58.217 +14,2 35.360 38.872 +9,9 25.337 25.893 +2,2
Bảng 2: Đơn đăng ký giải pháp hữu ích đã nộp từ năm 1989 đến năm 2017
Năm
Số lượng đơn đăng ký giải pháp hữu ích đã nộp Người nộp đơn Việt
Nam Người nộp đơn nước ngoài Tổng số
1989 25 0 25
1990 39 25 64
1991 52 01 53
1992 32 01 33
1993 38 20 58
1994 34 24 58
1995 26 39 65
1996 41 38 79
1997 24 42 66
1998 15 13 28
1999 28 14 42
2000 35 58 93
2001 35 47 82
2002 67 64 131
2003 76 51 127
2004 103 62 165
2005 182 66 248
2006 160 76 236
2007 120 100 220
2008 116 168 284
2009 133 120 253
2010 215 84 299
2011 193 114 307
2012 198 100 298
2013 227 104 331
2014 246 127 373
2015 310 140 450
2016 326 152 478
2017 273 161 434
Tổng 3369 2011 5380
Bảng 3: Đơn đăng ký sáng chế đã nộp từ năm 1981 đến năm 2017
Năm
Số lượng đơn đăng ký sáng chế đã nộp Người nộp đơn Việt
Nam
Người nộp đơn
nước ngoài Tổng số
1981-1988 453 7 460
1989 53 18 71
1990 62 17 79
1991 39 25 64
1992 34 49 83
1993 33 194 227
1994 22 270 292
1995 23 659 682
1996 37 971 1008
1997 30 1234 1264
1998 25 1080 1105
1999 35 1107 1142
2000 34 1205 1239
2001 52 1234 1286
2002 69 1142 1211
2003 78 1072 1150
2004 103 1328 1431
2005 180 1767 1947
2006 196 1970 2166
2007 219 2641 2860
2008 204 2995 3199
2009 258 2632 2890
2010 306 3276 3582
2011 301 3387 3688
2012 382 3577 3959
2013 443 3726 4169
2014 487 3960 4447
2015 583 4450 5033
2016 560 4668 5228
2017 592 4790 5382
Tổng 5893 55451 61344
Bảng 4: Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã nộp từ năm 1988 đến năm 2017
Năm
Số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã nộp Người nộp đơn Việt
Nam
Người nộp đơn nước
ngoài Tổng số
1988 6 0 6
1989 52 8 60
1990 194 6 200
1991 420 2 422
1992 674 14 688
1993 896 50 946
1994 643 73 716
1995 1023 108 1131
1996 1516 131 1647
1997 999 157 1156
1998 931 126 1057
1999 899 137 1036
2000 1084 119 1203
2001 810 242 1052
2002 595 235 830
2003 447 233 680
2004 686 286 972
2005 889 446 1335
2006 1105 490 1595
2007 1338 567 1905
2008 1088 648 1736
2009 1430 469 1899
2010 1207 523 1730
2011 1200 661 1861
2012 1349 597 1946
2013 1366 763 2129
2014 1594 717 2311
2015 1607 838 1445
2016 1861 1007 2868
2017 1583 1158 2741
Tổng 29492 10811 40303
Bảng 5: Đơn đăng ký Nhãn hiệu quốc gia đã nộp từ năm 1988 đến năm 2017
Năm
Số lượng đơn đăng ký Nhãn hiệu quốc gia đã nộp Người nộp đơn Việt
Nam
Người nộp đơn nước
ngoài Tổng số
1982-1988 461 773 1234
1989 225 232 487
1990 890 592 1482
1991 1747 613 2360
1992 1595 3022 4617
1993 2270 3886 6136
1994 1419 2712 4131
1995 2217 3416 5633
1996 2323 3118 5441
1997 1645 3165 4810
1998 1614 2028 3642
1999 2380 1786 4166
2000 3483 2399 5882
2001 3095 3205 6345
2002 6560 2258 8818
2003 8599 3536 12135
2004 10641 4275 14916
2005 12884 5134 18018
2006 16071 6987 23058
2007 19653 7457 27110
2008 20831 6882 27713
2009 22378 6299 28677
2010 21204 6719 27923
2011 22402 5835 28237
2012 22838 6740 29578
2013 24656 6528 31184
2014 26587 6477 33064
2015 30476 6807 37283
2016 34968 7880 42848
2017 35520 8450 43970
Tổng 361662 129236 490898
Bảng 6: Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đã nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 2001 đến năm 2017.
Năm
Người Việt Nam Người nước ngoài Tổng số
Đơn
Giấy chứng
nhận
Đơn Giấy chứng
nhận Đơn
Giấy chứng
nhận
2001 2 2 1 0 3 2
2002 2 0 0 1 2 1
2003 12 0 0 0 12 0
2004 3 0 0 0 3 0
2005 2 1 0 0 2 1
2006 4 2 1 0 5 2
2007 3 6 1 1 4 7
2008 7 2 1 0 8 2
2009 6 2 0 0 6 2
2010 7 6 0 1 7 7
2011 4 5 1 0 5 5
2012 7 5 0 0 7 5
2013 3 6 1 0 4 6
2014 2 5 0 1 2 6
2015 4 1 3 0 7 1
2016 9 5 0 2 9 7
2017 7 6 2 0 9 6
Tổng 84 54 11 6 95 60
Bảng 7: Danh mục hồ sơ của Cục Sở hữu trí tuệ DANH MỤC HỒ SƠ CỦA CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-SHTT ngày tháng năm của Cục Sở hữu trí tuệ.)
Số và ký
hiệu hồ sơ Tên đề mục và tiêu đề hồ sơ Thời hạn bảo quản
Đơn vị/
người lập hồ sơ
Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5)
I. TÀI LIỆU VĂN PHÒNG CỤC 1. Tài liệu tổng hợp
01/VP Hồ sơ xây dựng, ban hành chế độ/quy định/hướng dẫn những vấn đề chung của Cục.
Vĩnh viễn
02/VP Hồ sơ kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng do Cục chủ trì tổ chức.
Vĩnh viễn
03/VP Hồ sơ hội nghị tổng kết, sơ kết công tác của Cục - Tổng kết năm
- Sơ kết tháng, quý, 6 tháng
Vĩnh viễn 5 năm 04/VP Kế hoạch, báo cáo công tác hàng năm
- Của cấp trên - Của Cục
10 năm Vĩnh viễn 05/VP Kế hoạch, báo cáo công tác quý, 6 tháng, 9 tháng
- Của cấp trên - Của Cục
5 năm 20 năm 06/VP Kế hoạch, báo cáo tháng, tuần
- Của Cục cấp trên - Của Cục
5 năm 10 năm 07/VP Kế hoạch, báo cáo công tác đột xuất 10 năm 08/VP Sổ ghi biên bản các cuộc họp giao ban, sổ tay
công tác của lãnh đạo Cục, thư ký lãnh đạo 10 năm
09/VP Tập công văn trao đổi về những vấn đề chung 10 năm 10/VP Hồ sơ khác
2. Tài liệu xây dựng cơ bản,
11/VP Hồ sơ xây dựng văn bản chế độ/ quy định,
hướng dẫn về xây dựng cơ bản của Cục; Vĩnh viễn
12/VP Kế hoạch, báo cáo công tác đầu tư xây dựng cơ bản
- Dài hạn, hàng năm - 6 tháng, 9 tháng - Quý, tháng
Vĩnh viễn 20 năm 5 năm 13/VP Hồ sơ công trình xây dựng cơ bản
- Công trình nhóm A, công trình áp dụng các giải pháp mới về kiến trúc, kết cấu, công nghệ, thiết bị, vật liệu mới; công trình xây dựng trong điều kiện địa chất, địa hình đặc biệt công trình được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa;
- Công trình nhóm B, C và sửa chữa lớn
Vĩnh viễn
Theo tuổi thọ công trình 14/VP Hồ sơ sửa chữa nhỏ các công trình 15 năm 15/VP Công văn trao đổi về công tác xây dựng cơ bản 10 năm 16/VP Hồ sơ khác
3. Tài liệu hành chính quản trị, văn thư lưu trữ và cải cách hành chính.
17/VP Hồ sơ xây dựng, ban hành quy định, hướng dẫn
công tác hành chính, văn thư, lưu trữ Vĩnh viễn 18/VP Hồ sơ hội nghị công tác hành chính văn phòng,
văn thư, lưu trữ do Cục tổ chức 10 năm 19/VP Kế hoạch, báo cáo công tác hành chính, văn thư,
lưu trữ Vĩnh viễn
- Năm, nhiều năm - Quý, tháng
10 năm
20/VP Hồ sơ thực hiện cải cách hành chính 20 năm 21/VP Hồ sơ về lập, ban hành Danh mục bí mật nhà
nước của ngành/lĩnh vực, của Cục Vĩnh viễn 22/VP Hồ sơ kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ hành chính,
văn thư, lưu trữ 20 năm
23/VP Báo cáo thống kê văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu
trữ 20 năm
24/VP Hồ sơ tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ (thu thập, bảo quản, chỉnh lý, khai thác sử dụng …)
20 năm
25/VP Hồ sơ về quản lý và sử dụng con dấu 20 năm 26/VP Tập lưu, sổ đăng ký văn bản đi của cơ quan
- Quyết định, quy định, quy chế, hướng dẫn - Văn bản khác
Vĩnh viễn 50 năm
27/VP Sổ đăng ký văn bản đến 20 năm
28/VP Công văn trao đổi về hành chính, văn thư, lưu trữ 10 năm 29/VP Hồ sơ khác
4. Tài liệu quản trị công sở
30/VP Hồ sơ xây dựng, ban hành các quy định, quy chế
về công tác quản trị công sở Vĩnh viễn 31/VP Hồ sơ hội nghị công chức, viên chức 20 năm 32/VP Hồ sơ tổ chức thực hiện nếp sống văn hóa công
sở 10 năm
33/VP Hồ sơ về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân
tự vệ của cơ quan 10 năm
34/VP Hồ sơ về phòng chống cháy, nổ, thiên tai … của
cơ quan 10 năm
35/VP Hồ sơ về công tác bảo vệ trụ sở cơ quan 10 năm 36/VP Hồ sơ về sử dụng, vận hành ôtô, máy móc, thiết
bị của cơ quan
Theo tuổi thọ thiết bị 37/VP Sổ sách cấp phát đồ dùng, văn phòng phẩm 5 năm 38/VP Hồ sơ về công tác y tế của cơ quan 10 năm 39/VP Công văn trao đổi về công tác quản trị công sở 10 năm 40/VP Hồ sơ khác
II. TÀI LIỆU PHÒNG ĐĂNG KÝ
41/ĐK Hồ sơ đơn các đối tượng SHCN đã được cấp văn bằng bảo hộ, bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Vĩnh viễn
42/ĐK Hồ sơ đơn SHCN không được cấp văn bằng bảo hộ bị coi như rút bỏ.
5 năm
43/ĐK Hồ sơ khác
III. TÀI LIỆU PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
44/KHTC Hồ sơ xây dựng, ban hành chế độ/quy định về tài
chính, kế toán Vĩnh viễn
45/KHTC Kế hoạch, báo cáo công tác tài chính, kế toán - Dài hạn, hàng năm
- 6 tháng, 9 tháng - Quý, tháng
Vĩnh viễn 20 năm 5 năm 46/KHTC Hồ sơ về ngân sách nhà nước hàng năm của Cục
và các đơn vị trực thuộc Cục Vĩnh viễn 47/KHTC Kế hoạch, báo cáo tài chính và quyết toán của
Cục và các đơn vị trực thuộc Cục - Hàng năm
- Tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng
Vĩnh viễn 20 năm