Câu 1 (4,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) với nội dung lòng tự hào về quê hương của mỗi con người.
Câu 2 (10,0 điểm) Nhà thơ Sóng Hồng từng nói: “ Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp ”.
Từ bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu ( SGK Ngữ văn 9, tập một) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
………..Hết………
( Giám thị không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018- 2019
MÔN NGỮ VĂN
Hướng dẫn chấm này có 04 trang I. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến thức cơ bản, giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi ( kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu
riêng…) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện kiến thức và kĩ năng.
- Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan, công bằng.
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.
II. Hướng dẫn cụ thể:
Câu Nội dung cần đạt Điểm
PHẦN I. ĐỌC HIỂU 6,0
Câu 1
(1,0 đ) HS nhận diện đúng thể thơ và nêu được đặc trưng cơ bản của thơ lục bát: số tiếng mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp
1,0
Câu 2
(1,0 đ) Xác định được những danh từ chỉ địa điểm như: Độc Cước, Hang Ma, Thần Phù, sông Mã, sông Chu, Pù Nọoc Cọoc, Pù Eo Cưa, núi Nưa…
1,0
Câu 3
(2,0 đ) HS nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp điệp ngữ trong 8 câu thơ đầu:
-Vì sao…: cách mời gọi gợi sự tò mò, gây hứng thú cho người nghe, khiến người nghe mong đến Thanh Hóa ngay lập tức.
- Đâu cũng…: gơi sự liên tưởng về một vùng đất có nền văn hóa dân gian đặc sắc, gợi lên qua những truyền thuyết dân gian.
- Nghệ thuật điệp ngữ đã trực tiếp mở ra một vùng quê Thanh thơ mộng, giàu đặc trưng văn hóa dân gian.
0,5
0,5
1,0 Câu 4
(2,0 đ) Hai câu thơ giúp người đọc hiểu thêm về truyền thống
đánh giặc giữ nước của nhân dân Thanh Hóa. 2,0
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
Câu 1
(4,0 đ) a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn khoảng 200 chữ ( khoảng 20- 25 dòng), có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng tự hào về quê hương của mỗi con người.
c. Triển khai vấn đề:
0,5
0,5
* Giải thích:
- Tự hào quê hương là trạng thái hài lòng, ngưỡng mộ, trân trọng và hãnh diện về những điều tốt đẹp, truyền thống quý báu, đặc trưng văn hóa…mà quê hương mình có được.
* Bàn luận:
- Tự hào về quê hương mình là một trạng thái tình cảm rất đáng quý ở mỗi con người. Tình cảm đó đã được hình thành và nuôi dưỡng tự bao đời nay và đến nay vẫn là một tình cảm cần được củng cố và phát huy đa dạng hơn nữa.
- Biểu hiện của lòng tự hào về quê hương rất đa dạng, phong phú và thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau ( HS lấy dẫn chứng: yêu mái đình, con sóng, cây đa, giếng nước, gìn giữ di tích lịch sử, giữ gìn tiếng nói địa phương…)
* Bài học nhận thức và hành động:
- Phải luôn biết tự hào về quê hương mình, tìm hiểu những vẻ đẹp còn tiềm ẩn của quê hương và nhân rộng, phát huy tình cảm đó vì đó là tình cảm rất đáng quý, đáng trân trọng, một biểu hiện rõ nét nhất về tình yêu nước.
- Phê phán những biểu hiện làm ảnh hưởng, hoen ố vẻ đẹp truyền thống quê hương.
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5 Câu 2
(10,0đ) 1.Yêu cầu chung:
- HS biết huy động kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lý lẽ, căn cứ xác đáng, phải bám sát và làm rõ ý kiến được nêu ra ở đề bài.
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, trình bày rõ ràng, không sai lỗi chính tả và không mắc lỗi diến đạt.
2. Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn được vấn đề cần bàn luận.
0,5
1,0
- Giải thích nhận định:
- Thơ: thể loại văn học bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
- Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp: ý kiến này bàn về mối quan hệ giữa thơ với con người và cuộc sống thời đại đã sản sinh ra nó. Nhưng không phải miêu tả điều đó đơn giản, máy móc mà thể hiện một cách cao đẹp, nghĩa là ca ngợi, tự hào, yêu
mến…bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo. Hai yếu tố con người và thời đại không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết trong cảm xúc hình tượng thơ.
- Chứng minh vấn đề: ( thí sinh có thể làm nhiều cách, chẳng hạn chỉ cần làm rõ vấn đề “ vẻ đẹp con người mang đậm chất thời đại ” trong bài thơ, hoặc có thể tách hai phần “ con người”- “ thời đại” như định hướng dưới đây, nhưng phải có sự liên hệ khăng khít )
Con người:
+ Đó là những người nông dân mặc áo lính ra trận tham gia đánh Pháp bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được, họ mang vẻ đẹp cao cả của lý tưởng yêu nước, sẵn sàng
chiến đấu để bảo vệ nền độc lập ( Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới) và luôn lạc quan, tin tưởng ( Miệng cười buốt giá)
+ Tình đồng chí là một biểu hiện cao đẹp của người lính:
cùng chan hòa, sẻ chia gian lao, niềm vui để gắn bó keo sơn ( đôi tri kỉ- Đồng chí…); cùng hiểu những nỗi niềm riêng thầm kín ( gửi bạn thân cày, mặc kệ gió lung lay, nhớ người ra lính…); cùng giúp nhau vượt qua gian lao, thiếu thốn ( sốt run người, áo anh rách vai – quần tôi có vài mảnh vá…), để rồi ( Thương nhau tay nắm lấy bàn tay), đó là tình cảm xúc động, thiêng liêng của con người Việt Nam trong chiến đấu.
+ Nổi bật trong bài thơ thể hiện một cách cao đẹp tình đồng chí chính là hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đặc sắc, giàu chất hiện thực và giàu cảm hứng lãng mạn. Sức gợi liên tưởng giữa súng- chiến tranh, hiện thực khốc liệt và trăng- yên bình, mơ mộng,
0,5
1,0
1,0
1,0
lãng mạn, đó là một biểu tượng đẹp về người lính cũng là kết tinh phẩm chất tâm hồn Việt Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Thời đại:
+ Vẻ đẹp của tình đoàn kết giai cấp, hình ảnh làng quê, ruộng đồng, cái nghèo… là chi tiết cuộc sống rất chân thực những năm 1948 khi tác giả viết bài thơ này ( nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, ruộng nương, cày, gian nhà, giếng nước, gốc đa…)
+ Trong bài thơ, người lính xuất hiện trên cái nền của hiện thực khốc liệt những ngày đầu kháng chiến trường kì ( Súng bên súng, rừng hoang sương muối, chờ giặc tới…) đã thể hiện vẻ đẹp lý tưởng anh hừng của thời đại cách mạng Hồ Chí Minh.
Nghệ thuật thể hiện con người và thời đại:
+ Ngôn ngữ giản dị, chân thưc, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
+ Hình tượng người lính cách mạng độc đáo.
+ Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn, bay bổng.
+ Vận dụng các biện pháp tu từ đặc sắc.
+ Thể thơ và giọng điệu thủ thỉ tâm tình…
Đánh giá chung:
- Ý kiến trên rất đúng đắn vì thơ luôn lấy con người và thời đại làm cảm hứng sáng tạo. Con người chính là linh hồn của thời đại, thời đại đã tạo ra vẻ đẹp cho con người.
- Đồng chí là một bài thơ độc đáo viết về anh bộ đội cụ Hồ, những người nông dân mặc áo lính, anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh, một tượng đài tráng lệ mộc mạc, bình dị mà cao cả thiêng liêng về con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh, trường kì chống Pháp. Qua đó, cảm hóa ý thức sâu sắc tuổi trẻ hôm nay về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
1,0
1,0
1,0
0,5
0,5
UBND HUYỆN TIÊN DU PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: NGỮ VĂN 9 – Bảng A
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 29/3/2019
Câu 1: (4,0 điểm)
Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua hai câu thơ:
- Đầu súng trăng treo (“Đồng chí” –Chính Hữu) - Vầng trăng thành tri kỉ (“Ánh trăng”-Nguyễn Duy) Câu 2: (6,0 điểm)
“ Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn”
Suy nghĩ của em về lời nhắn trên với tuổi trẻ ngày nay.
Câu 3:(10 điểm)
Tâm và Tài của Nguyễn Du trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
(“Truyện Kiều”-SGK Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD, năm 2010).
---Hết--- (Đề gồm có 01 trang)
ĐÁP ÁN THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn 9 – Bảng A
Thời gian làm bài : 120 phút (Không kể thời gian giao đề) ---
CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
1
Yêu cầu về hình thức:
Học sinh trình bày thành một đoạn văn ( bài văn ngắn) văn viết trôi chảy, chữ viết rõ ràng
Yêu cầu về nội dung:
Bài viết có thể trình bày các ý khác nhau nhưng nội dung cần đề cập là:
-Giới thiệu khái quát về nhà thơ Chính Hữu và bài thơ “ Đồng chí”; nhà thơ Nguyễn Duy và bài thơ “ Ánh trăng”
- Hai bài thơ đều có hình ảnh ánh trăng, hai câu thơ đều nói về 0,5
0,5 0,5
trăng.
- Trăng trong hai câu thơ gần gũi, thân mật, gắn bó với người chiến sĩ.
- Hai bài thơ sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, sự gắn bó trăng với người đều trong điều kiện gian khổ, thiếu thốn nhưng với người chiến sĩ trăng trước sau vẫn là bạn để gửi gắm tâm trạng và ước vọng.
0,5 2,0
2
* Yêu cầu về kĩ năng
- Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí.
- Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng.
* Yêu cầu về kiến thức
Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây:
1- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu nói 2- Giải thích, chứng minh:
- Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách kĩ lưỡng để cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, để nghĩ về cuộc sống và người xung quanh nhiều hơn;
cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai; để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, giúp tâm hồn mỗi người tuổi trẻ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn.
- Nghĩ khác đi: biết cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn những lối đi riêng, có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng, giúp con người có thêm nghị lực, tự tin.
-Yêu thương nhiều hơn: biết sống vị tha, bao dung, biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.
- Ý nghĩa câu nói: khuyên con người xây dựng lối sống tốt đẹp, tích cực, nhân ái.
3-Bàn bạc mở rộng:
- Sống chậm không phải là chậm chạp, lạc hậu;không nên
đánhđồng sống chậm là trái nghịch với lối sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất.
1,0
1,0
3,0
- Nghĩ khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn lập dị, quái đản, “bệnh hoạn” mà phải là những suy nghĩ đem lại sự sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội.
- Yêu thương nhiều hơn: cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiều hơn.
- Phê phán lối sống thực dụng, cá nhân, cơ hội, sống thử, sống gấp, thờ ơ, vô cảm… trong một bộ phận tuổi trẻ hiện nay.
4-Bài học nhận thức và hành động: thấy được ý nghĩa của việc sống chậm, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn; đề xuất phương hướng phấn đấu, rèn luyện của bản thân.
1,0
3
Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục và trình bày hệ thống ý sáng rõ.
- Biết vận dụng phối hợp các thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh đối chiếu...) - Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng
thuyết phục, chữ viết sạch đẹp không mắc lỗi chính tả;
diễn đạt lưu loát có chất văn...
Yêu cầu về kiến thức:
I- Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và “ Truyện Kiều”
- Nêu vấn đề: tấm lòng và tài năng của Nguyễn Du được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
II- Thân bài:
1- Giải thích:
- Tâm là tấm lòng, tư tưởng sâu sắc lớn lao mà Nguyễn Du gửi gắm trong “ Truyện Kiều”. Đó là tiếng lòng thương cảm trước số phận bi kịch của con người, là bản án lên án tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm cùng những khát vọng chân chính của con người, như khát vọng về quyền sống; khát vọng tự do công lý;khát vọng tình yêu hạnh phúc. Đây chính là tư tưởng nhân đạo- một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến “ Truyện Kiều” trở thành kiệt tác.
1,0
1,0
- Tài là ngòi bút nghệ thuật xuất chúng của Nguyễn Du tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của “Truyện Kiều”. Đó là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên nhiều phương diện: ngôn ngữ, thể loại, nghệ thuật tự sự, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật.
Trong “Truyện Kiều”, tâm và tài luôn hòa quyện để tạo nên một kiệt tác vừa có giá trị tư tưởng sâu sắc vừa có sức cuốn hút mãnh liệt. Có thể coi quan niệm của Nguyễn Du là bài học sáng tạo hết sức có ý nghĩa với người cầm bút.
2. Phân tích chứng minh: HS cần phân tích các dẫn chứng để làm rõ các luận điểm sau:
a. Tâm - tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
* Tố cáo CĐPK thối nát với sự lộng hành của đồng tiền
- Đồng tiền đã biến con người thành bọn lừa đảo,con buôn, nhà chứa táng tận lương tâm(Mã Giám Sinh:lừa gạt làm nhục Thuý Kiều, Tú Bà: ép Kiều phải tiếp khách làng chơi,lập mưu dụ dỗ Kiều ra lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều)
* Cảm thông, xót xa cho thân phận khổ đau, bất hạnh của nàng Kiều - Cảm thông với tâm trạng buồn tủi, cô đơn của Kiều trước cảnh thiên nhiên vô cùng rộng lớn.(Cần phân tích được sự rợn ngợp của không gian qua các hình ảnh “ non xa”, “ trăng gần”,
“cát vàng”, “bụi hồng”,... khắc đậm cảm giác cô đơn của Kiều.
Làm bạn với nàng chỉ có “mây sớm đèn khuya”, không một bóng hình thân thuộc, không một nét thân mật. Nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối trong tâm trạng “bẽ bàng” tủi hổ xót xa, “ nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”, nửa là tâm trạng, nửa là cảnh vật như chia sẻ nỗi lòng nàng.)
- Cảm thông, xót xa cho thân phận người con gái bơ vơ nơi góc bể chân trời (phân tích 8 câu cuối. Chú ý phân tích: điệp ngữ buồn trông; những từ láy vừa gợi hình, gợi thanh, gợi cảm: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm; những hình ảnh vừa tả thực vừa ẩn dụ: cánh buồm, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, sóng, gió...đã diễn tả tâm trạng nhân vật, qua đó thấy được tình cảm của nhà thơ.)
* Trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ của Kiều
0,5
1,5
1,5
- Trân trọng tình yêu chung thủy của Kiều với Kim Trọng (phân tích đoạn thơ Tưởng người...cho phai. Chú ý phân tích những hình ảnh dưới nguyệt chén đồng, tin sương, tấm son, bên trời góc bể, cách diễn đạt rày trông mai chờ để thấy nỗi tiếc nhớ khôn nguôi về kỉ niệm buổi thề nguyền, nỗi thương nhớ người yêu đang ngóng trông, nỗi xót xa vì mặc cảm phụ bạc...tất cả những điều đó là minh chứng cho tình yêu thủy chung của Kiều mà nhà thơ đã trân trọng ngợi ca, khẳng định.)
- Trân trọng tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ ( phân tích đoạn thơ Xót người...người ôm. Chú ý phân tích những điển cố sân Lai, gốc tử, thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, hình ảnh nắng mưa, cụm từ gốc tử đã vừa người ôm,... để thấy được nỗi nhớ thương, xót xa vì không trọn đạo làm con. Dù sống trong cảnh ngộ đáng thương nhưng nàng luôn nghĩ về người khác. Đó là phẩm chất vị tha rất đẹp, như có người đã nhận xét: Kiều đẹp trong đau khổ. Thể hiện sinh động vẻ đẹp đó chính là Nguyễn Du đã hết mực trân trọng ngợi ca.)
* Đề cao khát vọng của Thuý Kiều:
- Nhớ về chàng Kim bằng một trái tim yêu thương thổn thức, đó là tấm lòng thuỷ chung, là khao khát về tình yêu hạnh phúc lứa đôi.
-Nhớ về cha mẹ bằng nỗi nhớ rưng rưng giọt lệ đau buồn của đứa con gái đầu lòng không chăm sóc phụng dưỡng song thân đã già yếu. Đó là tấm lòng hiếu thảo là khao khát một cuộc sống đoàn tụ với gia đình với những tháng ngày “Êm đềm trướng rủ màn che”.
b.Tài– tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Tài năng trong việc sử dụng thể thơ lục bát. Câu thơ lục bát dân tộc qua sự sử dụng đầy sáng tạo của Nguyễn Du trở nên uyển chuyển, mềm mại, tinh tế, phù hợp với việc diễn tả tâm tình, đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
- Tài năng và tinh tế trong nghệ thuật miêu tả nội tâm:
tâm trạng của nhân vật được miêu tả theo đúng qui luật tâm lí khi gắn với hoàn cảnh thân phận nàng (nàng bẽ bàng trước thực tại, nhớ tiếc về người yêu, xót xa khi nghĩ về cha mẹ, buồn
0,5
0,5
1,5