Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI
2.5. Nhận xét chung về công tác xử lý tài liệu
Được sự quan tâm thường xuyên của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo thư viện về công tác XLTL, sự đồng thuận, gắn bó yêu nghề của đội ngũ nhân lực thư viện.
87
Có đội ngũ nhân lực XLTL thư viện đươc tạo điều kiện học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm XLTL lâu năm, trình độ ngoại ngữ, tin học tương đối đồng đều, thành thạo trong các khâu XLTL, được đi tập huấn các chuẩn nghiệp vụ mới. Nhiều thư viện trang bị phần mềm quản trị tích hợp hiện đại, CSVC hiện đại.
2.5.2. Điểm yếu
Trình độ cán bộ xử lý tài liệu thư viện còn yếu, chưa đáp ứng được sự phát triển khoa học công nghệ, trình độ Tiếng Anh chưa cao, khả năng thành thạo không nhiều, nhân lực XLTL bị luân chuyển nhiều nên mức độ chuyên sâu chưa cao, họ cũng không được đào tạo đa ngành, chuyên ngành như các khoa học tại trường giảng dạy. Do vậy những tài liệu chuyên ngành, tài liệu ngoại ngữ khác phải nhờ đến chuyên gia ngoại ngữ đó trợ giúp.
Ngoài ra, do thời gian làm việc đặc thù phục vụ ngoài giờ cùng với thu nhập thấp, cán bộ thư viện khó đảm bảo nguồn tài chính khi đi học nâng cao trình độ trong và ngoài nước. Ngoài lương cơ bản và trực ngoài giờ (nếu có), cán bộ thư viện đại học nói chung không có khoản thu nhập nào khác, còn lại 12,9 % hạn chế do lứa tuổi, năng lực chuyên môn, điều kiện, thời gian, kinh phí cấp cho đào tạo thấp, học phí đóng góp ngày càng cao..
Chưa có Luật thư viện, công cụ xử lý chưa được xây dựng kiểm soát nhất quán, chưa có một khung chuẩn thống nhất trong toàn Quốc làm căn cứ, bảng phân loại DDC của Mỹ có hệ thống chị khác nên khó khăn cho ứng dụng tại Việt Nam. Thực tế, dù DDC đã được cập nhật đến phiên bản 23 nhưng rất khó để thỏa mãn được các lĩnh vực tri thức và phù hợp với tình hình chính trị Việt Nam, CBXL thực sự phải có kinh nghiệm lâu năm, làm việc thường xuyên về PLTL từ DDC 14 thì khả năm áp dụng DDC 23 mới chỉ là tương đối. Do vậy, chất lượng xử lý tài liệu tại các thư viện đại học chưa cao và chưa đồng đều mà nguyên nhân đầu tiên đấy là vấn đề trình độ chuyên sâu của CBXL, công cụ ứng dụng, khả năng kinh nghiệm thực tế
88
hoạt động XLTL. Các văn bản chỉ đạo, văn bản làm căn cứ pháp lý cho các hoạt động của thư viện nói chung, hoạt động xử lý nói riêng chưa được xây dựng, hoặc xây dựng đã lỗi thời, chưa được ban hành cụ thể trong đơn vị, còn chậm chễ, gây khó khăn cho các hoạt động hàng ngày.
Tài chính chưa kịp thời, đầu tư còn hạn chế, thủ tục tài chính khó khăn, vẫn còn tình trạng xin cho kinh phí, không có kế hoạch phân bổ hợp lý trong các đơn vị công lập.
Chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu, CSDL chưa phát huy được, phần mềm quản trị chưa tối ưu, chất lượng CSDL được phục vụ thấp hơn kết quả XLND, chưa được đầu tư đồng bộ, hay còn thiếu trang thiết bị chuyên dụng, wifi, máy chủ cấu hình cao, vẫn còn thiếu máy móc, thiết bị, cầu thang chuyên dụng, máy in phích, nhiều thư viện sử dụng nhà kính rất nóng nhưng hạn chế điều hòa. Kho sách nhiều, mối mọt, chưa đủ camera theo dõi trong kho mở, cổng từ, chỉ từ, chất lượng, khi thiết bị hư hỏng, kéo dài thời gian sửa chữa hoặc chờ đợi, cần xây dựng đường truyền Internet tốc độ cao, wifi phủ toàn trường 24/24.
2.5.3. Nguyên nhân
2.5.3.1. Nguyên nhân của điểm mạnh
- Đối với cơ quản quản lý Nhà nước các cấp đã quan tâm chỉ đạo đến công tác XLTL, nên đã ban hành nhiều văn bản về XLTL như sử dụng các chuẩn ISBD, AACR2, DDC, MACR21.
- Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước cũng rất chú trọng đến hoạt động thông tin thư viện, đặc biệt là việc đẩy mạnh việc phát triển nghiên cứu khoa học trong Giáo dục và đào tạo thì tiêu chí, tiêu chuẩn của thư viện đã được là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá ,kiểm định chất lượng ĐH.
- Ngoài ra, các thư viện trường đại học thành viên đã được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu có sự đầu tư kinh phí, nhân lực, vật lực.
- Ban Giám đốc thư viện đã quan tâm đến công tác XLTL, lòng yêu nghề của cán bộ thư viện
89
- Sự phát triển mạnh mẽ của khách quan: của khoa học công nghệ, CNTT đã được ứng dụng mạnh mẽ vào tất cả các hoạt động thư viện nên thúc đẩy việc cần phải xử lý theo các chuẩn hóa, hiện đại hóa XLTL. Do vậy, buộc thư viện phải XLTL theo chuẩn nghiệp vụ trong công tác xử lý tài liệu, đòi hỏi các thư viện cần phải đổi mới để phát triển.
- Vấn đề nghiên cứu khoa học việc tổ chức các hội thảo, hội nghị, chuyên đề về XLTL đã được quan tâm.
- Các cơ sở đào tạo cũng đã chú trọng đưa các nội dung cập nhật về XLTL theo hướng hiện đại vào trong công tác giảng dạy.
2.5.3.2. Nguyên nhân của điểm yếu
Do sự ứng dụng của công nghệ thông tin vượt trội trong tất cả các khâu hoạt động của thư viện, quy trình XLTL cũng đã thay đổi, trình độ của NDT cũng đã thay đổi, nên nhiều thư viện vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu tin của NDT.
Kinh phí thấp, không có kế hoạch, không thống nhất, không ổn định.
Nhiều nhân lực XLTL thư viện phải luân chuyển vị trí, phải nhớ quá nhiều các tiêu chuẩn, quy tắc nhưng chưa có văn bản nào cụ thể hóa để dễ dàng cho cán bộ XLTL.
Chưa có công cụ XLTL đảm bảo kiểm soát nhất quán nên chất lượng XLTL chưa cao.
- Chưa có một bảng phân loại phù hợp dùng cho các thư viện Việt Nam nói chung, thư viện đại học nói riêng. Mà có xu hướng chạy theo việc chuyển đổi theo bảng phân loại mới khi thấy có nhiều ưu điểm hơn bản cũ như DDC 14 đến nay là bản 23, nhiều bảng phân loại, bộ từ khóa tại các thư viện của các trường ĐH
+ Bảng BBK (Nga), DDC (Mỹ) 14-23, LC (Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ)
+ Bộ từ khóa do thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn, Viện Thông tin Khoa học.
90
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XỬ LÝ TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI