Phân tích tình hình thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty CP VCCORP (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.4.3. Phân tích tình hình thanh toán

1.4.3.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp vừa có mối quan hệ cạnh tranh vừa liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này có thể là đầu vào của doanh nghiệp khác. Các quan hệ kinh tế luôn luôn vận động, từ đó hình thành các mối quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể vừa là đối tƣợng đi chiếm dụng vừa là đối tƣợng bị chiếm dụng.

Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản lý trong việc đánh giá tình hình tài chính, sức mạnh tài

chính và an ninh tài chính hiện tại của doanh nghiệp cũng nhƣ nắm đƣợc việc chấp hành và tôn trọng kỳ hạn thanh toán. Các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt và lành mạnh, sẽ không phát sinh tình trạng nợ nần ây ƣa, chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp giúp các nhà quản lý thấy đƣợc những rủi ro thu hồi vốn trong chính sách bán chịu của công ty hoặc uy tín của công ty đối với các đối tác trên thị trường. Bên cạnh đó, tình hình công nợ còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp rất quan trọng và phải được tiến hành thường xuyên để nắm bắt kịp thời thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình thanh toán doanh nghiệp hướng vào việc phân tích tình hình các khoản phải thu, các khoản phải trả. Các khoản phải thu tập trung vào cá khoản phải thu đến hạn, chƣa đến hạn, phải thu quá hạn, đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp. Các khoản phải trả tập trung vào các khoản phải trả chƣa đến hạn, đến hạn, quá hạn, đƣa ra các iện pháp thanh toán phù hợp cho các đối tác.

a. Tình hình công nợ phải thu

Trong số các khoản phải thu, phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng đáng kể và có ngh a quan trọng đối với tình hình TS của doanh nghiệp. Phân tích tình hình phải thu của khách hàng thông qua những chỉ tiêu:

Số vòng quay phải thu khách hàng

Số vòng quay phải thu của khách hàng

T ng tiền hàng bán chịu

=

(doanh thu hoặc doanh thu thuần)

Số dư bình quân phải thu khách hàng

Nguồn: [6; Tr. 170]

Chỉ tiêu này cho biết, các khoản phải thu quay vòng đƣợc mấy vòng trong một kỳ kinh doanh. Nếu số vòng quay lớn chứng tỏ doanh nghiệp có tốc độ thu hồi

các khoản phải thu kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao. Tuy nhiên nếu số vòng quay quá cao so với trung bình ngành hoặc các doanh nghiệp khác chứng tỏ doanh nghiệp không có chính sách khuyến khích khách hàng mua sản phẩm hoặc chính sách thanh toán quá chặt chẽ gây ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ cũng như oanh thu của doanh nghiệp.

Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu của khách hàng Thời gian 1 vòng quay

phải thu của khách hàng

=

Thời gian k phân tích

Số vòng quay phải thu khách hàng Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để doanh nghiệp thu hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng ngắn, tốc độ thu tiền càng cao và doanh nghiệp càng ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số ngày quá ngắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khối lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng hóa.

b. Tình hình công nợ phải trả

Công nợ các khoản phải trả là các khoản tiền mà doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn hay nợ các đối tƣợng khác tại thời điểm lập BCTC. Phân tích tình hình công nợ phải trả ta thường so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hoặc so sánh qua nhiều thời điểm liên tiếp để thấy quy mô và tốc độ thay đổi các khoản phải trả, cơ cấu các khoản phải trả. Kết quả phân tích giúp nhà quản l đƣa ra quyết định thanh toán phù hợp nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải trả bao gồm:

phải trả người bán, phải nộp cơ quan nhà nước, khách hàng ứng trước, phải trả cán bộ công nhân viên, phải trả đối tƣợng khác....Để phân tích tình hình các khoản phải trả ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay các khoản phải trả người bán (vòng).

Số vòng quay phải trả

người bán =

T ng tiền hàng bán chịu (Giá vốn hàng bán) Số dư bình quân phải trả người bán

Nguồn: [6; Tr. 175]

Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời,ít đi chiếm dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp đƣợc nâng cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này càng cao thì ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, do doanh nghiệp luôn thanh toán trước hạn. Ngược lại, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Số ư ình quân phải trả người bán Số dư bình quân phải trả

người bán =

T ng số các khoản phải trả đầu k và cuối k

2

Nguồn: [6; Tr.175]

Thời gian một vòng quay các khoản phải trả người bán Thời gian 1 vòng quay phải trả

người bán =

Thời gian k phân tích Số vòng quay phải trả người bán Nguồn:[6; Tr.175]

Thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của đối tác, khả năng tài chính của doanh nghiệp dồi dào. Nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều, công nợ sẽ ây ưa kéo ài, ảnh hưởng đến chất lƣợng tài chính và uy tín của doanh nghiệp.

1.4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực tài chính mà doanh nghiệp phải có để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các khoản vay.

Phân tích khả năng thanh toán là việc đánh giá khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền và khả năng tạo tiền nhằm thực hiện ngh a vụ đối với các chủ nợ khi đến hạn.

Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là việc đánh giá khả năng đáp ứng các ngh a vụ nợ có thời hạn trả trong vòng một năm của doanh nghiệ hay xem xét lƣợng tài sản hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng để trả hết các khoản nợ đến hạn không.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

ệ số khả năng thanh toán nợ ng n hạn ài sản ng n hạn ng số nợ ng n hạn

Nguồn: [6; Tr. 186]

Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty. Tỷ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Tuy nhiên một tỷ lệ quá cao làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm sút do tài sản ngắn hạn chƣa đƣợc sử dụng hợp lý có nhiều lƣợng tiền nhàn rỗi hay tài lƣợng hàng tồn kho quá lớn làm tăng chi phí ảo quản, thuê mặt bằng. Tỷ lệ thanh toán thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn về tài chính.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán

nhanh =

Tài sản ng n hạn - Hàng tồn kho Nợ ng n hạn

Nguồn: [6; Tr. 186]

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của tài sản dễ chuyển đổi thành tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này cao thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo, tuy nhiên nếu cao quá có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Ngƣợc lại, chỉ tiêu này thấp và kéo dài chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp không tốt, không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, là dấu hiệu của rủi ro tài chính và nguy cơ phá sản.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng

thanh toán tức thời =

Tiền và tương đương tiền T ng số nợ ng n hạn

Nguồn: [6; Tr. 175]

Chỉ tiêu này cho biết khả năng ù đắp nợ ngắn hạn bằng chính số tiền mặt hiện đang nắm giữ tại doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh khoản nên chỉ tiêu này đƣợc sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, chỉ ra lƣợng tiền sẵn có để thanh toán các khoản nợ đến hạn bất kỳ. Chỉ tiêu này nếu lớn hơn 1 mới đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. Nếu chỉ tiêu này quá cao tức là lƣợng tiền mặt quá lớn, hiệu quả sử dụng tiền mặt là thấp, lãng phí.

Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

ệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn ài sản dài hạn Nợ dài hạn

Nguồn: [6; Tr. 175]

Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ giá trị thuần của TSCĐ và đầu tƣ ài hạn có đủ trả các khoản nợ dài hạn hay không. Chỉ tiêu này càng cao, khả năng thanh toán nợ dài hạn càng tốt, góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trên cơ sở bảng phân tích các nhà quản l thường tiến hành so sánh giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của từng thời điểm phân tích theo các nội dung tương ứng. Thông qua các thông tin thu nhận được để đưa ra các quyết định ứng xử cho từng hoạt động kinh doanh hàng ngày và kỳ tới nhằm tăng cường khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại công ty CP VCCORP (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)