PHẦN 2 Thực trạng phần hành kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hoàng
2.4. Kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ
2.4.1. Cách đánh giá TSCĐ& phương pháp hạch toán TSCĐ ở công ty
TSCĐ bao gồm: máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, phương tiện vận tải, kho tàng, nhà cửa vật kiến trúc. Việc quản lý,sử dụng và tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty tuân thủ theo quyết định số 166/1999/QD.BTC của bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
* Đánh giá TSCĐ.
Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ đánh giá ban đầu có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Nguyên giá TSCĐ.
Bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng hoặc mua sắm TSCĐ kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí hợp lý cần thiết khác trước khi sử dụng.
- Cách xác định nguyên giá TSCĐ.
+Đối với TSCĐ mua sắm: nguyên giá gồm cả giá mua (trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (trừ các khoản thuế được hoàn lại) ,các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+Đối với TSCĐ do bộ phận xây dựng cơ bản tự làm bàn giao gồm nguyên giá là giá thực tế của công trình xây dựng bàn giao cùng với các khoản chi phí liên quan +Đối với TSCĐ nhận góp vốn liên doanh: Nguyên giá TSCĐ là giá trị do hội đồng giao nhận cùng các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+Đối với TSCĐ được cấp: nguyên giá là giá trị ghi trên sổ sách của đơn vị cấp cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử nếu có.
+Đối với TSCĐ được biếu tặng: nguyên giá là giá thị trường của những tài sản tương đương.
- Thay đổi nguyên giá TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ chỉ thay đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại TSCĐ, sửa chữa, nâng cấp, tháo dỡ hoặc bổ sung một số bộ phận của TSCĐ. Khi thay đổi nguyên giá, Doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ sự thay đổi và xác định lại chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và phản ánh kịp thời vào sổ sách.
- Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
Giá trị còn lại của TSCĐ thực chất là vốn đầu tư cho việc mua sắm xây dựng TSCĐ còn phải tiếp tục thu hồi trong quá trình sử dụng TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định trên cơ sở nguyên giá và giá trị hao mòn của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ = NG TSCĐ - giá trị đã hao mòn( số đã trích khấu hao)
* Phương pháp hạch toán TSCĐ.
- Chứng từ thủ tục kế toán.
+Biên bản giao nhận TSCĐ +Thẻ TSCĐ.
+Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.
+ Biên bản thanh lý TSCĐ.
+ Biên bản đấnh giá lại TSCĐ.
- Sổ sách kế toán.
+ Sổ theo dỗi TSCĐ.
+ Sổ cái TK 211.
+ Sổ nhật ký chứng từ TK 211.
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
- TK sử dụng.
TK 211: TSCĐ hữu hình.
TK 213: TSCĐ vô hình.
Bên nợ: phản ánh các nghệp vụ làm tăng TSCĐ theo nguyên giá.
Bên có: phản ánh các nghệp vụ làm giảm TSCĐ theo nguyên giá.
Dư nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ hiện có.
TK 214: hao mòn TSCĐ.
TK 411, 111, 133, 112, 331, 333 Các nghiệp vụ tăng TSCĐ
- Mua TSCĐ đưa vào sử dụng cho hđsxkd : Nợ TK 211,213
Nợ TK 133 ( VAT đầu vào được khấu trừ nếu có ) Có TK 111,112,331,341
Nợ TK 414,441 Có TK 411
- Tăng TSCĐ do các chủ sở hữu góp vốn : Nợ TK 211,213
Có TK 411
-Tăng TSCĐ do được biếu, tặng : Nợ TK 211,213
Có TK 711 Đồng thời K/c Nợ TK 421 Có TK 411
- Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ : Nợ TK 214 ( Giá trị đã khấu hao )
Nợ TK 811 ( Giá trị chênh lệch of TSCĐ thanh lý ) Có TK 211,213
Nợ TK 811 ( Tập hợp chi phí thanh lý ) Nợ TK 133 ( Nếu có )
Có TK 111,112,331 Nợ TK 111,112,331
Có TK 3331 ( Thuế VAT phải nộp )
Có TK 711 ( Thu thanh lý giá chưa có VAT ) - Định ký trích khấu hao:
Nợ TK 154 - đối với TSCĐ dùng cho sản xuất
Nợ TK 6424 - đối với TSCĐ dùng cho văn phòng Có Tk 214