Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến xử lý tài liệu
2.3.2. Trình độ nguồn nhân lực xử lý tài liệu
Ngoài ảnh hưởng từ công tác lãnh đạo, quản lý, nhận thức đúng đắn của lãnh đạo về thư viện trong hệ thống giáo dục đào tạo, nhận thức về vai trò của XLTL trong thư viện là yếu tố then chốt, quyết định chất lượng của XLTL thì vai trò của người trực tiếp làm công tác xử lý là yếu tố quan trọng, là điểm nhấn tạo nên chất lượng xử lý tài liệu, chất lượng của SP & DV TT thư viện. Hiện nay, mọi thư viện đều áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong xử lý tài liệu, đã có sự hỗ trợ của máy tính điện tử, phần mềm quản trị tích hợp, nhưng công tác xử lý tài liệu tại thư viện các trường đại học ở Hà Nội vẫn phụ thuộc phần lớn vào năng lực người xử lý tài liệu.
Người xử lý tài liệu cần được đào tạo ngoài kiến thức nghiệp vụ ngành, nhiệm vụ đảm nhận chuyên môn hóa nghiệp vụ, phải thuần thục các kỹ năng nghề nghiệp, có kinh nghiệm trãi nghiệm thực tế thường xuyên, chuyên sâu là yếu tố tạo nên chất lượng XLND tài liệu. Trong quá trình XLTL, quy trình chọn lọc thông tin tài liệu để XLND tài liệu (phân loại, định từ khóa/định chủ đề, tóm tắt) nếu không được tuân thủ đúng quy trình, làm sai quy định, không tuân thủ thống nhất nghiệp vụ, không xử lý trực tiếp trên tài liệu đó thì sản phẩm đó không có giá trị với NDT và tài liệu đó cũng chết trong kho hay trong CSDL thì khó/không tìm lại được tài liệu.
Theo tác giả khảo sát, phỏng vấn các thư viện đại học ở Hà Nội hiện nay đa số các lãnh đạo thư viện đang ở trình độ thạc sĩ (về thư viện, thạc sĩ ngành khác) và nghiên cứu sinh, số ít có trình độ tiến sĩ thư viện.
78
Bảng 2.6: Trình độ học vấn của cán bộ một số thƣ viện đại học ở Hà Nội
Trung tâm TT -
TV
Số lƣợng
Tiến sĩ,
NCS Thạc sĩ Cử nhân
Thƣ
viện Khác Thƣ
viện Khác Thƣ
viện CNTT
Ngoại
ngữ Khác
ĐH Bách khoa Hà Nội
Tổng 42 09 23 05&kỹ
thuật 02 03
N.Vụ 07 02 05
(03C, 04 B) ĐH Sư
phạm Hà Nội
Tổng 33 09 17 02 05
N.Vụ 10 04 04 01 01
ĐH Quốc gia Hà Nội
Tổng 136 01 15 104 16
CĐ N.Vụ 13
ĐH Ngoại thương
Tổng 16 04 10 02TV
N.Vụ 03 02 01
ĐH Giao thông vận tải
Tổng 07 03 02 01
N.Vụ 03 03
Khảo sát 234 nhân lực thư viện (Bảng 2.6), trong đó có 36 nhân lực xử lý tài liệu chiếm 15,4 %, có 24 cán nhân lực xử lý tài liệu trình độ thạc sĩ chiếm 66,7% con số cho thấy, các thư viện đại học rất chú trọng trình độ cán bộ xử lý để năng cao chất lượng SP & DVTT.
79
Bảng 2.7: Khả năng sử dụng các phần mềm CNTT của cán bộ thƣ viện TT Các phần mềm CNTT Cán bộ thƣ viện
Tốt Khá T.bình Kém Không biết
1 MS.Word 47,3% 41,9% 10,8%
2 MS. Explorer 34,1% 43,5% 18,8% 3,5%
3 MS. Windows 33,3% 41,7% 21,4% 3,6%
4 MS. Excel 31,1% 43,3% 23,3% 2,2%
5 Phần mềm quản lý thư viện ILIP
32,4% 30,9% 16,2% 1,5% 19,1%
6 Phần mềm quản lý thư viện LIBOL
37,5% 33,3% 18,1% 1,4% 9,7%
7 Phần mềm quản lý thư viện CDS/ISIS
22,7% 40,9% 24,2% 1,5% 10,6%
8 Green stone 8,9% 33,9% 23,2% 1,8% 32,1%
9 Các phần mềm khác 25% 31,8% 11,4% 2,3% 29,5%
Qua (Bảng 2.7), có thể thấy 37,5 % cán bộ thư viện sử dụng phần mềm Libol 5.5, nay là 6.0 tại các thư viện đại học, ứng dụng CNTT trong xử lý, sử dụng phần mềm quản trị tích hợp trong XLTL với tập hợp các modul hỗ trợ đắc lực cho hoạt động thư viện, tiếp theo là iLip 4.5, 5.5, hiện nay là 6.0, còn lại là các loại phần mềm khác mà nhiều thư viện đang sử dụng như thư viện đại học Y, thư viện Tạ Quang Bửu của đại học Bách Khoa Hà Nội.
80
Bảng 2.8: Trình độ cán bộ tại thư viện các trường đại học trên địa bàn Hà Nội Nội dung Trình độ chuyên môn,
quản lý của cán bộ
Trình độ học vấn
Rất ảnh hưởng 45,8% 57,1%
Ảnh hưởng 45,8% 40,0%
Không ảnh hưởng 8,3% 2,9%
Tổng 100,0% 100,0%
Trong quá trình XLTL, cần tuân thủ quy trình chọn lọc thông tin tài liệu để phân loại, dựa vào bảng phân loại, định chủ đề/ định từ khóa, làm tóm tắt cho tài liệu, nếu người XLTL không tuân thủ đúng quy trình đã được đào tạo, không trực tiếp xử lý trên tài liệu thì sản phẩm đó không có giá trị với NDT và tài liệu đó cũng chết trong kho hay trong CSDL bởi khi đã làm sai quy trình, không tuân thủ thống nhất nghiệp vụ thì không/khó có thể tìm lại được cuốn sách.
Từ số liệu điều tra NDT trên 279 phiếu, được thể hiện trong bảng 2.8, trình độ chuyên môn ảnh hưởng rất lớn và mức ảnh hưởng (91,6 %) đến công tác xử lý tài liệu thư viện, trình độ học vấn ảnh hưởng (94 %) cao hơn 2,4 % cho thấy vai trò của nhân sự XLTL rất quan trọng.