CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
3.2. Các đề xuất, kiến nghị hoạch định hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại vận tải và Xây dựng Phú Hưng
3.2.4. Hoach định nội dung chiến lược kinh doanh cho SBU “dịch vụ vận tải hành khách đường bộ” của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại vận tải và Xây dựng Phú Hưng
3.2.4.1. Mục tiêu của chiến lược kinh doanh
Mục tiêu dài hạn đề ra: “Giai đoạn 2018-2023, công ty chiếm lĩnh 10% thị trường cũng cấp dịch vụ xe hợp đồng tại thị trường Thành phố Hà Nội, 3-5% thị trường Bắc Ninh, Thái Nguyên”
Với tiềm lực hiện tại, công ty có thể đưa ra mục tiêu ngắn hạn là “hết năm 2018, tăng 10% doanh thu, đồng thời xâm nhập thành công thị trường Bắc Ninh, Thái Nguyên”
3.2.4.2. Phạm vi thị trường
Phạm vi thị trường lựa chọn chủ yếu vẫn là tại địa bàn thành phố Hà Nội nhưng mở rộng ra các huyện địa bàn lân cận và trung tâm thành phố.
Mở rộng thêm thị trường ra khu vực khu công nghiệp Yên Phong – Bắc Ninh và khu công nghiệp Samsung – Thái Nguyên.
3.2.4.3. Định vị cạnh tranh của công ty
Trong thời điểm hiện tại, việc định vị cạnh tranh của công ty còn chưa được công ty chú trọng, tất cả đều dựa vào cảm quan của giám đốc. Dựa trên một số thông tin mà ban giám đốc cung cấp, tác giả đã tổng hợp lại một sơ đồ định vị cạnh tranh dành cho dịch vụ xe khách hợp đồng của công ty trên thị trường địa bàn huyện Sóc Sơn như Hình 3.1 dưới đây:
Hình 3.1: Sơ đồ định vị cạnh tranh của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại vận tải và Xây dựng Phú Hưng
(Nguồn: Tác giả) Công ty mở rộng kinh doanh chủ yếu dựa vào sản phẩm chính là dịch vụ xe khách hợp đồng. Vì vậy, đối với những mẫu xe khách được xác định sẽ trở thành phương tiện để cung cấp dịch vụ sẽ được trang bị lại cái thiết bị công nghệ cần thiết như màn hình, loa, thiết bị chỉ đường,...
Với lợi thế giá cả thấp hơn so với một số doanh nghiệp cùng ngành, có tính cạnh tranh cao, công ty có thể lợi dụng lợi thế này để thuận lợi hơn trong việc xâm nhập thị trường do công ty còn chưa có tên tuổi trên thị trường mới.
3.2.4.4. Hoạch định nhân sự và ngân sách của chiến lược kinh doanh a) Nguồn nhân lực
Đối với hoạt động phát triển thị trường, công ty hướng đến có thể tiếp cận tối đa với người tiêu dùng tại khu vực thị trường mới. Để thực hiện được điều đó, công ty cần phải tăng cường thêm nhân viên nghiên cứu phát triển thị trường mới, bắt đầu từ nhu cầu của các doanh nghiệp hiện tại. Dưới đây, tác giả có một số đề xuất về nguồn nhân lực như sau:
Đối với nhân viên phát triển thị trường, dựa vào quy mô công ty hiện tại, phòng kinh doanh kiêm nhiệm vụ nghiên cứu phát triển thị trường chỉ mới có 4 thành viên.
Công ty nên tăng cường thêm 3 nhân viên nghiên cứu phát triển thị trường nữa, đảm bảo khu vực khu công nghiệp Yên Phong – Bắc Ninh và khu công nghiệp Samsung – Thái Nguyên đề được nghiên cứu chi tiết, không chỉ thế, địa bàn thành phố Hà Nội cũng phải được xem xét kỹ lưỡng để tận dụng tối đa các cơ hội có thể đạt được.
Đối với tài xế lái xe khách hợp đồng, ưu tiên những tài xế có kinh nghiệm lâu năm trong nghề tạo sự yên tâm cho phía thuê, đồng thời cũng tăng tính chuyên nghiệp cho công ty. Tăng cường 3-5 tài xế lái xe tùy theo số hợp đồng có thể đạt được trong công tác nghiên cứu phát triển thị trường.
Ngoài ra, công ty nên thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho nhân sự hiện tại, đảm bảo nhân viên có thể có toàn bộ kỹ năng cần thiết, cũng tăng tính liên kết giữa các cán bộ nhân viên trong công ty
b) Hoạch định ngân sách
Đối với mỗi chiến lược đề ra, ngân sách cũng là một nhân tố quan trọng góp hàn quyết định khả năng thành bại của chiến lược đó. Tại đây, tác giả ước tính để hoàn thành được chiến lược này, công ty phải chi khoảng 2 tỷ đồng. Với một số tiền không quá lớn như vậy, công ty có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vay vốn ngân hàng, các khoản nợ ngắn hạn.
c) Chính sách marketing thực thi
Thực hiện phương án Marketing-Mix – 4P.
Sản phẩm: Đặc thù sản phẩm là dịch vụ vô hình, vậy nên thay vì việc chỉ nâng cao dịch vụ vận tải, công ty sẽ song song với đó nâng cao dịch trụ trước, trong và sau cung ứng dịch vụ vận tải hành khách.
Giá cả: Tiếp tục duy trì lợi thế giá thấp so với các công ty cùng ngành tại địa bàn hoạt động. Như vậy vừa có thể giữ chân khách hàng cũ, vừa thu hút những khách hàng mới tìm đến công ty.
Phân phối: Mở rộng địa bàn cung ứng dịch vụ, đồng thời có một số chính sách thanh toán đặc thù. Đối với khách hàng doanh nghiệp, công ty có thể đưa ra những chính sách chiết khấu cũng như thanh toán theo quý thay vì theo tháng như hiện tại.
Đối với khách hàng cá nhân, có thể chậm thời gian thanh toán sau đặt cọc đối với những khách hàng quen của công ty.
Xúc tiến: Khách hàng của doanh nghiệp chính là nhân tố tốt nhất để truyền thông cho công ty mà không tốn chi phí. Vì vậy, công ty ưu tiên phục vụ tối đa nhu cầu của hành khách, sau đó chính khách hàng sẽ giúp công ty quảng bá cho dịch vụ.
KẾT LUẬN
Lý luận và thực tiễn đã chứng minh hoạch định chiến lược kinh doanh giữ một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của công ty. Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại vận tải và Xây dựng Phú Hưng thì vai trò của hoạch định còn quan trọng hơn vì công ty đang hoạt động ở một lĩnh vực có cường độ cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt.
Trong thời gian thực tập tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại vận tải và Xây dựng Phú Hưng, em đã cố gắng để phân tích và đánh giá các nội dung cơ bản trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra những ưu/nhược điểm, nguyên nhân những vấn đề còn tồn tại của công ty, cuối cùng đề xuất một bản hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với SBU dịch vụ vận tải hành khách đường bộ của công ty.
Tuy nhiên, dù đã nỗ lực cố gắng trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và kiến thức còn có hạn, bài khóa luận sẽ không tránh được những sai sót và hạn chế. Em rất mong được nhận ý kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện và có tính thuyết phục hơn.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS Đỗ Thị Bình cùng với toàn thể sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại vận tải và Xây dựng Phú Hưng để em có thể hoàn thành được đề tài khóa luận này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003), “Chiến lược kinh doanh quốc tế”, NXB Thống Kê.
[2]. GS.TS Phạm Vũ Luận (2004), “Quản trị doanh nghiệp thương mại”, NXB Thống Kê.
[3]. PGS.TS Ngô Kim Thanh (2011), “Giáo trình quản trị chiến lược”, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
[4]. Bộ môn quản trị chiến lược, “Tập bài giảng quản trị chiến lược”, Trường Đại Học Thương Mại.
[5]. Nguyễn Sỹ Ngọc Hiền (2015), “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần may Bắc Ninh”, Trường Đại Học Thương Mại.
[6]. Đỗ Quốc Khánh (2015), “Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phẩn Nhôm Việt Dũng”, Trường Đại Học Thương Mại.
[7]. Đỗ Thị Thơ (2011), “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH VITECHCO”, Trường Đại học Thương Mại.
[8]. Mihael E.Porter (2008), “Lợi thế cạnh tranh”, NXB Trẻ.
[9]. Báo cáo tài chính tổng hợp công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại vận tải và Xây dựng Phú Hưng, năm 2014, 2015, 2016, 2017.