Phần Câu Nội dung Điểm
I
ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt sử dụng trong câu chuyện là: miêu tả, tự sự, biểu cảm.
0,5
2 Phép liên kết về hình thức trong hai câu văn là: phép thế Bà
trong câu (2) thay thế cho Người phụ nữ đầu tiên trong câu (1). 0,5 3 Các cụm từ nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi
thể hiện sự ích kỉ, tị nạnh, đố kị nhau,… 1,0
4
Học sinh có thể rút ra thông điệp: Trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, con người cần hỗ trợ, giúp đỡ nhau.
Nếu ai cũng nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ giữ lợi ích cho riêng mình mà vô cảm trước đồng loại thì họ không chỉ chết về thể xác mà còn chết về tâm hồn;...
1,0
II
LÀM VĂN 7,0
1 Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ về thói nhỏ nhen, ích kỉ của con người trong cuộc sống.
2,0
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: thói nhỏ nhen, ích kỉ của con
người trong cuộc sống. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề về thói nhỏ nhen, ích kỉ của con người… Có thể theo hướng sau:
- Cuộc sống không phải bao giờ cũng bằng phẳng, toàn những màu hồng. Cuộc sống còn có những khó khăn, gian nan và thử thách mà con người không tự mình giải quyết được,...
- Nếu mọi người biết đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thì không dẫn đến kết cục đau lòng. Mọi người cần mở lòng ra để hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thử thách, đau khổ,...
1,0
- Khi con người vô cảm trước cuộc sống, trước nỗi đau của người khác thì cả thể xác và tâm hồn họ đều bị chai sạn,...
- Phản đề: Trong cuộc sống, không phải ai cũng ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình, đâu đây ta vẫn thấy còn rất nhiều người tốt luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác, hết lòng vì mọi người, luôn giúp đỡ, sẻ chia với người xung quanh khi họ lâm vào tình cảnh khốn khó, hoạn nạn,...
- Bài học: Mỗi người hãy biết mở lòng ra để sống chan hòa, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau, khó khăn của người khác,...
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, pháp luật.
0,25
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, ngữ
pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 0,25
2 Em hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ niềm xúc động
thiêng liêng của tác giả. 5,0
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận. 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Niềm xúc động thiêng liêng của nhà thơ Viễn Phương qua
đoạn thơ. 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
* Giới thiệu về tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác,
niềm xúc động thiêng liêng của đoạn thơ 0,5
* Giới thiệu chung: có thể khái quát vị trí, cảm hứng bao
trùm; mạch vận động của tâm trạng; cảm xúc của nhà thơ;… 0,5
* Phân tích:
Khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác.
- Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt bằng hai câu thơ giản dị: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/ Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. Đồng thời hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác.
- Hình ảnh Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/ Mà sao nghe nhói ở trong tim! Lí trí thì nhận biết sự trường tồn của Bác đối với đất nước nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự mất mát lớn lao khi Bác đã ra đi. Tâm trạng xúc động của tác giả thể hiện bằng hình ảnh ẩn dụ thật độc đáo.
* Về nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng (trời xanh, vầng trăng) vừa quen thuộc, gần gũi lại vừa sâu sắc có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.
- Giọng thơ trang trọng, tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc.
2,25
* Đánh giá: Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của tác giả và của mọi người đối với Bác; qua đó cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.
0,5
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận văn học.
0,5
e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
Tổng điểm 10.0
--HẾT---
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2017 - 2018 Phần I: (5 điểm):
Xúc động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình, nhà thơ Vương Trọng viết:
….Rưng rưng trông Bác yên nằm Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi
Ở đây lạnh lắm, Bác ơi
Chăn đơn Bác đắp nửa người, ấm sao?
(Dẫn theo Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2007)
1. Giọt nước mắt “khó cầm cứ rơi” của tác giả gợi nhớ tới một khổ thơ trong bài thơ
“Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. Em hãy chép chính xác khổ thơ đó.
2. Cách bộc lộ cảm xúc của dòng thơ đầu tiên trong đoạn thơ em vừa chép là hình thức biểu cảm theo cách nào?
3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng phép nối để liên kết và thành phần cảm thán, làm rõ niềm xúc động mãnh liệt và ước nguyên chân thành, tha thiết của nhà thơ trong khổ thơ em vừa chép (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần cảm thán).