CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Minh Dương
2.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty CPTP Minh Dương 27
2.2.3.1. Các nhân tố bên ngoài
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng gián tiếp lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên sức ảnh hưởng có tác động rất mạnh vì bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh cũng không thể nằm ngoài môi trường vĩ mô được. Môi trường vĩ mô gồm 4 nhân tố: Kinh tế, Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội.
Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế quốc gia ổn định hay bất ổn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tính ổn định của nền kinh tế được thể hiện dựa trên sự ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát.
Nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tốt, nâng cao được mức thu nhập, đời sống dân cư, từ đó yêu cầu của họ cũng tăng lên đối với các sản phẩm dịch vụ, và các doanh ngiệp cũng phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình để thỏa mãn nhu cầu đó. Khi kinh tế ổn định và tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận cao, nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, cường độ cạnh tranh cũng sẽ tăng cao và ngược lại.
Môi trường khoa học, công nghệ
Ngày nay, khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã tạo ra các máy móc thiết bị hiện đại góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành... Việc áp dụng các loại máy móc các thiết bị hiện đại vào các hoạt
động kinh doanh có những kết quả đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí, nhân công lao động, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm nguyên vật liệu do đó nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh cho Công ty. Do đó mà công ty Minh Dương nên chủ động đầu tư các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Môi trường văn hóa xã hội
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, phong cách, văn hóa…của người dân có ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cách thức tiêu dùng của khách hàng. Mỗi khu vực,thị trường, vùng miền khác nhau thì người tiêu dùng cách thức, yêu cầu khác nhau trong lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, doanh ngiệp cần nắm bắt các yếu tố về môi trường văn hóa xã hội để điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ của mình cho phù hợp nhằm tối đa hóa doanh thu, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên từng phân đoạn thị trường. Chính vì vậy công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố văn hóa, xã hội để từ đó hiểu được và thỏa mãn nhu cầu của thị trường cũng như khách hàng. Là yếu tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong khu vực mà mình kinh doanh.
Môi trường ngành
Khách hàng
Khách hàng là yếu tô sống còn đối với doanh nghiệp, khách hàng là người đem lại lợi nhuận cho công ty, do đó phải thu hút, lôi kéo và duy trì khách hàng là điều vô cùng quan trọng đối với công ty. Khách hàng còn là người tạo áp lực cạnh tranh chính cho các doanh nghiệp thông qua hoạt động mua hàng, kích thích các doanh nghiệp cạnh tranh về giá cả, chất lượng, dịch vụ… Chính vì vậy mà công ty cần tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để công ty có thể đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất để làm hài lòng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời qua đó công ty đề xuất cũng như thực hiện những chiến lược phù hợp nhất.
Công ty Minh Dương chuyên sản xuất và phân phối các loại thực phẩm khô với chất lượng cao. Đối tượng khách hàng chủ yếu của công ty là các đại lí, hệ thống thực phẩm sạch và người tiêu dùng.
Đối thủ cạnh tranh
Trong điều kiện các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khác biệt hóa về sản phẩm hoặc sự đổi sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong
thị trường. Sự cạnh tranh này ngày càng tăng cao, gay gắt là do các đối thủ cạnh tranh nhiều và gần như cân bằng. Đối thủ cạnh tranh chính của Minh Dương: Gió Xuân, Cao Bằng, Phú Hương,…
2.2.3.2. Các nhân tố bên trong - Nguồn lực tài chính
Nguồn lực về tài chính ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khả năng tài chính ở đây là quy mô tài chính của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn,đầu tư…Tình hình tài chính tốt sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư, đổi mới máy móc, trang thiết bị, đầu tư vào các chương trình quảng cáo marketing, giới thiệu sản phẩm…từ đó nâng cao chất lượng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ngoài vốn điều lệ thành lập công ty là hơn 2 tỷ đồng, bên cạnh đó công ty còn huy động vốn từ các nguồn vay. Cho đến nay thì các khoản lương của cán bộ công nhân,viên đều được thanh toán hàng tháng đúng hẹn, từ đó tạo được niềm tin đối với người lao động. Các khoản vay, các khoản khi mua hàng công ty luôn thanh toán đúng hoặc trước hạn, tạo dựng được uy tín nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
- Nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, cũng như vậy trong hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực rất quan trong với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tiên là trình độ tổ chức, quản lý của đội ngũ lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp, đây là lực lượng ra các quyết định về hoạt động của công ty, mọi quyết định của lực lượng này sẽ tác động tới các hoạt động khác bên dưới như các phòng ban, đơn vị sản xuất,… lực lượng này nếu có trình độ cao sẽ ra các quyết định đúng đắn, hợp lí, ngược lại sẽ có các quyết định sai lầm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh.
Năm 2016, tổng số nhân sự của công ty là 85người gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và nhân viên, công nhân được bố trí thành 3 phòng : phòng kinh doanh, phòng sản xuất, phòng tài chính kế toán. Chất lượng lao động của công ty Minh Dương khá cao chủ yếu là nhân lực có trình độ đại học được đào tạo bài bản. Chất lượng lao động của công ty tương đối cao đa phần là lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ đại học chủ yếu chiếm trên 50% đa phần là các cử nhân các tốt nghiệp các ngành Kinh tế- Thương mại- Tin học tốt nghiệp các trường đại học: Đại
học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ đây là những trường đại học top đầu cung cấp những lao động có tay nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: văn phòng, phương tiện vận tải, máy móc. Số lượng cũng như chất lượng thiết bị, máy móc của công ty đều tốt, đảm bảo phục vụ nhu cầu công việc. Nhờ việc đầu tư trang thiết bị hiện đại cũng như số lượng đáp ứng đủ nhu cầu công việc nên hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi. Xử lý công việc nhanh và chuẩn xác hơn, vận chuyển hàng hóa, lắp đặt cũng nhanh hơn. Qua đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
- Năng lực tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý theo chức năng đã giúp ban lãnh đạo có thể quản lý tốt mọi công việc và nhân viên. Công ty kiểm soát rất tốt các yếu tố trước, trong và sau quá trình cung ứng dịch vụ. Không sử dụng lãng phí cơ sở vật chất cũng như nguồn vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức theo chức năng khá linh hoạt và đơn giản giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý công ty, đồng thời sự trao đổi thông tin trong ban lãnh đạo diễn ra nhanh chóng cho phép ứng phó linh hoạt với biến động thị trường. Nhà lãnh đạo cấp cao của công ty giỏi về chuyên môn và được công nhân trong công ty tin tưởng, kính trọng. Năng lực tổ chức quản lý tốt sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.