1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng gián tiếp lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên sức ảnh hưởng có tác động rất mạnh vì bất kỳ doanh nghiệp nào khi
Tỷ suất lợi nhuân theo doanh thu = Lợi nhuận sau thuế x100%
Doanh thu tiêu thụ
hoạt động kinh doanh cũng không thể nằm ngoài môi trường vĩ mô được. Môi trường vĩ mô gồm 4 nhân tố: Kinh tế, chính trị- pháp luật, Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội.
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế quốc gia ổn định hay bất ổn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tính ổn định của nền kinh tế được thể hiện dựa trên sự ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát.
Nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tốt, nâng cao được mức thu nhập, đời sống dân cư, từ đó yêu cầu của họ cũng tăng lên đối với các sản phẩm dịch vụ, và các doanh ngiệp cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình để thỏa mãn nhu cầu đó. Khi kinh tế ổn định và tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, cường độ cạnh tranh cũng sẽ tăng cao và ngược lại.
Các yếu tố như tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay… cũng có tác động,tỷ giá hối đoái biến động sẽ tác động ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Môi trường chính trị - pháp luật:
Các yếu tố về chính trị - phát luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến động kinh doanh của các doanh nghệp. Môi trường chính trị, pháp luật ổn định, rõ ràng và mở rộng là nền tảng cho sự phát triển các doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, làng mạnh, tâm lý tin tưởng để các doanh nghiệp phát triển đầu tư sản xuất, cải tiến trang thiết bị từ đó sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế được các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp xấu.
- Môi trường văn hóa xã hội
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, phong cách, văn hóa…của người dân có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cách thức tiêu dùng của khách hàng. Mỗi khu vực,thị trường, vùng miền khác nhau thì người tiêu dùng cách thức, yêu cầu khác nhau trong lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, doanh ngiệp cần nắm bắt các yếu tố về môi trường văn hóa xã hội để điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ của mình cho phù hợp nhằm tối đa hóa doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên từng phân đoạn thị trường.
- Môi trường khoa học, công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ tạo ra những nguyên vật liệu mới, thiết bị máy móc hiện đại, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, tăng thêm chất lượng hàng hóa, dịch vụ, từ đó góp phần tăng thêm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngày nay, khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, các doanh ngiệp cần chủ động nắm bắt, đổi mới khoa học công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ.
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Cạnh tranh giữa các DN hiện tại Các bên
liên quan khác
Sự thay thế
Người mua Gia nhập tiềm năng
Người cung ứng
Đe doạ của các sản phẩm / dịch vụ thay thế
Quyền lực thương lượng của người mua
Quyền lực thương lượng của người cung ứng
Đe doạ gia nhập mới Quyền lực tương ứng của
các bên liên quan khác
1.4.1.2Các nhân tố thuộc môi trường ngành.
Doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố thuộc môi trường ngành như sau:
Sơ đồ 1.1 : Mô hình lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
( Nguồn: Micheal E Porter (1999), “ Chiến lược cạnh tranh”) -Đối thủ hiện tại
Doanh nghiệp cần xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại của mình là ai cũng như năng lực cạnh tranh và vị thế hiện tại của họ trên thị trường thông qua nghiên cứu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của họ trên thị trường. Từ đó đề ra những chiến lược cạnh tranh hiệu quả để không những giữ vững được thị phần mà còn thu hút thêm được nhiều khách hàng.Mức độ cạnh tranh giữa các cty hiện tại trong ngànhthể hiện ở: các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành, mức độ tập trung của ngành, chi phí cố định/giá trị gia tăng, tình trạng tăng trưởng của ngành, khác biệt giữa các sản phẩm, các chi phí chuyển đổi, tình trạng sàng lọc trong ngành.
- Đối thủ mới tiềm ẩn
Đây là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại và nếu các đối thủ tiềm ẩn này thực sự gia nhập thì mức độ cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Do đó các doanh nghiệp hiện tại trong ngành cần tạo ra hàng rào cản trở sự gia nhập cao dựa trên các yếu tố như: các lợi thế chi phí tuyệt đối, sự hiểu biết về chu kỳ lao động, khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, tính kinh tế theo quy mô, yêu cầu về vốn, các sản phẩm độc quyền...
- Khách hàng
Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thỏa mãn.
Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một doanh nghiệp.
Nhìn chung, sức mạnh khách hàng lớn tức là thị trường có nhiều nhà cung cấp nhưng chỉ có một số ít người mua. Trong điều kiện thị trường như vậy, khách hàng có khả năng áp đặt giá. Nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm.
- Nhà cung ứng
Một ngành sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô – bao gồm lao động, các bộ phận cấu thành và các đầu vào khác. Đòi hỏi này dẫn đến mối quan hệ bên mua – bên cung cấp giữa các doanh nghiệp và các hãng cung cấp các nguyên liệu thô để có thể cung cấp sản phẩm. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp yếu thế có thể phải chấp nhận các điều khoản mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất, ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất bằng nhiều cách, chẳng hạn đặt giá bán nguyên liệu cao để san sẻ phần lợi nhuận của ngành.
- Các sản phẩm thay thế
Trong mô hình của Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” là đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các nhà kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giá ở hàng hóa thay thế. Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong một ngành sản xuất nhất định, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các bên liên quan khác
Bao gồm các cổ đông, công đoàn, chính phủ, các tổ chức tín dụng, hiệp hội.