CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP – XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
2.5. Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh
2.5.1. Những thành công trong công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
Qua phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh thấy công ty đạt được những thành công sau:
- Công ty đã xây dựng quy trình quản trị rủi ro khá hiệu quả nhằm giảm thiểu tối
ro thông qua phân tích báo cáo từ các phòng ban, phân tích kết quả bảng câu hỏi liên quan đến công tác quản trị rủi ro, phân tích những rủi ro đã xảy ra để có phương hướng cho hoạt động trong tương lai. Từ những phân tích đó, công ty xác định tần suất và biên độ rủi ro để có phương án giải quyết phù hợp. Do đặc thù về ngành xây dựng khi có rủi ro xảy ra cần phải giải quyết nhanh chóng để kịp tiến độ công trình nên công ty đã lựa chọn nhiều biện pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro như: Lựa chọn đối tác, nhà cung ứng uy tín luôn sửa chữa bảo dưỡng kịp thời, mua bảo hiểm cho người lao động và máy móc để tiết kiệm chi phí…
- Công ty thực hiện công tác quản trị rủi ro trên hầu hết các phương diện như nhân lực, tài chính, kỹ thuật công nghệ,… Công ty chuẩn bị các chương trình và phương án hoạt động cụ thể để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tối đa. Từ việc chuẩn bị nguồn vốn, đào tạo và bảo hộ lao động đến việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến và chính sách bảo dưỡng kịp thời.
- Công tác quản trị rủi ro nhân lực được chú trọng thực hiện, công ty lập các ban an toàn và bảo hộ lao động để đảm bảo cho sự an toàn của lao động trong thi công công trình. Cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thi công và tiến độ thực hiện. Đảm bảo quy trình thi công được tiến hành theo kế hoạch đạt tiêu chuẩn về chất lượng và thời gian mục tiêu.
- Công tác quản trị rủi ro tài chính: Thành lập quỹ dự phòng để đảm bảo mọi hoạt động của công ty không bị gián đoạn. Về công tác quản trị rủi ro, nguồn tài chính được cung cấp để hoàn thiện các quy trình đồng thời là việc bù đắp cho những tổn thất do rủi ro gây ra.
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
2.5.2.1. Hạn chế:
-Quy trình quản trị rủi ro chưa đồng bộ mặc dù công tác quản trị rủi ro đầy đủ các bước nhận dạng rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát và tài trợ rủi ro nhưng hiệu quả chưa cao. Do chưa có bộ phận chuyên trách nên việc những rủi ro thường xuyên xảy ra vẫn còn xuất hiện, mặc dù biên độ và tần suất thấp hơn nhưng không thể giải quyết được triệt để.
-Việc rập khuôn chức năng của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức tạo sự hạn chế trong sự phát triển năng lực cá nhân, khả năng sáng tạo và cách làm việc chủ động, linh hoạt. Hình thức kinh doanh của công ty khá rộng về cả sản phẩm và dịch vụ nên phải tận dụng nhân viên bằng cách để nhân viên làm thêm những việc ngoài chuyên môn dẫn đến sự hạn chế phát triển năng lực và nghiệp vụ cá nhân. Đồng thời cán bộ nhân viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro nên không thể thực hiện hiệu quả.
-Công tác quản trị rủi ro công nghệ kỹ thuật: Quá trình nghiên cứu đổi mới công nghệ còn chậm, lao động chưa được đào tạo kịp thời cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến. Việc tổ chức nghiên cứu các công nghệ thi công xây dựng hiện đại để áp dụng vào thi công công trình đã được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả do trình độ lao động còn nhiều hạn chế. Do vậy, vẫn chưa tạo được sự khác biệt về chất lượng để có thể cạnh tranh trên thị trường ngành.
2.5.2.2. Nguyên nhân:
-Nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn có nhiều biến động, sự canh tranh ngày càng gay gắt của thị trường ngành.
-Công ty chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro, hoạt động quản trị đã được thực hiện nhưng vẫn chưa được chú trọng và nghiêm túc thực hiện
-Việc nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến được thực hiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường, do khả năng áp dụng còn chậm và nhiều thiếu sót. Nhiều lĩnh vực xây dựng không nắm bắt được công nghệ mở rộng thị trường.
-Công tác quản trị nhân lực còn nhiều hạn chế, trình độ lao động chưa cao, chất lượng lao động thấp, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, của ngành.
Thiếu cán bộ quản lý có kinh nghiệm ở các cấp và lao động ít, cơ cấu lao động chưa hợp lý dấn đến tình trạng chồng chéo nhiệm vụ.
-Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành về khả năng, tiến độ thi công và chất lượng công trình.