CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM
3.4. Thiết kế, chế tạo hệ thống đo khí nén để đo mòn đá khi mài định hình rãnh lăn vòng trong ổ bi
3.4.1. Nguyên lý của phương pháp đo mòn đá bằng hệ đo khí nén
Hình 3.8. Sơ đồ nguyên lý của phương pháp đo mòn đá bằng hệ đầu đo khí nén
Hình 3.8 thể hiện nguyên lý của phương pháp đo này. Khí nén từ máy nén khí qua van điều áp chính xác tạo ra áp suất nguồn P không đổi để đến đầu đo và được thổi liên tục theo phương vuông góc vào bề mặt cần đo (bề mặt đá mài). Trên đường khí đi qua đặt hai cản trở có đường kính lỗ lần lượt bằng d1, d2. Khi đó, một buồng đo áp sẽ được tạo thành bởi hai cản trở trên. Cản trở thứ nhất là lỗ nhỏ có đường kính lỗ d1 với diện tích chảy F1:
2 1
1 4
F d
Cản trở thứ hai có diện tích chảy F2 được tạo ra bởi bề mặt trụ có chu vi làd2 và chiều cao là z. Đây chính là diện chảy của dòng khí chảy ra môi trường bên ngoài (thổi vào bề mặt chi tiết cần đo). Do đó, diện tích chảy của cản trở F2 sẽ được xác định như sau:
.
p
.
d1
d2 Buồng đo
Lượng mòn hướng kính của đá mài
Khe hở Z Cảm biến áp suất
Xác định sự thay đổi áp suất trong buồng đo
Xác định sự thay đổi đường kính trung
bình của đá mài
Chiều chuyển động quay của đá mài Dòng khí nén với áp
suất không đổi
vô cùng nhỏ vì diện tích chảy F của chúng rất lớn so với F1, F2. Vì vậy, áp suất p trong buồng đo sẽ phụ thuộc vào P, F1, F2 tức ta có:
p = f (P, F1, F2) = f (P, d1, d2, z) (3.1) Khi đó nhận thấy nếu P, d1 và d2 là cố định thì áp suất p trong buồng đo sẽ là một hàm số của khe hở z giữa đầu đo d2 và bề mặt chi tiết cần đo. Vì vậy, nếu xác định được hàm mối quan hệ giữa áp suất p trong buồng đo với khe hở z thì thông qua việc đo sự thay đổi của áp suất trong buồng đo p nhờ cảm biến áp suất sẽ xác định được sự thay đổi của khe hở z (tức đo được lượng mòn hướng kính của đá mài). Muốn vậy, cần xây dựng được phương trình đường đặc tính của hệ thống đo khí nén.
Để xây dựng phương trình đường đặc tính của hệ thống đo khí nén, ở đây áp dụng phương pháp điện khí tương đương [15, 24]. Phương pháp này cho phép đơn giản hóa các tính toán thông số kết cấu của hệ thống đo khí nén bằng cách áp dụng các tính chất sẵn có của mạch điện.
Phương pháp điện khí tương đương dựa trên cơ sở đặt tương đương mạch điện với mạch khí coi dòng khí và dòng điện có quan hệ tương đương [15, 24]. Khi đó nhận thấy:
1. Áp suất đầu vào P của hệ đầu đo tương đương như hiệu điện thế U của cả mạch điện. Áp suất p trong buồng đo tương đương như hiệu điện thế U2 trên điện trở R2.
2. Cường độ chảy của dòng khí qua đột thắt d1 tương đương với cường độ dòng điện đi qua điện trở R1 (I1). Cường độ chảy của dòng khí qua đầu đo d2 tương đương với cường độ dòng điện đi qua điện trở R2 (I2). Cường độ chảy của dòng khí qua cả hệ đầu đo tương đương với cường độ dòng điện của cả mạch điện (I).
3. Cản trở của dòng khí tương đương như cản trở dòng điện R. Cản trở khí tại đột thắt d1 tương đương như điện trở R1. Cản trở khí tại đầu đo d2 tương đương như điện trở R2. Cản trở của dòng khí được gọi là khí trở. Khí trở càng lớn khi diện tích chảy càng nhỏ.
Trên cơ sở đó nhận thấy mạch khí của hệ đầu đo khí nén ở đây (hình 3.9) tương đương với một mạch điện mắc nối tiếp (hình 3.10).
p
Pressure Sensor
F1
P, V
F2 z
R1
R2 p
Cảm biến áp suất P
Hình 3.9. Kết cấu mạch khí của hệ thống đo khí nén [15, 24]
Hình 3.10. Kết cấu mạch điện tương đương với mạch khí của hệ thống đo khí nén [15, 24]
2
1 2 1
2
1
PR P
p R R R
R
Ở đây: 2
R F
[15, 24]
Với: : Hệ số phụ thuộc vào áp suất trước và sau cản trở F: Diện tích chảy của đột thắt.
Suy ra:
2 2 1
1 p P
F F
(3.2)
Trong đó:
F1: Khí trở tại vị trí cản trở thứ nhất (đột thắt d1) F2: Khí trở tại vị trí cản trở thứ hai (đầu thổi d2)
Nhận xét: Từ phương trình (3.2) nhận thấy để xây dựng được phương trình đường đặc tính của hệ thống đo khí nén thì cần phải xác định được khí trở F1 và F2. Trong khi, xét tại một vị trí cản trên đường khí đi qua thì khí trở chính là diện tích chảy nhỏ nhất, tức bằng diện tích chảy tại chỗ hẹp nhất (chỗ thắt nhất) ở vị trí đang xét. Tiết diện chảy nhỏ nhất này được gọi là tiết diện chảy chính. Vì vậy, muốn xác định được khí trở tại một vị trí trên đường khí đi qua thì cần phải xác định được tiết diện chảy chính tại vị trí đó. Do đó, trong kết cấu mạch khí của hệ thống đo khí nén nhận thấy:
- Tại vị trí cản trở F1 (đột thắt d1) thì:
2 1
1 4
F d
(3.3)
- Tại vị trí cản trở F2 (đầu thổi d2) nhận thấy tùy thuộc vào cách đặt vị trí đầu đo tương
đối so với bề mặt cần đo sẽ xảy ra 02 trường hợp sau:
+ Trường hợp 1:
2 2
4 2
d d z
tức z > d2/4. Khi đó, tiết diện chảy của dòng khí ra môi trường xung quanh hẹp nhất là qua lỗ đầu thổi d2 chứ không phải qua khe hở z. Do đó, trường hợp này ta có [15]:
2 2
2 4
F d
(3.4)
Vì vậy ở trường hợp này thì áp suất buồng đo p sẽ phụ thuộc vào đường kính lỗ d2 cần đo.
Khi đường kính lỗ d2 tăng thì diện tích chảy của dòng khí qua lỗ đầu thổi d2 sẽ tăng, nên lượng khí thổi ra bên ngoài sẽ nhiều hơn, dẫn đến áp suất trong buồng đo p sẽ giảm. Ngược lại, khi đường kính lỗ d2 giảm thì diện tích chảy của dòng khí qua lỗ đầu thổi d2 sẽ giảm, nên lượng khí thổi ra bên ngoài sẽ ít hơn, dẫn đến áp suất trong buồng đo p sẽ tăng. Do đó, trong trường hợp 1 nếu giữ nguyên P, d1, z không đổi trong suốt quá trình đo với z > d2/4, còn d2 thay đổi thì ta có [15]:
2 1
1 4
F d
2 2
2 4
F d
→
2 1
4 ,
2 2
2
1 1
( )
1 ( ) 1
P d
P P
p f d
F d
F d
(3.6)
Trường hợp này được gọi là chuyển đổi đo lỗ nhỏ [15].
+ Trường hợp 2:
2 2
4 2
d d z
tức z < d2/4 thì diện tích chảyd z2 sẽ là tiết diện chảy chính. Do đó trường hợp này ta có [15]:
2 2
F d z (3.7) Như vậy, trong trường hợp này khi khe hở z tăng thì diện tích chảy của dòng khí ra môi trường xung quanh sẽ tăng, nên lượng khí thổi ra bên ngoài sẽ nhiều hơn, dẫn đến áp suất trong buồng đo p sẽ giảm. Ngược lại, khi khe hở z giảm thì diện tích chảy của dòng khí ra môi trường xung quanh sẽ giảm, nên lượng khí thổi ra bên ngoài sẽ ít hơn, dẫn đến áp suất trong buồng đo p sẽ tăng. Vì vậy, trong trường hợp trên nếu giữ nguyên P, d1, d2 không đổi trong suốt quá trình đo thì áp suất p trong buồng đo sẽ là hàm của khe hở z giữa đầu đo và bề mặt chi tiết cần đo. Do đó, với trường hợp 2 ta có:
1 2
( ) , , p f z
P d d
Với:
2 1
1 4
F d
2 2
F d z
→ 2
2 2
1 2
2 1
1 ( ) 1 . .
. 4
P P
p F
F d z
d
2 2
2 1
1 4. . P
d z d
(3.8)
Như vậy với trường hợp 2 thì:p f z( ). Đây gọi là chuyển đổi đo kích thước thẳng [15].
Đây là dạng chuyển đổi sẽ được ứng dụng để đo lượng mòn hướng kính của đá mài trong quá trình gia công. Với dạng chuyển đổi đo kích thước thẳng, từ phương trình (3.8) nhận thấy:
Nếu đặt: 22
1
4 d a d
(3.9)
Thì:
Từ phương trình tổng quát trên sẽ xây dựng được đường đặc tính của chuyển đổi khí nén có dạng như hình 3.11.
Hình 3.11. Đường đặc tính của chuyển đổi khí nén [15, 24]
Thực hiện khảo sát hàm số p=f(z) sẽ xác định được độ nhạy, khoảng làm việc tuyến tính của hệ đầu đo (z1 ÷ z2) và tọa độ điểm uốn của đường cong.
- Độ nhạy: i dp
dz chính là giá trị độ dốc của đường thẳng tiếp tuyến với đường cong tại một điểm bất kỳ trên đường đặc tuyến. Giá trị này sẽ cho biết khi khe hở z thay đổi một đơn vị thì giá trị áp suất p trong buồng đo sẽ thay đổi đi bao nhiêu đơn vị. Do đó, trị số iz ở đây chính là tỷ số truyền hay độ nhạy của hệ đầu đo. Từ phương trình tổng quát của đường đặc tuyến ta có:
2
2 2 2
2.P. . (1 . )
dp a z
i dz a z
(3.11) Dấu (-) ở đây thể hiện áp suất p của buồng đo và khe hở z có quan hệ tỉ lệ nghịch. Khi
khe hở z tăng thì áp suất p trong buồng đo sẽ giảm. Ngược lại khi khe hở z giảm thì áp suất p trong buồng đo sẽ tăng.
- Điểm uốn: Nhìn dạng đường cong đặc tính của chuyển đổi khí nén ta thấy đồ thị này có điểm uốn tại K. Xét điểm uốn tại K (PK ; ZK). Khi đó nhận thấy ZK chính là nghiệm của phương trình sau:
2
2 0
d p
dz (3.12)
→ 3
K 4
p P Do đó ta có:
1 3 0
;4 3
K P
a
→ Suy ra độ nhạy của hệ đầu đo tại điểm uốn K sẽ bằng:
z p
p p
p
z K
1 K
2
1 zK z2
Δ
2 2 12
2
0, 65 2, 6
1 8 3
(1 )
3
iK Pa P
a d a
(3.13) - Khoảng làm việc tuyến tính của hệ đầu đo: Nhận thấy độ nhạy của đầu đo tại điểm uốn K sẽ có giá trị lớn nhất so với các điểm khác trên đường cong đặc tuyến tức iK=imax. Đoạn đường cong xung quanh K có thể coi gần như là đoạn thẳng. Vì vậy, người ta thường chọn K làm điểm khảo sát để xác định đoạn làm việc của hệ đầu đo. Mục đích chọn đoạn làm việc xung quanh K để cho sai số phi tuyến tính là nhỏ nhất.
Tại điểm uốn của đường đặc tính, đường thẳng tiếp tuyến với đường đặc tính của hệ đầu đo có phương trình:
p- pk= i(z -zk)
9 3 1 9 9 9
( )
4 8
8 3Pa 3 8 3 8 3 z
P z P Pa P (3.14) Do đó, chênh lệch giữa giá trị áp suất (tung độ) tính theo phương trình đường thẳng tiếp tuyến ở trên, với giá trị áp suất tính theo phương trình đường đặc tuyến của hệ đầu đo tại cùng một giá trị khe hở z (hoành độ) được xác định như sau:
2 2
9 9
8 1
8 3
p p p Paz P P
a z
(3.15) Từ đồ thị đường đặc tính của hệ đo khí nén trên hình 3.11 nhận thấy khi càng đi xa về 2 phía của điểm uốn thì đường cong đặc tính của hệ đo khí nén càng tách xa đường thẳng tiếp tuyến (Δ), tức khi đó lượng chênh lệch áp suất Δp sẽ càng lớn.
Tồn tại một khoảng 2(z-zK) đối xứng qua zK có sai số phi tuyến là [15]:
100%
2 (z-z )K K % p
i
(3.16)
Ở đây % xác định tuỳ theo yêu cầu độ chính xác của phép đo. Nếu cho 1% thì thực hiện giải phương trình sau sẽ xác định được khoảng làm việc tuyến tính của hệ đầu đo:
0, 01 2 (z-z )k k
p i
(3.17)
Giải hệ phương trình trên ta có:
z1 0,42/a; z2 0,75/a; z3 0,59/a (3.18) Vì vậy, nhận thấy nếu z1 z z2 thì coi như đường đặc tuyến là đường thẳng và sai
số phi tuyến phạm phải 1%. Khoảng làm việc này sẽ đối xứng qua điểm có tọa độ là:
zk= z3 0, 6
a ;pK 0, 75P
Do đó phạm vi đo (miền làm việc) của chuyển đổi đo kích thước thẳng như sau [15]:
zmin = z1 a
4 ,
0 ; pmax = p1 = 0,86P (3.19) zmax = z2
a 8 ,
0 ; pmin = p2 = 0,61P (3.20)
trong ổ bi
Từ cơ sở lý thuyết của phương pháp đo ở trên, tác giả nhận thấy một hệ thống đo khí nén để đo mòn đá bao gồm những bộ phận cơ bản như thể hiện trên hình 3.12.
Hình 3.12. Sơ đồ hệ thống đo khí nén [15]
Trong đó:
1. Máy nén khí để tạo ra nguồn khí nén đi vào hệ đầu đo.
2. Bộ lọc khí có tác dụng để tách nước và làm sạch luồng khí nén.
3. Van điều áp chính xác có tác dụng tạo ra nguồn khí nén có áp suất không đổi trước khi đi vào đầu đo.
4. Cảm biến áp suất đầu vào để đo áp suất nguồn (P) của khí nén sau khi đã đi qua van điều áp chính xác số 3.
5. Đột thắt d1 (ứng với khí trở R1)
6. Cảm biến áp suất để đo áp suất (p) của khí nén trong buồng đo.
7. Đầu thổi d2 (một phần cấu thành của khí trở R2)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống đo lường khí nén như sau: Khí nén từ máy nén khí số 1 qua bộ lọc khí số 2 để sấy khô và làm sạch không khí. Sau đó khí nén được đưa qua van điều áp chính xác số 3. Khí nén sau khi đi qua van điều áp chính xác số 3 sẽ có áp suất P ổn định. Dòng khí nén với áp suất P ổn định này sẽ được đưa qua lỗ tiết lưu d1 để đi vào buồng đo, sau đó qua lỗ đầu đo d2 để thổi vào bề mặt chi tiết cần đo và ra môi trường bên ngoài.
Trong đó, áp suất nguồn P được xác định nhờ cảm biến áp suất số 4. Áp suất buồng đo p được xác định nhờ cảm biến áp suất số 6. Đối với chuyển đổi đo kích thước thẳng (chuyển đổi dùng để đo mòn đá) thì d1 và d2 là cố định, áp suất nguồn P luôn không đổi nên như phân tích ở phần trước thì áp suất p trong buồng đo sẽ chỉ phụ thuộc vào khe hở z tức ta có: p=f(z).
Trong quá trình mài, khi đá bị mòn thì đường kính trung bình của viên đá mài sẽ giảm dần, dẫn đến khe hở z sẽ tăng làm cho áp suất p trong buồng đo sẽ giảm. Vì vậy, thông qua việc đo sự thay đổi của áp suất trong buồng đo Δp nhờ cảm biến áp suất số 6 thì sẽ xác định được sự thay đổi của khe hở Δz, tức xác định được sự thay đổi đường kính trung bình của đá mài tức lượng mòn hướng kính của đá mài. Do đó để đảm bảo độ chính xác của phép đo, căn cứ vào điều kiện thực nghiệm hiện có ở Việt Nam, tác giả lựa chọn sử dụng cảm biến áp suất
2
Z1
3 4 6
5
7
bar và bộ lọc khí FILLTER PF3 của hãng TPC. Đây là những thiết bị có sẵn ở Việt Nam và có độ chính xác cao.
Trong một hệ thống đo khí nén ở trên thì bộ lọc, van điều áp chính xác và cảm biến áp suất có thể dễ dàng trang bị được nên phần quan trọng nhất cần quan tâm khi thiết kế và chế tạo hệ thống đo khí nén chính là các thông số kết cấu của đột thắt d1 và đầu thổi d2. Với trường hợp đo mòn đá mài, do bề mặt đá không nhẵn, lượng mòn đá mài biến đổi theo thời gian mài và sự mài mòn chủ yếu xảy ra tại đỉnh nhấp nhô của các hạt mài nên ở đây cần một thiết bị đo có độ nhạy cao để có thể xác định được sự thay đổi kích thước rất nhỏ tại đỉnh các hạt mài.
Muốn vậy, cần nâng cao độ nhạy hay tỉ số truyền của hệ thống đo khí nén. Tuy nhiên, khi độ nhạy hay tỷ số truyền của hệ thống đo khí nén càng lớn (i = 0,65Pa) tức hệ số (a) càng lớn thì phạm vi đo (0,4/a ÷ 0,8/a) của hệ đầu đo sẽ càng nhỏ, dẫn đến khó điều chỉnh đầu đo vào trong miền đo. Vì vậy cần tính toán và lựa chọn bộ các thông số d1, d2, P hợp lý để đạt được độ nhạy và phạm vi đo phù hợp. Do đó, cần xây dựng đường đặc tính của hệ đầu đo với các bộ thông số khác nhau để từ đó chọn ra bộ thông số đầu đo hợp lý với mong muốn là thiết kế đầu đo có độ phõn giải 1 àm hoặc nhỏ hơn 1 àm tức khi khe hở z thay đổi 1àm thỡ chỉ thị ỏp suất sẽ thay đổi 1 số chỉ thị trở lên (tương đương với 0,01 bar). Điều này sẽ giúp đảm bảo độ chính xác của phộp đo mũn từ 1 àm trở lờn.
Với trường hợp đo mòn đá khi mài định hình, trong quá trình mài thường xuất hiện phoi mài, dung dịch trơn nguội và các tạp chất bám dính trên bề mặt chi tiết cần đo (bề mặt đá mài). Chính vì thế mà ý tưởng sử dụng hệ thống đo khí nén với áp lực cao đã được hình thành. Khi dùng thiết bị đo này, dưới tác dụng của áp lực cao sẽ thổi lớp màng do phoi mài hoặc do dung dịch trơn nguội bám dính trên bề mặt đá mài. Điều này giúp hệ thống đo khí nén có khả năng tự làm sạch bề mặt chi tiết cần đo nên sẽ đảm bảo được độ chính xác của phép đo. Do đó, ở đây tác giả lựa chọn sử dụng hệ thống đo khí nén với áp lực cao có áp suất nguồn khí nén P = 4 bar. Khi đó, để hệ thống đo khí nén thiết kế có độ phân giải mong muốn thì cần phân tích để lựa chọn được các bộ thông số d1 và d2 hợp lý.
Vì vậy, để lựa chọn được các bộ thông số d1 và d2 hợp lý với mong muốn đầu đo có độ phõn giải 1 àm hoặc nhỏ hơn 1 àm, ở đõy đưa ra một số cỏc bộ thụng số d1 và d2 khỏc nhau như trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các thông số của đường đặc tính lý thuyết với các bộ thông số khác nhau của đầu đo STT d1
(mm)
d2
(mm)
P (bar)
Hệ số a (1/mm)
Tỷ số truyền imax (bar/àm)
Khoảng đo (àm)
1 0,5 1,2 4 19,2 0,05 20,83
2 0,72 1,2 4 9,259 0,024 43,2
3 0,85 1,2 4 6,643 0,017 60,21
4 0,5 1,5 4 24 0,062 16,67
5 0,65 1,6 4 15,148 0,04 26,4
6 0,72 1,5 4 11,574 0,03 34,56
7 0,85 1,5 4 8,304 0,02 48,17
hay tỷ số truyền và khoảng làm việc của hệ đầu đo ứng với từng bộ thông số d1 và d2 khác nhau. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện phân tích để lựa chọn ra bộ thông số d1 và d2 hợp lý. Ví dụ, trong bảng 2.1 với P = 4 bar; d1 = 0,85 mm; d2 = 1,5 mm thì ta có:
22 2
1
4 4 1,5 1
8,3( ) 0,85
a d
d mm
2 2 2 2 2
2 2 1
400 ( )
1 1 8,3
4 1
P P
p KPa
a z z
d z d
max 0,65 0,65 4 0,0083 0,02
i P a (bar/àm) Khoảng làm việc tuyến tính theo lý thuyết (khoảng đo lý thuyết):
0,8 0, 4 0, 4 0, 4
0, 04819 48,19
8, 3 mm m
a a a
Nhận xét: Do mỗi hệ đo khí nén chỉ có thể đo được lượng mòn trên một vùng diện tích rất nhỏ (có thể xem như là một điểm), trong khi đá mài định hình ở các điểm khác nhau thì mòn khác nhau, nên về lý thuyết cần sử dụng nhiều hệ đo khí nén để đo mòn tại nhiều điểm đo khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi và tính kinh tế khi thiết kế chế tạo hệ thống đo trong khi vẫn có thể đánh giá được lượng mòn của đá mài khi mài định hình rãnh tròn xoay, ở đây chỉ cần sử dụng hai hệ đo khí nén để đo mòn tại hai điểm khác nhau trên biên dạng cung cong làm việc của đá mài, nơi có sự chênh lệch mòn là lớn nhất.
Mặt khác, từ việc phân tích các thông số của đường đặc tính lý thuyết ứng với các bộ thông số khác nhau của đầu đo ở trên nhận thấy: Hệ đo khí nén ứng với d1 = 0,85; d2 = 1,5 thì miền làm việc tuyến tớnh của hệ đo bằng 48àm; tỉ số truyền i ≈ 0,02 bar/àm, nghĩa là khi khe hở z thay đổi 1 àm thỡ chỉ thị ỏp suất của buồng đo sẽ thay đổi một lượng đỳng bằng 2 số chỉ thị hay 0,02 bar. Với hệ đo khí nén có d1 = 0,65 và d2 = 1,6 thì miền làm việc tuyến tính của hệ đo bằng 26,4 àm; tỉ số truyền i 0,04 bar/àm, tức là khi khe hở z thay đổi 1àm thỡ chỉ thị ỏp suất của buồng đo sẽ thay đổi một lượng đúng bằng 4 số chỉ thị hay 0,04 bar. Do đó đây là những hệ đo vừa đảm bảo có tỉ số truyền đủ lớn lại vừa đảm bảo có khoảng đo phù hợp để vừa đảm bảo dễ dàng điều chỉnh đầu đo vào trong miền đo, vừa đảm bảo được độ chính xác yêu cầu khi đo độ mòn của đá. Vì vậy, đây sẽ là hai bộ thông số của hệ đầu đo khí nén được lựa chọn dùng để đo mòn đá khi mài định hình rãnh tròn xoay. Trong đó, hệ đo có độ nhạy bé hơn được lựa chọn dùng để đo mòn tại đỉnh biên dạng cung cong đá mài. Hệ đo có độ nhạy lớn hơn được lựa chọn dùng để đo mòn tại mép biên dạng cung cong đá mài.
Ngoài ra, từ cơ sở lý thuyết của phương pháp đo bằng hệ thống đo khí nén đã đưa ra ở trên nhận thấy, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra ở đây là khí nén thổi ra từ đầu đo phải theo phương vuông góc với bề mặt chi tiết cần đo tức vuông góc với bề mặt làm việc của đá mài. Muốn vậy, khi gá đặt hệ đầu đo lên máy mài để đo mòn đá cần đảm bảo yêu cầu đường tâm của đầu đo d2 phải đi qua tâm biên dạng cung cong làm việc của đá mài. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh xong muốn thực hiện đo được thì cần phải cố định được hệ đầu đo đã được điều chỉnh trên máy. Để làm được điều này, thì việc lựa chọn phương án thiết kế và