CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP- XÂY LẮP VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH
3.4. Các kiến nghị với cơ quan hữu quan để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường xuyên gặp phải các rủi ro nảy sinh từ các yếu tố như: Lạm phát, môi trường kinh doanh, đầu tư thiếu minh bạch, hệ thống pháp luật không chặt chẽ, thiếu hợp lý, các quy định chồng chéo, hiện tượng quan liêu… Tất cả những nguyên nhân trên gây không ít khó khăn, thách thức và rủi ro cho các doanh nghiệp, do đó để khắc phục được những hạn chế trên, kiến nghị với Nhà nước như sau:
-Chính phủ cần có giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp để ngăn chặn lạm phát, chống suy thoái kinh tế như: Thực hiện miễn, giảm và giãn các khoản thuế phái nộp, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi,… Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh, đưa ra các điều khoản phù hợp để hỗ trợ, khuyến khích hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp.
-Nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan hành chính, giải quyết triệt để các hiện tượng nhũng nhiễu, quan liêu, thiếu minh bạch trong việc đấu thầu, đầu tư xây dựng. Đưa ra những chính sách quản lý thị trường hợp lý, công khai hóa các thủ tục hành chính, thực hiện minh bạch các hoạt động từ hỗ trợ, cung cấp, lựa chọn chủ thầu để tạo sự bình đẳng và cơ hội cạnh tranh cho tất cả các công ty xây dựng trong ngành.
-Cùng với bảo hiểm, chính phủ phải là nguồn tài trợ chính cho các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và bồi thường tổn thất trong kinh doanh. Những chi phí rủi ro mà chính phủ nên tài trợ: Chi phí phòng ngừa, hạn chế rủi ro của doanh nghiệp, chi phí huấn luyện an toàn, phổ biến kiến thức về nguy cơ rủi ro, mua các phương tiện kĩ thuật phòng ngừa rủi ro, xây dựng các phương án kinh doanh…
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại phòng kinh tế - kế hoạch – đầu tư tại công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh, em đã được tiếp cận với thực tế hệ thống quản trị của công ty, cơ cấu lao động, báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các chương trình hoạt động phát triển của công ty. Tình hình hoạt động quản trị của công ty về tất cả lĩnh vực, trong đó có quản trị rủi ro dần được công ty chú trọng thực hiện hơn. Em đã hiểu thêm được rất nhiều về chuyên ngành quản trị nói chung và hoạt động quản trị rủi ro nói riêng, hiểu được về lý thuyết đã được học và thực tiễn các hoạt động quản trị rủi ro. Qua đó, em nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro đối với sự tồn tại và phát triển kinh doanh của công ty. Một công ty sẽ thực sự phát triển vững chắc nếu thiết lập, xây dựng được công tác quản trị rủi ro hoàn thiện, phù hợp với tình hình công ty và có sự quan tâm đúng mức về việc thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ hoạt động quản trị rủi ro.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn nguyên lý quản trị (2008), bài giảng quản trị rủi ro, trường Đại học Thương Mại
2. Báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh, các tài liệu có liên quan về công ty CP phát triển công nghiệp- xây lắp và thương mại Hà Tĩnh.
3. Bài giảng quản trị rủi ro, TS Ngô Quang Huân
4. Quản trị rủi ro và khủng hoảng , PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB LĐ – XH 2007
5. Quản trị rủi ro, PGS TS Ngô Quang Thu chủ biên, NXB giáo dục 1998 6. Rủi ro kinh doanh, TS Ngô Ngọc Huyền, NXB Thống kê
7. Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu, TS Dương Hữu Mạnh 8. Quản trị rủi ro doanh nghiệp, TS Nguyễn Quang Thu, NXB Thống kê
9. Trang web: tailieu.vn , text.123doc.org , quantri.vn