Phần II: Tập làm văn (4,0 điểm)
Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời
1,5 - Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:
+ “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được
cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió
heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi
thơm ngọt mát - hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.
+ “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như
một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong
thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt
sương sớm
mai cũng như có tâm hồn.
- Cảm xúc của nhà thơ:
+ Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng,
cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu.
Nhà
thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Đó có thể là do những cảm nhận
nhẹ nhàng,
thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra.
+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của
cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…
Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người.
1,5 - Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng
– mưa.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa”
+ Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.
+ Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt
đến rồi
lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần,
hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
- Hình ảnh ẩn dụ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”
+ Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang
động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng
tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó
khăn, thăng trầm. Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời.
→ Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng
trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ.
III Đánh giá: 0,5
Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên
lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi
gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua
đây cho
thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả.
Biểu điểm
- Điểm 4,0: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên; bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 3,0 - 3,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên nhưng còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0 - 2,5: Những bài viết ở mức độ trung bình; còn mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1,0 - 1,5: Những bài viết có nội dung sơ sài, cách diễn đạt còn yếu, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,5: Chưa nắm nội dung hai khổ thơ; dùng từ, đặt câu còn kém, viết qua loa.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
* Lưu ý: Tùy vào mức độ làm bài của học sinh, giáo viên đánh giá điểm từ 0 đến 4,0 cho phù hợp theo gợi ý của biểu điểm.
THCS NGUYỄN DU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II_ NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề MA TRẬN ĐỀ
Mức độ Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Vận dụng cao
Tổng cộng
Văn bản -Ngữ liệu:
một đoạn văn
Câu 1 -Số câu:1
-Số điểm:3 TL :30%
-Số câu:1 -Số điểm:3đ -TL:30%
Viết đoạn Câu 2
-Số câu :1 -Số điểm :3đ -TL:30%
-Số câu :1 -Số điểm:3 -TL:30%
Tập làm văn ( Nghị luận )
Câu 3 -Số câu:1 -Số điểm:4 -TL: 40%
-Số câu :1 -Số điểm :4đ -TL :40%
-Tổng số câu -Tổng số điểm -Tỉ lệ
-Số câu :1 -Số điểm :3đ -TL:30%
-Số câu :1 -Số điểm:3đ -TL:30%
-Số câu :1 -Số điểm :4đ -TL :40%
-Số câu: 3 -Sốđiểm:10 -TL: 100 %
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II_ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn : NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa
cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh,
Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) a/ (1 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
b/ (1 điểm). Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
c/ (1điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 2 (3,0 điểm)Trên đường đời có những trở ngại là tất yếu. Em có suy nghĩ gì về vai trò của những trở ngại trong sự trưởng thành của con người? Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em.
Câu 3 (4,0 điểm) Em hãy phân tích đoạn thơ sau:
"...Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc."
(Trích Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải,
Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).
--Hết –
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3điểm)
a/ Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả(1đ)
b/ Chi tiết tả cánh diều:(1 điểm. Học sinh trả lời đúng 1 trong ba ý sau thì đạt 0,5 điểm)
- Mềm mại như cách bướm
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
- Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
c/ Biện pháp tu từ: So sánh giúp diễn tả hình ảnh bầu trời đẹp mềm mại, mịn màng tựa như một thảm nhung .(1điểm)
Câu 2 (3điểm)
a. yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài làm của mình bằng nhiều cách, song cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.(0,5điểm)
- Giải thích: những trở ngại là những khó khăn cản trở sự đi tới, đi tiếp, đi lên của con người. Đó có thể là một vật cản, một thách thức...(0,5điểm)
- Bàn luận:(1,5điểm)
+Trở ngại là tất yếu vì đường đời không phải cái gì cũng bằng phẳng, dễ dàng.
Càng đi càng gặp lắm gian nan, thử thách.
+Những trở ngại dù lớn hay nhỏ khi vượt qua đều giúp con người tăng thêm vốn sống, trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng và nghị lực sống.
+Những trở ngại không nên hiểu chỉ là yếu tố tiêu cực mà phải hiểu là yếu tố cần thiết trong cuộc sống giúp con người trưởng thành hơn.
+Nếu không gặp trở ngại, không dám đối mặt với trở ngại thì con người trở nên hèn yếu, mất khả năng thích nghi và hoàn thiện bản thân.
- Bài học: chấp nhận những trở ngại và dũng vảm vượt qua khó khăn thử thách để trưởng thành.(0,5điểm)
* Lưu ý: Khuyến khích học sinh có ý kiến và văn phong riêng.
Câu 3 (4điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận văn học, phân tích một đoạn thơ.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.