QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 6 Học kỳ II năm học 2019 2020 (Trang 40 - 44)

VỀ TÍNH MẠNH THÂN THỂ, SỨC KHỎE,

BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức :

Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân . 1/ Thái độ :

- Tôn trọng chỗ ở của người khác.

- Biết phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

3/ Kĩ năng :

- Nhận biết được các hành vi vi phạm PL về chổ ở của công dân.

- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của PL về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở .

- Biết bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Giáo án, SGK, SGV, Hiến Pháp 2013- điều 22), luật hình sự 1999, Luật tố tụng hình sự 1998, bảng phụ .

- HS :SGK, học bài, chuẩn bị theo yêu cầu của GV tiết trước . III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:

Tùy vào điều kiện, GV chọn tích hợp 1 trong những nội dung sau của tổ chuyên môn:

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.

- Tư duy, sáng tạo, ứng phó trong những trường hợp bị người khác vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1’ 1/ Ổn định lớp : 3’ 2/ Kiểm tra bài cũ :

- Ý nghĩa quyền này đối với mỗi công dân ? - Xử lí tình huống :

Tình huống: Tâm và Hùng cùng đi xem phim, Tâm ăn kẹo cao su rồi trét kẹo vào ghế, Hùng trông thấy liền cản bạn và nói: “Cậu làm như vậy là vi phạm đến tính mạng, thân thể của người khác”. Theo em Hùng nói vậy có đúng không ? Tại sao ?

3/ Dạy bài mới:

1’ * Giới thiệu bài:

Quyền bất khả xâm về chổ ở của CD là trong những quyền cơ bản & được qui định trong HP của nước ta. Vậy CD có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ntn ? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu !

TG NỘI DUNG HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS 10’

10’

I. TÌNH HUỐNG :

II. NỘI DUNG BÀI HỌC :

* HĐ 1: KHAI THÁC TÌNH HUỐNG:

(Tích hợp lĩ năng sống: Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chổ ở)

- Gọi HS đọc tình huống SGK, thảo luận chung và cho biết :

a) Chuyện gì đã xảy ra đối với gia đình bà Hoà ? Trước sự việc xảy ra, bà Hoà đã hành động ra sao?

b) Theo em, bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai ? Vì sao?

c) Theo em, bà Hoà nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác ?

Nhận xét & chốt lại ý đúng cho HS.

(Lồng ghép GD QP & AN:

Ví dụ đơn giản về Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ)

* HĐ 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở : - Cho HS trao đổi các nội

- HS đọc tình huống, TL & trình bày :

- Bà Hoà bị mất con gà mái hoa mơ và cái quạt bàn.

- Bà Hoà nghi bà T lấy cắp, chửi đổng suốt ngày và bà đã đòi khám nhà.

Bà Hoà hành động vậy là sai. Vì xâm phạm chỗ ở của người khác và vu oan người khác.

Quan sát tế nhị, theo dõi, nếu có thể báo với chính quyền địa phương.

Chú ý & chỉnh sửa bài soạn .

- Trao đổi & trình bày:

8’

1/ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở :

Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

2/ Ý thức của công dân:

dung sau :

1/ Chỗ ở của người khác bao gồm những nơi nào ?

2/ Em hãy nêu một số biểu hiện xâm phạm đến chỗ ở người khác ? (BT (b) - SGK/48)

3/ Việc xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử lí ra sao?

(BT (c) – SGK/48)

? Vậy nội dung quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác là gì ?

Nhận xét & chốt lại nội dung bài học cho HS ghi.

* HĐ 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ RÚT RA Ý THỨC CỦA CD

QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở : (Tích hợp lĩ năng sống: Tư duy, sáng tạo, ứng phó trong những trường hợp bị người khác vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở)

- T/C cho HS xử lí các tình huống sau: (Bảng phụ)

1/ Đến nhà bạn mượn sách nhưng không có ai ở nhà. Em sẽ làm thế nào ?

→ Chỗ ở của người khác bao gồm: Nhà ở, nhà trọ, ký túc xá, nhà tập thể, khách sạn, nhà nghỉ.

Việc xâm phạm chỗ ở của người khác:

- Vào nhà không gõ cửa;

- Tự ý vào nhà người khác;

- Phá nhà, đập nhà, trộm đồ người khác…

Phát biểu dựa điều 124 – Bộ luật hình sự SGK/48.

Phát biểu dựa nội dung bài học (b) – SGK.

Chú ý & ghi bài.

- Xử lí tình huống :

Đợi bạn, nếu không thấy về có thể hỏi thăm hàng xóm. Cuối cùng đi về chờ dịp

5’

- Chúng ta phải biết tôn trọng chổ ở của người khác.

- Phải biết tự bảo vệ chổ ở của mình và phê phán tố cáo người làm trái pháp luật xâm phậm đến chổ ở của người khác.

III. BÀI TẬP:

đ) Xử lí các tình huống còn lại:

- TH 3: Đợi chủ nhà về & xin vào lấy đồ.

- TH 4: Nói ý định của mình với 1 người khác (người lớn) và nhờ họ làm chứng sau đó cất hộ đồ cho hàng xóm nhưng phải quan sát khi chủ nhà về phải đem đồ qua liền và trình bày sự việc .

2/ Bố mẹ đi vắng, em ở nhà 1 mình đang học bài có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì trong TH này ?

? Là học sinh và cũng là 1 CD em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ? (BT (d) – SGK/48)

Nhận xét & chốt lại nội dung bài học cho HS ghi.

* HĐ 4: LÀM BÀI TẬP KHẮC SÂU KIẾN THỨC : - GV cho HS xử lí các tình huống còn lại ở BT (đ) – SGK/48:

khác.

Không nên mở cửa.

Nói với người này nhà không có người lớn khi khác có ba, mẹ ở nhà chú hãy lại. Nói chú hãy thông cảm .

Phát biểu dựa nội dung bài học (c) – SGK.

Chú ý & ghi bài.

- Đọc & xử lí tình huống.

6’ 4/ Củng cố:

- T/C cho HS sắm vai tình huống (2) BT (d) – SGK/48:

 GV nhận xét & thưởng điểm những em sắm vai tốt . 2’ 5/ Dặn dò:

- Học thuộc bài, làm BT vào vở.

- CBBM: Bài 18: quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. (2 Tiết)

- Tuần tới kiểm tra 15 phút .

NS: TUẦN : 32

ND: TIẾT: 32

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 6 Học kỳ II năm học 2019 2020 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w