CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
1.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính
Với mọi doanh nghiệp, một cấu trúc tài chính phù hợp có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu đƣợc từ các cá nhân, tổ chức liên quan và hoạt động của doanh nghiệp, mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp đƣợc xem xét về cả ngh a hẹp và ngh a rộng. Theo ngh a hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và nguồn tài trợ tài sản (nguồn
vốn) của doanh nghiệp mà qua đó những người sử dụng thông tin biết được tỷ trọng của từng bộ phận nguồn tài trợ chiếm trong tổng số nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, đáng giá đƣợc tính hợp lý của cơ cấu nguồn tài trợ, chính sách huy động nguồn tài trợ cũng nhƣ an ninh tài chính của doanh nghiệp. Theo ngh a rộng, cấu trúc tài chính còn phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn hình thành (tài trợ) tài sản.
Phân tích cấu trúc tài chính là việc đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn xét trong mối liên hệ với cơ cấu tài sản. Phân tích cấu trúc tài chính giúp các đối tƣợng sử dụng nhận diện các chính sách huy động vốn trong mối liên hệ với chiến lƣợc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Về thực chất, phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội ung nhƣ: phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản và phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
1.4.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản
Bên cạnh việc xem xét đánh giá tính hợp l trong cơ cấu nguồn vốn, cần phân tích cơ cấu tài sản. Phân tích cơ cấu TS là việc so sánh biến động của tổng TS cũng như của từng loại TS cuối kỳ so với đầu kỳ để thấy được xu hướng biến động và tỷ trọng của từng loại TS chiếm trong tổng TS.
Thực hiện so sánh dọc để xem xét tỷ trọng từng loại TS, tài sản ngắn hạn và TSDH chiếm trong tổng số TS với tổng tài sản là giá trị cơ sở (100%):
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong t ng tài sản =
Giá trị của từng bộ phận tài sản
x 100 T ng số tài sản
Nguồn [ 6; Tr.140 ] Thực hiện so sánh ngang bằng cách so sánh tổng TS cuối kỳ với đầu kỳ hoặc các năm trước để đánh giá chung sự biến động về quy mô tổng tài sản kể cả về số tuyệt đối và số tương đối qua các kỳ kinh oanh. Đồng thời, xem xét sự biến động về quy mô cho chi tiết từng loại TS tác động đến quá trình kinh doanh.
Thông qua việc xem xét cơ cấu tài sản và sự biến động về cơ cấu tài sản của
nhiều kỳ kinh doanh, các nhà quản lý sẽ có quyết định đầu tƣ vào các loại tài sản nào thích hợp, đầu tƣ vào thời điểm nào,…Để có nhận xét xác đáng về tình hình sử dụng vốn và tính hợp lý của cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, cần căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng nhƣ chính sách đầu tƣ và chính sách kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng trong từng thời kỳ để đánh giá.
1.4.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ và mức độ tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cần tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của từng bộ phận nguồn vốn. Theo công thức
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong t ng số nguồn vốn
=
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
T ng số nguồn vốn 100 Nguồn: [6; Tr. 148]
Việc xem xét tình hình biến động tỉ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn giữa hai thời kỳ giúp nhà quản l đánh giá đƣợc cơ cấu vốn huy động. Nhƣng ên cạnh đó oanh nghiệp còn muốn biết đƣợc chính xác tình hình huy động vốn, các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó. Để biết được các thông tin trên, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang cả về số tuyệt đối và số tương đố, tức là so sánh sự biến động giữa hai thời kỳ của tổng số nguồn vốn và của từng loại nguồn vốn.
Cùng với việc so sánh tỷ trọng các nhà phân tích còn xem xét cả tình hính biến động về cơ cấu nguồn vốn để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, mặc dù cho phép nhà quản l đánh giá đƣợc cơ cấu huy động nhƣng lại không cho biết tác động đến sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn mà
doanh nghiệp huy động. Do đó, để biết đƣợc chính xác điều này các nhà phân tích còn kết hợp cả phân tích ngang về cả số tuyệt đối và số tương đối.
1.4.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện mối tương quan giữa giá trị tài sản và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài việc tổ chức, huy động vốn cho các hoạt động các doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Phân tích mối quan hệ giữa TS và nguồn vốn để thấy đƣợc chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp có đảm bảo hợp l và an toàn. Trên cơ sở đó, người quản lý lựa chọn huy động nguồn vốn nào và mức độ huy động ao nhiêu để đạt hiệu quả sử dụng vốn tốt, có mức rủi ro thấp.
Hệ số nợ so với tài sản:
Nguồn: [6; Tr. 153]
Hệ số nợ so với tài sản là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Chỉ tiêu này cho biết: trong 1 đồng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đƣợc tài trợ từ nợ phải trả là bao nhiêu.
Trị số của “Hệ số nợ so với tài sản” càng cao càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn, mức độ độc lập tài chính càng thấp.
Vì vậy, doanh nghiệp càng ít có cơ hội và khả năng tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tƣ tín ụng không mấy mặn mà với các doanh nghiệp có hệ số nợ so với tài sản cao.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
“ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” đƣợc xem xét trong mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn cho biết tình hình sử dụng nợ phải trả của doanh nghiệp trong kỳ.
Hệ số nợ so với tài sản =
Nợ phải trả Tài sản
Hệ số khả năng thanh toán t ng quát =
T ng tài sản T ng nợ phải trả
Nguồn: [6; Tr.96]
Khi trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 chứng tỏ toàn bộ tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ một phần từ nợ phải trả, phần còn lại tài trợ từ vốn chủ sở hữu, và mức độ tham gia tài trợ tài sản từ nợ phải trả càng giảm, và ngƣợc lại khi trị số càng tiến về 1, mức độ tham gia tài trợ tài sản từ nợ phải trả càng lớn.
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu:
“ Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu’ là chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để đầu tƣ tài sản.
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu =
Tài sản Vốn chủ sở hữu
Nguồn: [6; Tr. 154]
Khi trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đƣợc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng ít đi, doanh nghiệp ngày càng huy động nhiều hơn từ nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.