Phần Đáp án Điểm
Phần I
a - Phương thưc biểu cảm 0,5
b - Một trong các phép: điệp ngữ, liệt kê 0,5
c - Các từ: sông, đồi núi, biển 0,5
d - Bài Mùa xuân nho nhỏ (tác giả Thanh Hải) 0,5 Phần II
Câu 1
*Yêu cầu về kĩ năng:
- Đảm bảo hình thức một đoạn văn nghị luận,
- Trình bày vấn đề rõ ràng, mạch lạc, lập luân chặt chẽ ; diễn đạt rõ ràng lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
*Yêu cầu về kiến thức: HS đề cập đến những tác hại cơ bản nhất của hiện tượng nghiện phây búc, sau đây là những gợi ý:
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học tập (tốn thời gian, mất tập trung, sao nhãng nhiệm vụ học tậpcả ở nhà và trên lớp...)
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá (theo dõi nhau, mâu thuẫn, mất đoàn
0,5
1,5
kết, học đòi bắt chước những phát ngôn, lời nói, hành vi, cách cư xử sai lệch, thiếu văn hóa, thậm chí là tệ nạn xã hội...)
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống, lí tưởng (tạo nên trào lưu sống ảo, đua đòi, thần tượng những cá nhân không có lối sống tích cực...)
- Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ: ảnh hưởng sự an toàn, sức khỏe, đời sống tinh thần tư tưởng, kết quả học tập và rèn luyện của từng học sinh...
...
Câu 2
a. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Bài làm có bố cục 3 phần, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ;
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
* Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
Về nội dung
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên:
+ Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng.
+ Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên:
1,0
3,5
+ Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng, mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa.
+ Biển hiện lên lung linh với những sắc màu huyền ảo của đêm trăng: vẻ rực rỡ, lấp lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động.
+ Biển đẹp, giàu với rất nhiều loài cá. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
-> Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc đời mới.
Về nghệ thuật
- Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Hình ảnh thơ kì vĩ, sống động, giàu sắc màu.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật linh hoạt, hiệu quả: nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại.
+ Bút pháp vừa tả thực, vừa lãng mạn bay bổng.
c. Sáng tạo: Thể hiện quan điểm, thái độ sống tích cực có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
THỜI GIAN: 90 PHÚT (không kể thời gian giao đề ) Phần I: (5,0 điểm)
Trong bài thơ “ Tre Việt Nam ”, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
“ Thân gầy guộc ,lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?”
Hình ảnh cây tre cũng xuất hiện trong bài thơ “Viếng lăng Bác”của nhà thơ Viễn Phương.
1.( 1,5 điểm) : Ghi lại chính xác những câu thơ có hình ảnh cây tre trong bài thơ
“Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ? 2. (3,5 điểm ): Em hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh hàng tre trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” bằng một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch ( khoảng từ 10-12 câu) .Trong đoạn văn , có sử dụng một câu chứa thành phần biệt lập tình thái và một phép thế để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích thành phần biệt lập đó và từ ngữ dùng làm phép thế).
Phần II: (5 điểm) Cho đoạn văn sau:
ĐỀ CHÍNH THỨC
ô …Chỳng tụi bị bom vựi luụn. Cú khi bũ trờn cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen… ằ
(Trích “Những ngôi sao xa xôi” -Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập II )
Câu 1: (1,0 điểm) “Chúng tôi” được nhắc đến trong đoạn văn trên là những ai? Họ làm nhiệm vụ gì? Nụ cười và những lời nói đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ?
Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao trong truyện, có lúc người kể chuyện xưng “tôi”, nhưng trong đoạn trích này lại xưng là “chúng tôi” ? Tác dụng của cách thay đổi đại từ xưng hô đó?
Câu 3: (1,0 điểm) Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn in đậm trên thuộc kiểu câu gì? Câu văn “Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc ,, khiến em liên tưởng tới câu thơ nào trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Chép lại chính xác khổ thơ có câu thơ đó?
Câu 4: (2,0 điểm) Từ hình tượng người lính trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xụi’’, cựng với những hiểu biết xó hội, hóy viết một đoạn văn ngắn (khoảng ẵ trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ trong xã hội hiện nay.
- Hết-
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên học sinh...Số báo danh...
PHÒNG GD-ĐT QUẬN THANH XUÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9 PHẦN I:( 5 điểm)
Câu 1( 1,5 điểm): -Học sinh chép đúng nguyên văn khổ thơ đầu tiên và câu thơ cuối bài thơ của bài “ Viếng lăng Bác” ( 1 điểm-.Sai 01 lỗi, trừ 0,25 điểm). Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác ( 0,5 điểm): Năm 1976, là thời điểm lăng Bác vừa mới
được khánh thành và đất nước mới giành được độc lập, Nam Bắc thống nhất hai miền, nhà thơ lần đầu tiên được vào thăm lăng Bác.
Câu 2: (3,5 điểm
a) Hình thức: (1,5 điểm)
- Đảm bảo là một đoạn văn diễn dịch hoàn chỉnh, đủ số câu, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. (0,25 điểm)
- Học sinh biết diễn đạt chủ đề đã cho và viết tiếp để hoàn chỉnh đoạn văn. (0,25 điểm)
- Sử dụng câu có chứa thành phần biệt lập tình thái (có gạch dưới và chú thích bên dưới đoạn văn ) (0,5 điểm)
- Có sử dụng phép thế phù hợp (có gạch dưới từ ngữ thể hiện phép thế và chú thích ) (0,5 điểm)
b) Nội dung: (2 điểm) Học sinh có thể có những diễn giải khác nhau song cần biết khai thác có hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có dẫn chứng lí lẽ để làm rõ: Hình ảnh hàng tre là hình ảnh nghệ thuật đặc sắc, là hình tượng trung tâm thể hiện cảm xúc và tình cảm đối với Bác : Hs có thể triển khai theo các nội dung cơ bản sau:
- Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ thứ nhất :
+ Hình ảnh “ hàng tre bát ngát ” là hình ảnh tả thực cây tre gợi lên khung cảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
+ Hình ảnh” Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam với những vẻ đẹp kiên cường, bất khuất, ngay thẳng, đoàn kết, bất khuất, thủy chung vượt lên trên những khó khăn thử thách .Từ đó thể hiện cảm xúc tự hào, tình cảm biết ơn đối với Bác của dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh hàng tre xuất hiện ở khổ kết :
+ Tạo ra một kết cấu nghệ thuật đầu cuối tương ứng làm cho cảm xúc của bài thơ được liền mạch.
+Hình ảnh cây tre trở thành hình ảnh trung tâm bộc lộ cảm xúc và ước nguyện dâng hiến của tác giả. Từ đó có ý nghĩa diễn tả tình cảm trung hiếu: muốn gần Bác, bảo về Bác, trung thành với lý tưởng của Bác.
* Lưu ý:
- Nêu đủ nội dung nhưng mắc một vài lỗi diễn đạt - Trừ 0,25 điểm - Nếu đoạn văn viết quá dài hoặc quá ngắn - Trừ 0,25 điểm
- Sai lạc về nội dung, diễn đạt kém, GV chấm cho điểm tối đa: 0,5 điểm.