ĐỊNH HƯỚNG CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN NGỮ VĂN (Trang 190 - 207)

LỚP 9 Đáp án này gồm có 3 trang

B. YÊU CẦU CỤ THỂ

II. ĐỊNH HƯỚNG CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

Câu Nội dung Điểm

1 (4,0

đ)

a. Hình thức: Trình bày bằng một đoạn văn; diễn đạt rõ ràng,

lưu loát, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả 0,5 b. Nội dung: Học sinh nêu được các kiến thức cơ bản sau: 3,5 - Giống nhau:

+ Âm thanh tiếng chim tu hú trong cảm nhận của hai nhà thơ

đều gợi không gian đồng quê gần gũi, thân thuộc. 0,75 + Âm thanh đó đều được đón nhận bằng tình thương mến của

các tác giả.

0,75 - Khác nhau (2,0 đ):

Hướng dẫn chấm đối với bài thi làm theo đề thi chính thức

+ Với Tố Hữu, tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè sôi động được cảm nhận từ tâm hồn yêu cuộc sống, khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù ngục. Tiếng chim tu hú trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do, khát vọng hướng về cuộc sống tự do.

1,0

+ Với Bằng Việt, tiếng chim tu hú gợi nhớ về những kỉ niệm thân thương. Tiếng gọi tu hú như tiếng gọi người thân yêu, gợi ra tình cảnh vắng vẻ, tình cảm nhớ mong, trìu mến, tha thiết của hai bà cháu.

1,0

2 (6,0 đ)

1. Về kỹ năng: HS biết cách làm bài nghị luận xã hội, biết vận dụng linh hoạt các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận; Luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục; Đưa ra được chủ kiến khi giải quyết vấn đề.

- Bố cục mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả, văn viết có cảm xúc

1,0

2. Về nội dung: Trên cơ sở nắm bắt được nội dung tác phẩm Tự khuyên mình – Hồ Chí Minh và hiểu biết về kiến thức xã hội, thí sinh cần đáp ứng các ý cơ bản sau:

5,0

a. Giải thích:

- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên.

- Từ quy luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống.

=> Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

1,0

b. Phân tích – chứng minh:

- Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình (0,5 đ).

2,0

- Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái (1,0 đ).

- Dẫn chứng thuyết phục (0,5 đ) c. Đánh giá – mở rộng

- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng:

- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống.

1,0

d. Bài học

- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách.

Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn.

- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.

- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện.

1,0

3 (10,0

đ)

1/ Kỹ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm văn học.

- Các em phải biết lập luận chặt chẽ, dùng lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề.

- Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm lôgíc, diễn đạt mạch lạc, quan tâm đến lối viết câu và lỗi chính tả.

- Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết.

1,0

2. Về nội dung: Gợi ý bố cục như sau: 9,0 a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của

thế hệ trẻ Việt Nam trong sự cống hiến đối với đất nước. 1,0

(Lưu ý: HS có thể giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm và khẳng định:

cả hai đều viết về sự cống hiến của tuổi trẻ đối với đất nước trong kháng chiến chống Mỹ. Cách nào cũng đc miễn là hợp lý và thuyết phục).

b. Thân bài: 7,0

b.1: Phân tích, chứng minh làm sáng tỏ điểm giống và khác nhau của 2 hình tượng nhân vật: anh thanh niên và người lính lái xe:

* Những điểm khác nhau:

- Hoàn cảnh sống:

+ Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm làm bạn với mây mù bao phủ.

+ Người lính lái xe Trường Sơn trên những chiếc xe không kính, hỏng hóc, mất mát đến trần trụi trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

2,0

- Công việc:

+ Anh thanh niên trong mặt trận xây dựng CNXH: làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao, góp phần vào việc dự báo thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

+ Người lính lái xe trực tiếp đối mặt với hiểm nguy trong chiến tranh cống Mỹ, vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược ra chiến trường phục vụ chiến đấu.

1,0

* Những vẻ đẹp chung: (HS đưa ra luận điểm và phân tích dẫn chứng).

- Nhiệt tình, dũng cảm cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân (1,5 đ):

+ Anh thanh niên vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, nhiệt tình, say mê, yêu nghề và có trách nhiệm cao trong công việc

+ Người lính lái xe bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

1,5

- Lý tưởng sống đẹp:

+ Anh thanh niên quan niệm: Hạnh phúc là được sống có ích, được phục vụ Tổ quốc, nhân dân.

+ Người lính lái xe có lý tưởng chiến đấu cao đẹp: vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

1,5

- Đời sống nội tâm phong phú:

+ Anh thanh niên: cởi mở, hiếu khách, sống sôi nổi, hồn nhiên với những thú vui lành mạnh.

+ Người lính lái xe hồn nhiên, tinh nghịch, lạc quan, yêu đời.

1,0

b.2: Bình luận mở rộng:

- Những nét đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống mỹ có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Nét đẹp của 2 hình tượng nhân vật sẽ là tấm gương, là hành trang vào đời của tuổi trẻ hôm nay.

- Dù ở hoàn cảnh nào, thế hệ trẻ cũng cần xác định rõ: Cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân là mục đích quan trọng nhất.

1,0

c. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của vẻ đẹp của thế hệ trẻ qua hai tác phẩm (0,5đ).

- Thành công của hai tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy (0,5đ).

1,0

Lưu ý: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách dựa trên cơ sở hai tác phẩm theo yêu cầu, miễn là hợp lý.

3/ Biểu điểm:

- Điểm 9-10: Cho những bài văn đảm bảo những yêu cầu trên, có khả năng lập luận tốt, văn viết trôi chảy, mạch lạc, làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận một cách thuyết phục, hấp dẫn.

- Điểm 7-8: Cho những bài viết đảm bảo những yêu cầu trên nhưng còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt câu và chính tả.

- Điểm 5-6: Đảm bảo những yêu cầu trên, văn viết đôi chỗ chưa mạch lạc. Còn một vài lỗi về diễn đạt câu và chính tả.

- Điểm 3-4: Tương đối đảm bảo những yêu cầu trên, luận điểm thuyết phục người đọc; chưa kết hợp hài hòa giữa lý lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề, lời văn chưa mạch lạc, còn mắc một số lỗi về chính tả và diễn đạt câu.

- Điểm 1-2: Kĩ năng làm bài nghị luận chưa tốt, luận điểm chưa thuyết phục; lí lẽ, dẫn chứng sơ sài. Còn sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt câu.

_________________ Hết ___________________

UBND HUYỆN THANH TRÌ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2019-2020

Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 5 tháng 12 năm 2019 Phần I. (8 điểm):

Bức tranh tuyệt vời

Một họa sĩ suốt đời mơ ước về một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi một vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.

Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ trận mạc. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình là ở đó có cái đẹp.”

(Theo “Phép mầu nhiệm của đời”, NXB Trẻ, 2004) Nếu được hỏi,em sẽ lựa chọn điều gì là đẹp nhất trên trần gian để họa nên bức tranh tuyệt vời? (Trình bày bằng 1 bài văn nghị luận khoảng 02 trang giấy thi).

Phần II. (12 điểm)

Claudio Magris - một nhà văn Ý cho rằng: “Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào”.

Bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm thơ hoặc truyện trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, 9 em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Chúc các em làm bài tốt!

PHÒNG GD&ĐT THANH TRÌ HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020

Nội dung Điểm

Phần I. (8 điểm) Yêu cầu về kỹ năng:

Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội và trọng tâm của đề. Bài làm có bố cục rõ ràng; vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận; giải thích, bàn luận thấu đáo; chứng minh cụ thể, xác đáng, sinh động; diễn đạt mạch lạc, lời văn cảm xúc; không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần làm rõ:

- Ý nghĩa cơ bản của câu chuyện (Từ câu chuyện về người họa sĩ cả đời đi tìm điều đẹp nhất để vẽ nên bức tranh tuyệt vời, học sinh hiểu được khao khát tìm kiếm cái đẹp trong cuộc sống là khao khát của tất cả mọi người. Khao khát cái đẹp, hướng tới cái đẹp thì mới biết trân trọng cái đẹp. Tuy nhiên, với mỗi người, quan điểm về “điều đẹp nhất trên thế gian” để họa nên bức tranh tuyệt vời về cuộc sống sẽ không ai giống ai. Nó tùy thuộc vào quan niệm, cách cảm nhận, khám phá, phát hiện ra cái đẹp trong cuộc sống).

2,0

2,0 - Trình bày suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về điều đẹp nhất trên trân gian

(tùy thuộc vào sự lựa chọn của người viết nhưng cần có sự lý giải hợp lý, thuyết phục. Đề cao những bài viết có sự sáng tạo trong ý tưởng; trong cảm nhận, đánh giá về cái đẹp, đặc biệt là những vẻ đẹp bình dị mà thân thương của cuộc sống quanh ta hoặc những vẻ đẹp khuất lấp nhưng sâu sắc, nếu không có sự quan sát, để ý sẽ khó có thể cảm nhận, phát hiện). Trong bài

viết, học sinh thể hiện rõ được quan điểm về cái đẹp, về những giá trị đích thực 2,0

của cuộc sống; có năng lực cảm nhận, khám phá; có thái độ trân trọng, nâng niu cái đẹp cũng như những giá trị sống để từ đó biết rút ra cho mình và mọi người những bài học sâu sắc về cuộc sống.

2,0 Cụ thể, để các mức điểm như sau:

Điểm 7-8: Hoàn thành tốt các yêu cầu trên.

Điểm 5-6: Hoàn thành khá tốt các yêu cầu trên (nhất là nội dung thứ hai), có thể mắc một vài lỗi nhỏ không thuộc về kiến thức cơ bản.

Điểm 3-4: Nội dung bài viết sơ sài, kỹ năng làm bài còn lúng túng.

Điểm 1-2: Yếu cả về kiến thức và kỹ năng.

Phần II. (12 điểm) Yêu cầu về kỹ năng:

HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học thuần thục; biết cách thực hiện các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,… để giải quyết vấn đề. Bài viết có bố cục rõ ràng; dung lượng cho mỗi phần, mỗi nội dung cụ thể hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lời văn cảm xúc; không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu.

Yêu cầu về nội dung:

- Giải thích làm nổi bật những ý cơ bản sau:

+ Văn học bắt nguồn từ cuộc sống và có chức năng phục vụ đời sống. Nhưng văn học không sao chụp đời sống một cách trần trụi, thô nháp mà thông qua lăng kính nghệ thuật để gửi gắm một thông điệp, một tư tưởng…

+ Nhà văn ý cho rằng: “Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào”.

4,0 0,5

- Trong mỗi tác phẩm văn học, câu trả lời do nhà văn đem lại có thể hiểu một cách tường minh, rõ ràng trên câu chữ. Người đọc có thể dễ dàng tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mà nhà văn, nhà câu thơ gửi gắm qua những câu trả lời hiển ngôn đó.

Nhưng văn học không chỉ có vậy, văn học còn quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn, nhà thơ đặt ra. Những câu hỏi này có thể hiểu là những băn khoăn, trăn trở và những tư tưởng, tình cảm của nhà văn, nhà thơ đặt ra để đến lượt mình, người đọc- trong quá trình tiếp nhận cùng đồng điệu, trăn trở và đi tìm câu trả lời cùng nhà văn/nhà thơ.

Có những câu hỏi đã có câu trả lời. Hỏi để tìm sự đồng điệu.

Có những câu hỏi chưa có câu trả lời. Hỏi để cùng khám phá.

0,5

1,0

-> Chính vì vậy, câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào vì nó là vấn đề còn bỏ ngỏ, là những dư âm, những điều còn đọng lại, những vấn đề được mở ra ngay cả khi trang sách đã khép lại. Nó rộng bởi câu trả lời có thể ở bất kỳ một người đọc nào và có thể không giống nhau.

Những câu hỏi đó có thể về con người, về cuộc sống… về những điều rất vĩ mô hoặc có thể chỉ vi mô nhưng là vấn đề được nhiều người quan tâm, những điều có ý nghĩa với cuộc sống, với con người dù ở bất kỳ thời đại nào;

những câu hỏi đó đánh thức được ở mọi người niềm say mê tìm hiểu, sự trăn trở tìm kiếm câu trả lời.

2,0

- Phân tích làm sáng tỏ nhận định: Biết chọn một hoặc một vài tác phẩm truyện hoặc thơ trong chương trình Ngữ Văn 8, 9 để phân tích làm rõ. Ví dụ:

+ Làm thế nào để giữ được nhân tính trong một xã hội phi nhân tính? (Lão Hạc- Nam Cao).

+ Làm thế nào để lưu giữ được những nét đẹp của văn hóa dân tộc trong một bối cảnh xã hội có nhiều biến động, thay đổi. (Ông đồ- Vũ Đình Liên;

Nói với con- Y Phương).

+ Làm thế nào để bảo vệ và tôn vinh được giá trị, vẻ đẹp con người trong một bối cảnh xã hội nhiễu nhương, (Truyện Kiều- Nguyễn Du; Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ…)

+ Điều gì làm nên vẻ đẹp, sức mạnh phi thường của con người Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh (Đồng chí- Chính Hữu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật...)

Học sinh có thể lựa chọn một hoặc một vài tác phẩm để phân tích làm rõ nhận định. Điều quan trọng là không sa đà vào phân tích dàn trải mà với mỗi tác phẩm phải biết tìm được câu hỏi mà tác giả đặt ra. (Câu hỏi nhưng có thể không tồn tại dưới dạng câu hỏi mà chính là những vấn đề trăn trở, những vấn đề cần khám phá... để có được sự lý giải hợp lý, thuyết phục)

6,0 1,0 1,0

1,0

1,0

2,0

* Qua việc phân tích, bàn luận, ăn học sinh hiểu được chức năng của văn học, hiểu được trách nhiệm của người cầm bút và cả người đọc trong việc sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm.

+ Sử dụng kĩ năng phân tích, chứng minh, bình luận... nhất là có ý thức đối sánh, liên hệ để làm rõ vấn đề trong tác phẩm mà học sinh đã chọn. Qua việc phân tích, đối sánh một (vài) tác phẩm, tập trung vào những chi tiết cô đúc, có độ nén lớn, lối hành văn nhiều ẩn ý thấy được chiều sâu của tác phẩm.

+ Đánh giá sự đóng góp của các tác phẩm, tác giả đối với nền văn học.

1,0

1,0 Cụ thể, các mức điểm như sau:

Một phần của tài liệu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH MÔN NGỮ VĂN (Trang 190 - 207)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(448 trang)