Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị mua nguyên vật liệu tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị mua nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: MT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ MUA NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI DOANH NGHIỆP

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị mua nguyên vật liệu tại doanh nghiệp

a. Điều kiện tự nhiên:

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời thiết có tính thay đổi rõ rệt, những hiện tượng như thiên tai, bão lũ xảy ra thường xuyên với muôn vàn nguy hiểm, rủi ro rình rập. Những điều này có thể gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp như hỏng hóc nguyên vật liệu, hỏa hoạn nơi dự trữ hàng hóa,...

b. Văn hóa - xã hội:

Xã hội ổn định và nhu cầu người dân ngày càng nâng cao nên việc nhu cầu tiêu dùng và tình hình sản xuất không có biến động nhiều. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

c. Chính trị - pháp luật:

Việt Nam là một nước thuận lợi về chính trị, có môi trường chính trị khá ổn định.

Ổn định về chính sách, nhất quán về đường lối, vì vậy luôn hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên môi trường chính trị - pháp luật đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ của công ty phải đảm bảo yêu cầu ngành nghề, phương thức kinh doanh, cần phù hợp với các điều lệ pháp luật của doanh nghiệp. Nếu không nắm tốt các yếu tố pháp luật đặc biệt trong việc mở rộng quy mô, phạm vi kinh doanh thì công ty khó có thể có những giải pháp đúng đắn giúp việc kinh doanh đạt hiểu quả hơn.

d. Điều kiện công nghệ kĩ thuật:

Kỷ nguyên công nghệ - cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra với nhịp độ nhanh có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, và sự tiếp thu những tinh hoa của khoa học đó đã giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển, nâng cao năng

suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Là một công ty thuộc về kỹ thuật, nên môi trường công nghệ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động cũng như hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

e. Môi trường kinh tế:

Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới hoạt động kinh doanh của công ty, nền kinh tế ổn định, phát triển giúp cho công ty thuận lợi trong các hoạt động và ngược lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 6,81%, lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 5%. Tỉ lệ nợ công/ GDP năm nay đã giảm xuống còn 62% so với mức 63,6% của năm 2016. Cán cân thương mại cải thiện từ nhập siêu năm 2015 (3,2 tỷ USD), năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD và khả năng năm 2017 đạt thặng dư cán cân thương mại, kinh tế tiếp tục trên đà tăng trưởng, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam và cho nền kinh tế Việt Nam. Việc tham gia các hiệp định FTA, thành lập cộng đồng chung ASEAN, tham gia TPP,.. giúp các doanh nghiệp sẽ có cơ hội hợp tác mở rộng thị trường và cắt giảm bớt các loại chi phí thuế,… nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiềm ẩn về cạnh tranh hơn, nên đây là một trong những cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn.

f. Nhà cung ứng:

Đây là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn tới quá trình mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp. Nhà cung ứng quyết định từ chất lượng, chi phí, đến kế hoạch, mạch lưu thông hàng hóa của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần suy nghĩ, cân nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung ứng.

g. Khách hàng:

Khách hàng là yếu tố mọi doanh nghiệp hướng đến, đây chính là nguồn tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, là những người quyết định sự thất bại hay thành công của doanh nghiệp. Bất cứ công ty nào khi đưa ra các sản phẩm đều phải nghiên cứu kĩ nhu cầu của khách hàng để từ đó đáp ứng nhu cầu của họ, từ đó tạo ra doanh thu, phát triển doanh nghiệp.

1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp a. Nhân tố con người trong doanh nghiệp

Nhân tố con người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp vì họ là những người tham gia trực tiếp vào việc ra quyết định, liên quan trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn lực quan trọng nhất. Trình độ,

học vấn, sự hiểu biết của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị cần có sự quan tâm và hiểu biết nhất định tới nhân lực để phát huy tối đa khả năng của họ để giao những nhiệm vụ phù hợp, giúp công ty nhanh chóng phát triển.

b. Nguồn lực của doanh nghiệp:

Tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ tới các nghiệp vụ quản trị mua nguyên vật liệu. Các quyết định mua cần cân nhắc kĩ đến tình hình tài chính của công ty sao cho phù hợp về chi phí, chất lượng hàng hóa. Khi nguồn lực của công ty đủ mạnh thì có thể ưu tiên yếu tố chất lượng hơn để nâng cao chất lượng hàng hóa của công ty, còn nếu nguồn lực của công ty chưa đủ mạnh thì công ty nên ưu tiên yếu tố chi phí để công ty có thể đáp ứng được điều đó, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

c. Quy mô của doanh nghiệp:

Quy mô tổ chức của doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trong ảnh hưởng tới quản trị mua nguyên vật liệu. Nó quyết định sự hiểu quả của các nghiệp vụ quản trị mà ban lãnh đạo đưa ra. Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận để đưa ra các quyết định phù hợp với quy mô của công ty, tránh tình trạng mua quá ít (không đủ hàng cung cấp) hoặc mua quá nhiều (lãng phí, mất thêm nhiều chi phí lưu kho, bảo quản,..) đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị mua nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Kì Sơn (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w