CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN CẢI TIẾN MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM ĐIỆN MÁY CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY TUẤN DŨNG
3.2. Giải pháp cải tiến kênh phân phối của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
3.2.1. Bố trí lại vị trí mạng lưới kho hàng, làm tốt công tác kiểm kê hợp lý, hiệu quả
Để cải tiến mạng lưới kênh phân phối của mình, công ty cần chú trọng đến hoạt động mạng lưới kho, việc bố trí kho hàng hợp lý để dễ dàng trong công tác vận chuyển hàng hóa. Các kho của công ty vẫn có vị trí không thuận lợi, do công ty vẫn chưa đủ vốn để thuê những kho có mặt bằng đẹp, thuận tiện trong quá trình vận
chuyển, vì vậy công ty cần tìm những kho khác để thuê nhằm thuận tiện trong quá trình vận chuyển, bởi tùy vào mỗi đơn hàng với số lượng khác nhau thì sẽ có phương tiện vận chuyển phù hợp, đường đi vào kho khó khăn sẽ khiến công ty tốn thêm khoản chi phí thuê người di chuyển hàng ra xe, hơn nữa nhiều máy móc có khối lượng khá nặng như vậy có thể kéo dài thời gian dễ gây chậm trễ trong giao hàng.
- Để khắc phục được hạn chế này, công ty cần tiến hành kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu các kho hàng cho thuê trên địa bàn Hà Nội, khoanh vùng những kho có vị trí thuận tiện cho giao thông vận tải; hơn nữa mạng lưới kho này còn có thể giúp công ty có thể thực hiện dự trữ hàng hóa khi thực hiện dự định mở rộng mặt hàng kinh doanh hay vào các thời điểm cao điểm khi nhu cầu tiêu dùng điện máy công nghiệp tăng lên công ty có thể kịp thời cung ứng hàng hóa ra thị trường mà không gặp phải vấn đề nào.
- Hoạt động kiểm kê hàng hóa diễn ra vẫn chưa có sự chuyên môn hóa, công ty cần có đội ngũ nhân viên quản lý kho có trình độ chuyên môn, am hiểu về công nghệ thông tin để có thể kiểm soát số lượng và chất lượng hàng hóa chính xác và nhanh chóng hơn. Công ty có kết hợp giữa quản lý hàng hóa bằng sổ sách và bằng phần mềm, tuy nhiên vẫn có sự nhầm lẫn và sai sót, nhất là vào dịp cuối năm, hoạt động kiểm kê hàng hóa tồn kho luôn rất áp lực với kế toán kho – những người trực tiếp thực hiện công việc; do vậy, để tránh sai sót, công ty có thể thêm kế toán kho để chia sẻ và hỗ trợ công việc cho nhau, hạn chế sai sót đến mức thấp nhất giúp người quản lý đánh giá được kết quả kinh doanh thực tế để từ đó điều chỉnh lại phương pháp hoạt động của mình theo phương hướng tốt hơn.
3.1.2. Thay đổi cơ cấu dịch vụ vận tải của công ty nhằm hạn chế chi phí, nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về chất lượng cung ứng dịch vụ
- Công ty cần tổ chức lại công tác vận chuyển hàng hóa, khâu vận tải hàng hóa của công ty còn nhiều bất cập, tỷ lệ thuê ngoài còn cao. Mặt khác, do là ngành hàng đặc thù nên thời gian, địa điểm giao hàng là rất quan trọng, và đa số các lái xe sẽ là người đại diện công ty trực tiếp đứng ra giao nhận hàng hóa với khách hàng, do vậy tính chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết, công ty cần có kế hoạch tự tổ chứ vận tải chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn, giảm được chi phí vận tải so với đi thuê phương tiện bên ngoài hoặc nếu công ty có thuê ngoài phương tiện vận tải thì nên để người của
công ty đi theo nhằm quản lý quá trình vận chuyển và đứng ra giao nhận hàng hóa với khách hàng. Điều đó sẽ giúp công ty giữ được uy tín với khách hàng, tạo hiệu quả trong việc giảm thiểu chi phí vận tải cho công ty. Vì vậy công ty cần thực hiện nội dung sau:
Tổ chức thành lập đội vận tải chuyên trách, với các lái xe có tay nghề và có bằng lái xe, có trách nhiệm trong công việc
Đầu tư thêm phương tiện vận tải của công ty nhằm tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi phải thuê phương tiện ngoài
Mở rộng và tìm hiểu những công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận tải uy tín, đáng tin cậy để khi thuê ngoài dịch vụ vận tải sẽ có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đảm bảo cung ứng hàng hóa đến đúng thời gian, đúng địa điểm
3.1.3. Điều chỉnh số lượng các đại lý nhằm đem lại sự thuận tiện trong quá trình phân phối hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Số lượng các đại lý của công ty khá nhiều nhưng do quy mô quá nhỏ, sự phân bổ chưa đồng đều cần có sự điều chỉnh theo hướng: giảm số lượng đại lý trên tổng địa bàn Hà Nôi đối với những đại lý làm ăn không hiệu quả, có quy mô nhỏ, không có khả năng đáp ứng cho các khách hàng lớn. Thay vào đó là các đại lý có quy mô lớn hơn có khả năng đảm nhận phân phối cho một khu vực lớn hơn ở mức nhất định.
- Để công ty có mạng lưới bán lẻ đảm bảo và đáng tin cậy trong quá trình đưa sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng, công ty cần có những biện pháp nhằm giữ chân các đại lý làm việc lâu năm cùng công ty, chẳng hạn như có mức chiết khấu cho các đại lý hợp lý nhằm giữ chân họ cũng như duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài, tùy vào hiệu quả kinh doanh của công ty. Cung ứng sản phẩm đảm bảo về chất lượng và thời gian giao hàng giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng hàng tiềm năng là các tổ chức hay cá nhân đem lại hiệu quả kinh doanh cho công ty đồng thời tiến hành tìm kiếm khách hàng mới để tìm thêm đối tác hợp tác sau này.
Đối với các đại lý thanh toán tiền hàng sớm, công ty có thể thực hiện các khoản chiết khấu thanh toán cho họ. Tuy nhiên, tỉ lệ chiết khấu này không được quá cao, công ty nên quy định tỉ lệ này trong khoảng 1% đến 2% do tình hình kinh doanh chung của công ty năm 2017 không tốt, vẫn bị thua lỗ.
Đối với các trung gian có kết quả hoạt động tốt, công ty có thể áp dụng tăng tỉ lệ chiết khấu cho họ nhằm khuyến khích họ trong quá trình kinh doanh. Dưới đây là một đề xuất về tỉ lệ hoa hồng mà công ty có thể áp dụng cho các nhà bán lẻ:
Bảng 3.1: Tỉ lệ hoa hồng mới áp dụng cho các nhà bán lẻ Doanh số bán hàng ( triệu đồng/tháng) Tỷ lệ hoa hồng
100 – 140 2,5%
>140 3,5%
3.1.4. Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên phục vụ tại mạng lưới kênh phân phối
- Nhân sự chính là nguồn tài nguyên quý giá của doanh nghiệp. Đối với ngành điện máy công nghiệp, nhân sự công ty chính là các nhân viên văn phòng, các nhân viên phòng nghiên cứu thị trường, những nhân viên làm công việc lắp ráp, sửa chữa cũng như các nhân viên bán hàng tại công ty. Vì họ chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là người đi nghiên cứu thị trường tìm hướng đi trong việc phát triển mạng lưới kênh phân phối. Tuy đội ngũ nhân viên của công ty có trình độ khá cao nhưng vẫn cần được đào tạo chuyên môn vững chắc để có khả năng ứng phó trước mọi tình huống có thể xảy ra cũng như đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng trên thị trường.
- Công ty nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, đào tạo về nghiệp vụ quản lý cho nhân viên văn phòng, đào tạo cho các nhân viên mới giúp các nhân viên trong công ty có thể chia sẻ kiến thức và tạo mối quan hệ đoàn kết trong công ty. Đồng thời mở các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ để nâng cao tay nghề đối với những nhân viên trực tiếp tham gia lắp ráp, sửa chữa, bảo hành máy móc cho khách hàng để họ có thể có những kiến thức cần thiết để cung ứng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trước mọi tình huống xảy ra cũng như giải đáp những thắc mắc cho khách hàng.
3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước
Để tạo ra sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần giải quyết một số vấn đề sau:
- Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự công bằng trong kinh doanh, Nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xử lý những hoạt động xuất
nhập khẩu hàng giả hàng nhái, nhập lậu hàng hóa gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh. Bởi vì khi thị trường xuất hiện hàng giả, hàng nhái thì ở bất kì doanh nghiệp nào với các lĩnh vực kinh doanh mặt hàng nào đều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hàng giả hàng nhái hiện nay luôn có bao bì, mẫu mã giống hàng thật tuy nhiên chất lượng lại không bằng, khi sử dụng nhanh bị hư hỏng và không đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Hàng giả sẽ làm mất lòng tin của người tiêu dùng, họ vẫn chưa thể phân biệt được hàng giả và tiêu dùng những sản phẩm kém chất lượng. Hàng nhập giả sẽ phá giá thị trường làm rối loạn thông tin thị trường gây ra khó khăn cho nhà sản xuất trong việc phát triển và quản lý sản phẩm, vì thế nhà nước cần:
+ Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm về sản xuất và kinh doanh hàng giả
+ Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thị trường để có thể kiểm soát được hàng hóa nhập khẩu, đảm bảo sự ổn định về mức giá trên thị trường.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, khả năng nhận biết hàng giả hàng nhái của người tiêu dùng.
- Với từng thời kỳ kinh tế khác nhau, đưa ra những định hướng cho sự phát triển lâu dài của các ngành kinh tế quốc dân. Đồng thời Nhà nước nên xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo thị trường trong nước, từ đó làm cơ sở giúp các doanh nghiệp nắm được nhu cầu tiêu dùng, khả năng tiêu dùng trên thị trường để các doanh nghiệp có định hướng phát triển và kịp thời cung ứng sản phẩm giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nước qua các biện pháp như giảm thuế, cung cấp vốn đầu tư để mở rộng sản xuất...
- Tổ chức các buổi gặp mặt giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước, các nhà phân phối và người tiêu dùng để tìm ra giải pháp đúng đắn, phù hợp, thúc đẩy phát triển phong trào, tạo mối quan hệ làm ăn hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối cũng như giúp doanh nghiệp kết nối được với mong muốn tiêu dùng của người tiêu dùng.