Phần II: TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)
III. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
Câu Đáp án Biểu
điểm 1 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 0,5
2 - Từ Hán Việt: chinh phu, cô phụ 1
3 -“tiếng” của mùa thu được thể hiện rõ nhất qua các từ: thổn thức, rạo rực, xào xạc.
1,5
4
Bố cục của bàì nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) a. Mở bài
Giới thiệu tác phẩm( tuỳ theo yêu cầu của đề bài) b. Thân bài
Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
c. Kết bài
Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1
5
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
1
Trước khởi ngữ thường có thể thêm quan hệ từ “về”, “đối với”.
6
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
1
7
- Về hình thức: Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Về nội dung: khổ thứ nhất đoạn trích thể hiện những ước nguyện được sống có ích với đời, được dâng hiến cho đời. Đoạn thơ không chỉ là ước nguyện của riêng tác giả mà của cả một thế hệ đã qua những năm tháng khó khăn của đất nước.
+ Khổ thứ hai tiếp tục thể hiện tâm nguyện dâng hiến, ví cuộc đời mình như một mùa xuân nho nhỏ, góp phần dựng xây cuộc đời. khổ thơ còn như một lời hứa, cũng là một lời đề nghị về thái độ sống: Dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc vẫn bền bỉ, khát khao dâng hiến cho đời.
+ Về nghệ thuật: đoạn thơ đã sử dụng hiệu quả phép điệp ngữ, giọng điệu tha thiết thể hiện tình yêu, niềm gắn bó sâu sắc với cuộc đời.
0,5
1
0,5
8
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Đảm bảo về thể thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: vấn đề văn hóa đọc trong giới trẻ hiện nay.
- Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
- Bố cục rõ ràng, đủ ba phần của đoạn văn.
0.5
- Đảm bảo về quy tắc chính tả, ngữ pháp tiếng việt.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Trình bày thực trạng, nguyên nhân, hệ quả những ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông, mạng internet đến văn hóa đọc.
- Đề xuất giải pháp phát triển văn hóa đọc.
1 0.5
TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT (Ký ghi rõ họ tên)
Phổng Lăng, ngày 18 tháng 4 năm 2019 NGƯỜI RA ĐỀ
(Ký ghi rõ họ tên)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II – NH: 2018- 2019
HUYỆN CỦ CHI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 9 Thời gian: 90 phút
Phần đọc hiểu văn bản ( 3 điểm )
Đọc đoạn văn sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại trượt chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì.
Cuối cùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần lấp lại và việc
cứu con lừa cũng không ích lợi gì cả. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ xuống giếng. ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó, lừa im lặng. Một lúc sau, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và lừa bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người đã nhìn thấy con lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách: đừng bao giờ đầu hàng!
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của mẩu chuyện trên? ( 0,5 điểm ) Câu 2: Chỉ ra hai phép liên kết được sử dụng trong mẩu chuyện trên.( 1 điểm ) Câu 3: Thông điệp cuộc sống được gửi qua câu chuyện trên là một món quà thật
ý nghĩa và thấm thía không dành tặng riêng ai. Em đã rút ra bài học kinh nghiệm sống gì cho mình qua mẩu chuyện trên? ( 1,5 điểm )
Phần tạo lập văn bản ( 7 điểm ) Câu 1: ( 3 điểm )
“ Tâm lý chưa đi đã sợ không tới, chưa làm đã sợ không xong…. là những rào cản lớn nhất mà người ta dựng lên cho mình trong quá trình hình thành nhân cách. Nếu như không gạt bỏ những sợ hãi luôn vây lấy mình như sợ khó, sợ thất bại…thì đến bao giờ ta mới chạm được những gì ta muốn, chưa nói đến việc có thành công không.”
( Khi người ta trẻ - Báo thanh niên ) Viết một bài văn ngắn ( khoảng một trang giấy kiểm ta ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2: ( 4 điểm )
Lá xanh tươi rồi cũng về với cội, cuộc sống con người hối hả rồi cũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian nên lá kia đâu thể mãi màu xanh theo tháng năm và tuổi đời con người đâu thể “ hai lần thắm lại”. Cho nên là người thì phải
sống một cuộc đời thật ý nghĩa. Lời bài hát “ Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh đã thể hiện rõ lối sống có trách nhiệm thật cao đẹp.
“ Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng, Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương, Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm, Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.”
Từ ý nghĩa của lời bài hát trên, em hãy tìm và phân tích các tác phẩm khác đã học cùng chủ đề để thấy điểm gặp gỡ trong tư tưởng sống có ý nghĩa cao đẹp của các nhạc sĩ, thi sĩ…
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CỦ CHI
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9 Năm học: 2018 – 2019 Phần đọc hiểu văn bản ( 3 điểm )
Câu 1: ( 0,5 điểm )
Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 2: ( 1 điểm )
Xác định đúng 2 phép liên kết có sử dụng trong mẩu chuyện trên.
Nêu đúng 1 phép liên kết đạt 0,5 điểm. Trường hợp HS không nêu cụ thể, chỉ gọi tên phép liên kết ( không tính điểm )
Câu 3: ( 1,5 điểm )
HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được 3 ý cơ bản sau về bài học kinh nghiệm sống cho bản thân từ câu chuyện trên.
- Trong cuộc sống sẽ có khó khăn bất ngờ đổ ập đến ta phải hứng chịu.
- Phải dũng cảm đối mặt với khó khăn và biến những khó khăn đó thành điều kiện hoặc điểm tựa để vượt qua.
- Không được đầu hàng trước khó khăn thử thách.
Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm. Nếu có những trường hợp phát sinh trong bài làm thực tế khó chấm, giám khảo hội ý với nhóm trưởng, tổ trưởng để thống nhất cách chấm.
Phần tạo lập văn bản ( 7 điểm ) Câu 1: 3 điểm
1. Về kỹ năng:
- Chữ viết rõ, đúng quy cách
- HS vân dụng tốt kỹ năng nghị luận - Bố cục cân đối, lập luận chặt chẽ
- Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, có chiều sâu.
2. Về kiến thức:
HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng luận cứ phải hợp lý, cần làm rõ những yêu cầu trọng tâm sau:
- Giới thiệu vấn đề:
- Nêu thực trạng tâm lý sợ khó, sợ thất bại như đề đã đưa ra hiện có ở một số người ( tùy cách hiểu của HS )
- Nguyên nhân từ đâu? Nêu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.
- Hướng khắc phục? Tại sao cần có thái độ tự tin, không lo sợ?
- Bài học kinh nghiệm cho bản thân? Lời khuyên chung cho mọi người?
3. Biểu điểm:
- Điểm 3: Văn viết ý phong phú, có cảm xúc, có chiều sâu, thể hiện xuất sắc các nội dung, diễn đạt mạch lạc, lưu loát: mắc 1 đến 2 lỗi diễn đạt.
- Điểm 2-2,5: Văn viết có ý tương đối phong phú, thể hiện tương đối tốt các nội dung, diễn đạt trôi chảy, mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ.
- Điểm 1,5: Bài viết chưa thể hiện đủ các nội dung, bố cục chưa chặt chẽ, văn chưa gọn, mắc lỗi diễn đạt nhiều.
- Điểm 0,5 -1,0: Bài viết có nhiều sai lệch về nội dung, phương pháp.
Câu 2: 4 điểm
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vân dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt, phải nắm vững thao tác phân tích kiểu đề tổng hợp về các tác phẩm có cùng chủ đề.
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt, không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, trình bày bài viết rõ ràng.
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Giới thiệu được chủ đề chung ( vấn đề nghị luận ), tên tác giả kèm theo tên tác phẩm.
- Phần thân bài thực hiện được các bước cơ bản:
+ Tổng:Khái quát góc nhìn của các tác giả, các tác phẩm về chủ đề chung ( vấn đề nghị luận )
+ Phân:Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của từng khổ thơ, dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận. Suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua thông điệp được gửi gắm qua các dẫn chứng được chọn lọc tứ các tác phẩm khác có cùng chủ đề: lối sống đẹp, sống có trách nhiệm.
+ Hợp: Đánh giá chung về quan điểm tư tưởng gặp nhau của các tác giả về chủ đề chung.
3. Biểu điểm:
- Điểm 4: Bài viết đáp ứng xuất sắc các yêu cầu của đề, có thể mắc 1-> 3 lỗi diễn đạt nhỏ. Bài làm thể hiện được ý khái quát và cảm nhận chân thành của người viết.
- Điểm 3 – 3,5: Bài viết đáp ứng khá tốt khoảng 2/3 yêu cầu, ý có thể chưa phong phú nhưng nêu bật được nội dung cơ bản của đề, có thể mắc 3 -4 lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2 -2,5: Bài viết đáp ứng khoảng một nửa số ý, thể hiện được nội dung cơ bản, diễn đạt được, có thể mắc 3 – 4 lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1,5: Bài viết lan man, ý nghèo nàn, chưa làm rõ yêu cầu cơ bản, mắc nhiều lỗi về kiến thức, lỹ năng.
- Điểm 1,0: Lạc đề
- Điểm 00: Bỏ giấy trắng Lưu ý:
- Hướng dẫn chấm chỉ đưa ra yêu cầu và những nội dung có tính chất gợi ý.
- Trong quá trình chấm bài, giám khảo cần nắm nội dung bài làm của HS trên tổng thể để đánh giá đúng trình độ học sinh.
- Các câu 3 & 4: HS có thể triển khai các luận điểm theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng tốt yêu cầu vẫn cho đủ điểm.
- Giám khảo chủ động tìm những ý kiến, trân trọng những suy nghĩ hay, sáng tạo của HS. Đồng thời thống nhất cách giải quyết những tình huống phát sinh trong bài làm cụ thể của học sinh một cách hợp lý.
HẾT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUY NHƠN
ĐỀ THI HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT Phần A. Văn- Tiếng Việt
[…] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhỏm dậy môi hé mở:
- Nào, mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái
đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi.